Thoát vị đĩa đệm chữa như thế nào

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Bạn nên đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu biết thêm về nguyên nhân, cách điều trị căn bệnh này.

1. Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm

Vị trí của đĩa đệm nằm giữa những đốt sống, bao quanh là lớp vỏ và bên trong là nhân nhầy. Đĩa đệm đóng vai trò chịu áp lực từ cột sống đè lên và tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu rồi đi qua dây chằng gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó gây nên chứng tê bì, đau nhức các cơ quan. Đây là kết quả do sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách diễn ra bất cứ nơi nào trên cột sống. Đa số thường gặp các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân. Phần cột sống lưng là khu vực bị bệnh phổ biến nhất. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi khoảng 22 đến 55 tuổi.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng

Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên tình trạng đau cổ và đau vai gáy. Khi kết hợp với ép rễ thần kinh cánh tay sẽ làm đau cổ, đau vai và tay cùng bên bị chèn ép.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Theo ghi nhận những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm do một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Làm việc, vận động quá sức cơ thể. Vận động sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị ảnh hưởng xấu.

Làm việc sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây bệnh

  • Tuổi tác được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi cơ thể bị lão hóa, đĩa đệm và cột sống mất nhiều nước, thoái hóa xơ cứng và dễ bị tác động.

  • Gặp chấn thương ở lưng.

  • Mắc các bệnh bẩm sinh như gù lưng, thoái hóa cột sống,…

  • Do di truyền.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý những yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Cân nặng cơ thể: nếu cơ thể có số cân nặng quá lớn càng tạo thêm gánh nặng cho đĩa đệm cột sống, chủ yếu là vùng thắt lưng.

  • Nghề nghiệp: những người làm công việc chân tay, khuân vác nặng hay sai tư thế đều có khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

3. Triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm

  • Đau nhức ở tay và chân: người bệnh thường gặp những cơn đau bất chợt ở vị trí cổ, thắt lưng, vai, cổ,… Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc dài hơn. Sau đó người bệnh cảm thấy đau dữ dội hơn khi đi lại, làm việc.

  • Chứng tê bì tay chân: khi nhân nhầy trong đĩa đệm rơi ra ngoài gây chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến cơ thể đau nhức. Khi bị ở cột sống cổ đau và tê bì lan xuống cánh tay, bàn ngón tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì lan xuống vùng mông, đùi, bẹn và chân,… Bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác, luôn cảm thấy có kiến bò trên người.

Chứng tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh

  • Yếu cơ, bại liệt: triệu chứng sau thời gian dài mới nhận ra được, khi bệnh đã vào giai đoạn nặng. Lúc này bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển, lao động khiến chân bị teo cơ, thậm chí là liệt chi phải dùng xe lăn.

Ngay khi quan sát và nhận thấy những triệu chứng sau đây các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:

  • Đau, tê bì các cơ với mức độ ngày càng nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

  • Bị són hoặc bí tiểu.

  • Bị mất cảm giác ở các vị trí như bắp đùi trong, quanh hậu môn,…

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm

4.1 Điều trị không sử dụng thuốc

Đa số những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm đều không cần sử dụng phương pháp phẫu thuật tái tạo. Bệnh nhân cần luyện tập và uống thuốc theo đúng liệu trình nhất định của bác sĩ giúp làm giảm triệu chứng bệnh sau trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm người bệnh sẽ được chuyển sang tập vật lý trị liệu nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Một vài phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc phối hợp uống thuốc giảm đau vùng lưng dưới:

  • Chiropractic: đây là phương pháp nắn kéo xương khớp đem lại kết quả đạt mức vừa với những cơn đau vùng lưng dưới khoảng 1 tháng. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ thực hiện phương pháp này có thể gây đột quỵ.

Chiropractic là biện pháp điều trị nắn kéo xương khớp

  • Châm cứu: giúp giảm thiểu các cơn đau lưng và cổ kinh niên hiệu quả.

  • Massage: giúp hạn chế các cơn đau ngắn hạn đối với bệnh nhân đau lưng dưới kinh niên.

  • Yoga: kèm với vận động thể lực, rèn luyện thở và thiền góp phần cải thiện chức năng và giảm chứng đau lưng kinh niên.

Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp tác động vào cột sống hoặc kéo giãn cột sống để chữa trị thoát vị đĩa đệm. Trong thời gian khởi phát, tổn thương thoát vị chưa bị xơ hóa thì những tác động này làm giãn mâm sống giúp đưa đĩa đệm quay trở lại vị trí ban đầu.

Kéo giãn cột sống bằng các công cụ hỗ trợ cũng đạt kết quả đối với bệnh nhân bị lồi hay thoát vị đĩa đệm. Cho người bệnh mặc áo nẹp cột sống tạm thời giúp giảm thiểu tác động lên cột sống bị tổn thương. Thông qua đó lực tác động lên đĩa đệm cũng bị giảm giúp điều trị bệnh có kết quả tốt hơn.

4.2 Điều trị nội khoa với thuốc

  • Các loại thuốc có tác dụng giảm đau - kháng viêm như paracetamol, diclofenac, meloxicam,…

  • Thuốc ngăn động kinh.

  • Thuốc làm giãn cơ: mydocalm, myonal,… dùng cho đối tượng co cứng cơ nằm cạnh cột sống.

Lưu ý: bệnh nhân không tùy tiện sử dụng thuốc mà cần có chỉ định của các bác sĩ.

4.3 Điều trị ngoại khoa

Có rất ít trường hợp mắc thoái vị chèn ép hoàn toàn rễ dây thần kinh tại vùng đuôi ngựa hay còn gọi là dưới thắt lưng. Tình trạng này gây ra hội chứng đuôi ngựa với triệu chứng bí đại tiểu tiện, không cảm giác nơi hậu môn, cơ quan sinh dục,… Người bệnh phải tiến hành phẫu thuật không cho bệnh diễn tiến nặng hơn làm yếu, tê liệt tay chân.

Bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật khi biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 6 tuần và người bệnh gặp những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Tê yếu chân tay.

  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại.

  • Mất kiểm soát cơ quan ruột và bàng quang.

Khi phẫu thuật các bác sĩ có thể cắt bỏ phần nhô ra của đĩa đệm hoặc loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Những trường hợp này đốt sống phải được phối hợp cùng phần cứng của kim loại để giúp cột sống ổn định.

Phẫu thuật thoát vị địa đệm là một trong những cách điều trị

4.4 Điều trị bằng tiêm ngoài màng cứng với corticosteroids

Đây là thuốc kháng viêm liều cao được tiêm trực tiếp khu vực quanh dây thần kinh cột sống giúp giảm bớt tình trạng viêm tại chỗ và những triệu chứng khác. Biện pháp này áp dụng cho bệnh nhân có mức độ từ trung bình đến nặng. Liệu trình tiêm mỗi đợt với 3 mũi và mỗi mũi cách nhau từ 3 đến 7 ngày.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh thường xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Chú ý quá trình làm việc không nên làm quá sức cũng như sai tư thế khiến cơ thể mắc bệnh.

Theo nghiên cứu công bố bởi Tổ chức Y tế thế giới [WHO], thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống.

Bệnh lý này thường gặp nhất tại vị trí cột sống thắt lưng L4-L5, L5-S1 và cột sống cổ C4-C5, C5-C6 với triệu chứng điển hình là tình trạng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo cảm giác tê bì, nhức mỏi vùng thoát vị, chân, tay.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như:

  • Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, bài tập trị liệu, yoga làm giảm triệu chứng bệnh
  • Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống [Đông y, Tây y]
  • Trị liệu bằng sóng cao tần, tác động cột sống, laser
  • Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về các cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến:

Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Từ xưa đến nay, có một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bởi độ an toàn, lành tính và dễ thực hiện tại nhà.

  • Mẹo hỗ trợ chữa bệnh bằng lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, người bệnh có thể sao nóng lá lốt cùng muối hạt để chườm lên vùng hoát vị. Hoặc sử dụng lá lốt xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi cho thêm khoảng 300ml sữa tươi, đun sôi để nguội, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu: Hòa 1 chút muối vào cốc nước lọc nhỏ rồi đem đun sôi, để nguội. Đem ngải cứu đã rửa sạch cùng nước muối vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước. Thêm mật ong vào dung dịch thu được, khuấy đều, chia thành 2 lần, uống trong ngày.

