Cc trong liên quân là gì

Xin chào các Kiện Tướng,

Trong phần 1 và phần 2, chúng ta đã làm quen với những thuật ngữ hết sức cơ bản trong Liên Quân Mobile. Và sang tới phần 3 này, Hội Đồng Liên Quân sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn những thuật ngữ khác cũng rất thông dụng.

Mid - Đường Giữa

Trong bản đồ Miền Đất Hứa có tổng cộng là 3 đường cơ bản chưa kể khu vực Rừng, và đường quan trọng nhất chính là Đường Giữa [viết tắt là mid]. Khu vực này giống như trục xương sống của bản đồ và là con đường ngắn nhất dẫn đến nhà chính đối phương. Ở meta thời điểm hiện tại, Đường Giữa thường là nơi ngự trị của các vị tướng Pháp Sư.

Top - Đường Kinh Kong

Để thuận tiện cho việc trải nghiệm game thì trong Liên Quân Mobile tồn tại cơ chế đối xứng, nghĩa là bạn luôn ở đội phía dưới khi bước vào trận. Nhưng trên thực tế, các mục tiêu lớn là Rồng Hắc Ám và Kinh Kong sẽ liên tục xoay chiều ở hai bên cánh tùy thuộc vào đội mà bạn được xếp. Do vậy, Top sẽ được viết tắt cho đường có Kinh Kong, chứ không phải là đường nằm ở phía trên bản đồ. Và khu vực này thông thường sẽ được đảm nhiệm bởi các vị tướng Đỡ Đòn

Bot - Đường Rồng

Tương tự với định nghĩa Top, Bot cũng không phụ thuộc vào hướng trên bản đồ mà phụ thuộc vào mục tiêu lớn mà đường đó có, cụ thể ở đây là Rồng Hắc Ám. Với giá trị về mặt kinh tế bao gồm tiền và kinh nghiệm, Rồng Hắc Ám tỏ ra cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đầu game. Do đó, Xạ Thủ và Trợ Thủ thông thường sẽ đảm nhiệm vai trò trấn giữ khu vực này.

Miss - Biến mất/Trượt

Mid và Miss là hai khái niệm khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn do cách phát âm giống nhau. Miss có hai nghĩa chính, thứ nhất là biến mất. Thông thường tín hiệu này sẽ được ra hiệu bằng dấu "?" trên bản đồ hoặc câu Chat Lẹ "Kẻ địch biến mất". Còn nghĩa thứ hai nghĩa là trượt, thường để nói về việc tung các kỹ năng định hướng không chính xác, ví dụ như Xích Ma Quái của Grakk, Vụ Nổ Vàng của Gildur...

Trên đây là một vài thuật ngữ nữa thông dụng trong game. Chúc các bạn giao tiếp hiệu quả và may mắn trong quá trình leo rank!

Xin chào các Kiện Tướng,

Hiệu ứng khống chế trong tiếng anh có tên là Crowd Control và thường được gọi tắt là CC. Đây là một định nghĩa chung trong các thể loại game MOBA để chỉ những kĩ năng chiêu thức có khả năng kiểm soát đối phương hoặc giảm bớt khả năng tự kiểm soát của đối phương. Hiệu ứng khống chế rất đa dạng, và bây giờ xin mời các bạn phân loại chúng cùng Hội Đồng Liên Quân.

Làm chậm [Slow]

Là hiệu ứng làm chậm tốc độ di chuyển hoặc tốc độ tấn công bằng đòn đánh thường của đối phương. Ví dụ “Phương thiên họa kích” của Lữ Bố hoặc “Thủy triều” của Chaugnar. Hiệu ứng khống chế này có thể giải được bằng thanh tẩy hoặc các kĩ năng.

Làm choáng [Stun]

Là hiệu ứng làm đối phương bất động không thể di chuyển, không thể tấn công hay sử dụng kĩ năng trong thời gian chịu ảnh hưởng. Ví dụ chiêu thứ “Hôn gió” của Veera hay “Trừ tà” của Valhein.

Tuy nhiên có một vài biến thể của kĩ năng stun ví dụ hình thức là đẩy lùi nhưng bản chất là hiệu ứng stun ví dụ như “Xung phong” của Thane. Một nhánh của stun đó chính là mini-stun, chúng ta có thể hiểu nôm na là hiệu ứng khống chế nhưng chỉ trong một khoảng thời gian rất nhỏ [ít hơn 0,5s] ví dụ như “Vương quốc vàng” của Gildur hay “Hư không nuốt chửng”của Grakk.

Tất cả hiệu ứng khống chế này có thể giải được bằng thanh tẩy hoặc các kĩ năng.

Trạng thái trên không [Airborn]

Hất tung [Knock up]: Là hiệu ứng hất tung mục tiêu tại điểm va chạm hoặc trong vùng ảnh hưởng. Ví dụ như “Không kích” của Zephys, “Bồi thẩm đoàn” của Nakroth.

Đẩy lùi [Knock back]: Đẩy lùi đối phương theo hướng chỉ định tại điểm va chạm hoặc trong tầm ảnh hưởng ví dụ nội tại “Bàn tay vàng” của Gildur.

Kéo về [Pull]: Kéo đối phương về điểm sử dụng kĩ năng ví dụ như “Dây trói hư không” của Grakk.

Những kỹ năng này khi bạn trúng chiêu thì Thanh Tẩy không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bật Thanh Tẩy trước khi bị trúng chiêu thì trong 1,5s từ khi kích hoạt, bạn sẽ không bị đối phương tác động.

Bắt buộc hành động [Forced Action]

Khiêu khích [Taunt]: Là hiệu ứng ép buộc đối phương bị ảnh hưởng bởi chiêu thức tấn công người khiêu khích, ví dụ như “Ma lực bóng tối” của Mina.

Hiệu ứng khống chế này có thể giải được bằng thanh tẩy hoặc các kĩ năng.

Lưu ý về Thanh Tẩy

Thanh tẩy hay các kĩ năng không hiệu quả với những kĩ năng làm chậm mang hiệu ứng sa lầy ví dụ như “U hồn sa mạc” của Azzen’ka hay “Dòng chảy thời không” của Alice. Sau khi sử dụng thanh tẩy hay kĩ năng, chúng ta chỉ giải được hiệu ứng đó trong 1,5s từ thời điểm kích hoạt nhưng do vẫn đứng trên vùng hoạt động của chiêu thức, hiệu ứng vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về hiệu ứng khống chế trong Liên Quân. Hãy áp dụng những điều này vàot rong quá trình leo rank nhé các Kiện Tướng!

Chủ Đề