Thiết kế 2 bước và 3 bước là gì

Quản lý dự án – Thiết kế 1 bước, 2 bước và 3 bước

Đây là 3 câu hỏi thường gặp đối với các bạn làm về  quản lý dự án, thẫm định và tư vấn thiết kế. Nếu các bạn phân biệt được 3 khái niệm này thì sẽ định hướng và có phương pháp tốt hơn trong quá trình làm việc.

Bài viết này, tôi sẽ giúp cho các bạn nắm rõ một cách tổng quát 3 bước thiết kế trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Căn cứ vào nghị định về Quản Lý Dự Án đầu tư xây dựng công trình số 12/2009/NĐ – CP

Thiết kế 1 bướclà thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Trong trường hợp này, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được gộp lại thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế 2 bước bao gồm các bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công, được áp dụng đối với các công trình quy định lập dự án, trừ công trình lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Trong trường hợp này, thiết kế bản vẽ kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công gộp lại thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế 3 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ vào mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế 3 bước do người quyết định đầu tư quyết định.

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Trong đó, thiết kế xây dựng là một trong các hoạt động xây dựng, diễn ra trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định cụ thể như thế nào về bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Các quy định về bước thiết kế xây dựng 

Khoản 2, Điều 78, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014] quy định thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau : Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.

Từ quy định trên, Điều 31, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ [sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP] quy định chi tiết, cụ thể hơn về các bước thiết kế xây dựng như sau: 

a. Xác định số bước và nội dung từng bước thiết kế xây dựng 

- Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

- Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.

Xem thêm: Nội dung của từng bước thiết kế được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết Các quy định chung về thiết kế xây dựng là gì?

b. Yêu cầu đối với công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên 

Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. 

Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi về mục đích, công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt. 

c. Trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng 

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.

d. Trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát thiết kế xây dựng 

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thể: 

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình [Engineering - Procurement - Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC]; thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước; bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. 

Thiết kế kỹ thuật tổng thể [Front - End Engineering Design], hay còn gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo [căn cứ tại Khoản 11, Điều 3, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ]

Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Các quy định chung về thiết kế xây dựng là gì?

2. Các quy định về các nhiệm vụ thiết kế xây dựng 

Điều 32, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau: 

a. Chủ thể lập và các yêu cầu đối với nhiệm vụ thiết kế xây dựng 

- Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

b. Các nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng 

Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

+ Mục tiêu xây dựng công trình;

+ Địa điểm xây dựng công trình;

+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Chủ Đề