Bên cạnh các mẹo dân gian từ cây lá, các vị thuốc nam thì người bệnh có thể tham khảo, luyện tập thêm các bài tập thể dục, yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bài tập xoay cổ, căng giãn cổ sang 2 bên, bài tập ngồi vặn mình hay đứng cúi gập người,...
  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Bài tập ôm tay bó gối, tư thế rắn hổ mang, tư thế bắc cầu,...
  • Bài tập với xà đơn: Để 2 tay rộng bằng vai, nắm chặt vào xà, kéo người lên theo phương thẳng đứng để kéo giãn cột sống cổ, lưng và thư giãn cột sống.

Người bệnh cần lưu ý, các biện pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau. Để tránh gặp phải chấn thương không đáng có, trước khi áp dụng bài thuốc dân gian hay bài tập nào bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với ưu điểm giảm đau nhanh, hiệu quả tức thời cũng là phương pháp hiện được nhiều người lựa chọn.

Dưới đây là 3 nhóm thuốc Tây thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị căn bệnh này:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Neurontin,… dùng để giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc kháng viêm không Steroid được dùng phổ biến hiện nay là: Meloxicam, Diclofenac… dùng để tiêm, bôi hoặc uống tại chỗ.
  • Vitamin cho thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng một số loại vitamin bổ thần kinh nhóm B như: B1, B6, B12…

Mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc và các biện pháp phục hồi, kéo giãn cột sống sau 6 tháng không đạt hiệu quả hoặc bị thoát vị đĩa đệm nặng đe dọa khả năng vận động.

Những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay gồm mổ hở, mổ vi phẫu qua ống nong hoặc mổ nội soi.

Theo thông tin chia sẻ từ Bệnh viện 108, sau phẫu thuật, những người làm việc văn phòng có thể hoạt động trở lại sau 2-3 tuần, còn những người lao động chân tay thì cần 4-6 tuần. Mặc dù, mổ đĩa đệm có thể làm giảm chèn ép lên dây thần kinh, nhưng có khoảng 10 - 25% người bệnh không thể phục hồi hoàn toàn, 50% người bệnh vẫn còn cảm giác đau nhức, tê bì do các tổn thương không thể phục hồi đã xảy ra trước khi phẫu thuật.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Với nguyên tắc chính là đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, cân bằng âm dương trong cơ thể, các bài thuốc Đông y có ưu điểm hỗ trợ đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Đông y có nguồn gốc từ dược liệu nên an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh nên tỉnh táo lựa chọn đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám, chữa bệnh bằng Đông y, sử dụng dược liệu sạch kê đơn, bốc thuốc để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Đẩy lùi thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp hỗ trợ điều trị "3 trong 1" của Đỗ Minh Đường Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Nam gia truyền đã có lịch sử 150 năm, nổi tiếng với phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm "3 trong 1" bằng y học cổ truyền gồm:

● Kết hợp 4 bài thuốc uống gia truyền trong một liệu trình: Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, tăng khả năng lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

● Vật lý trị liệu [châm cứu, bấm huyệt, điện châm, chiếu đền hồng ngoại]: Giúp giải tỏa điểm chèn ép, hỗ trợ kéo giãn cột sống, phục hồi khả năng vận động.

● Chế độ luyện tập, ăn uống khoa học, được tư vấn bởi đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Sự kết hợp 3 TRONG 1 kể trên tác động vào căn nguyên gây bệnh đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương tại đĩa đệm, bồi bổ tạng phủ, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, với những người bệnh bận rộn như nhân viên văn phòng, công nhân viên chức… nhà thuốc còn hỗ trợ sắc thuốc sẵn và cô đặc thành dạng cao. Người bệnh chỉ cần lấy thuốc theo liều lượng được kê đơn, pha với nước ấm là có thể sử dụng mà không cần đun sắc.

Nhờ truyền thống làm nghề y trong suốt 150 năm qua, Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đã vinh dự nhận giải thưởng "Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020" và "Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo" năm 2017.

Thông tin liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

● Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 096 9720 212

● Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh/ Hotline: 0936 427 358

● Website: //dominhduong.org/xuong-khop/thoat-vi-dia-dem


Video liên quan

Chủ Đề