Thi vào chuyên Ngoại ngữ có khó không

Tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ [Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội], đúng 7h, thí sinh được thúc giục xếp hàng đo thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn tay để 7h30 vào phòng thi.

Đăng ký vào lớp chuyên tiếng Nhật, Phạm Châu Anh, học sinh trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, phải cạnh tranh với 327 thí sinh để giành một trong 36 suất vào trường. "Tỷ lệ chọi này không phải cao nhất trường nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các trường thuộc Sở", Châu Anh nói.

Dự kiến gần 3.500 thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 trường chuyên Ngoại ngữ để giành 360 suất vào các lớp tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn và 90 chỉ tiêu hệ tiếng Anh không chuyên. Lớp tiếng Anh nhận nhiều hồ sơ nhất - 1.804, tỷ lệ chọi 1/10,3. Lớp có tỷ lệ chọi cao nhất là tiếng Nga - 1/13,9.

Thí sinh phải làm ba bài thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ [60 câu trắc nghiệm, một câu tự luận], Toán và Khoa học tự nhiên [35 câu trắc nghiệm], Văn và khoa học xã hội [25 câu trắc nghiệm] với thời gian lần lượt là 90, 55 và 55 phút.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chiều 14/6. Ảnh: Thanh Hằng

Ngoài chuyên Ngoại ngữ, hôm nay trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên [Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội] cũng tổ chức thi vào lớp 10 với gần 2.300 thí sinh ở Hà Nội. Còn khoảng 500 học sinh các tỉnh thành khác, hoặc những em ở Hà Nội nhưng thuộc diện F0, F1, F2, ở khu phong tỏa, cách ly sẽ phải thi đợt 2.

Khác với tình trạng ùn tắc như mọi năm, năm nay tại điểm thi Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia Hà Nội], giao thông thuận lợi dưới sự điều phối của cảnh sát. Bên trong cổng trường, thí sinh xếp hàng nộp tờ khai y tế và đo thân nhiệt từ hơn 6h sáng. Tại bàn nộp tờ khai y tế, trường chuẩn bị sẵn khẩu trang, compa, đồ dùng trong phòng thi để hỗ trợ nếu thí sinh cần.

Dự thi vào lớp chuyên Tin, Trần Gia Khánh hồi hộp khi thân nhiệt 37,4 độ, phải khai báo y tế lại. "Em không đăng ký vào trường chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kỳ thi này rất quan trọng với em nên khá lo lắng", Khánh nói. Sau 10 phút ngồi nghỉ, thân nhiệt hạ xuống 36,8 độ, Khánh thở phào, đi thẳng lên phòng thi.

Thí sinh xếp hàng nộp tờ khai y tế và đo thân nhiệt ở điểm thi Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Dương Tâm.

Thảo Nguyên, học sinh trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, có mặt tại điểm thi từ khá sớm. "Vì nhà gần trường, em cũng muốn đi sớm để có trục trặc gì còn kịp thời giải quyết", Nguyên giải thích. Nữ sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Sinh của ba trường THPT chuyên, gồm Hà Nội - Amsterdam, Khoa học Tự nhiên và Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sáng 14/6, Nguyên đã hoàn thành bài thi chuyên vào trường Ams, tự đánh giá "làm bài khá ổn". Tuy nhiên, do đặt kỳ vọng cao nhất vào trường chuyên Khoa học Tự nhiên, em tự động viên cố gắng hết sức trong buổi thi hôm nay và ngày mai. Nữ sinh cảm thấy may mắn khi trường không sử dụng điểm thi Văn để tính điểm xét tuyển vì đây là môn em không tự tin. Ngược lại, Nguyên tỏ ra hào hứng với Toán và tin tưởng mình có thể đạt điểm khá.

Giống như mọi năm, học sinh phải làm ba bài thi gồm Ngữ văn, Toán [vòng 1] và môn chuyên [vòng 2]. Trong đó, thí sinh vào lớp chuyên nào thi môn chuyên đó. Riêng lớp chuyên Tin sẽ thi Toán. Đề thi được xây dựng dưới hình thức tự luận đối với môn Toán vòng 1 và môn chuyên. Môn Ngữ văn thi trắc nghiệm kết hợp tự luận và chỉ là môn điều kiện, không tính điểm xét tuyển, thời gian thi 75 phút. Toán vòng 1 thí sinh làm trong 90 phút, các môn chuyên 150 phút.

Lịch thi vào lớp 10 ở Hà Nội như sau:

Thanh Hằng - Dương Tâm

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ luôn thuộc top đầu các trường có nhiều thí sinh đăng ký dự thi hàng năm. Trường có chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ đặc biệt tốt.

1.Điều kiện đăng ký dự thi vào chuyên Ngoại Ngữ

Điều kiện để các em học sinh tham gia dự thi là tất cả các học sinh Trung học cơ sở trên toàn quốc, tốt nghiệp trong năm tuyển sinh; xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp Trung học cơ sở từ Khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp Trung học cơ sở từ Khá trở lên.

2.Cấu trúc đề thi vào chuyên Ngoại Ngữ

Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ theo hướng đánh giá năng lực với định dạng đề thi có nhiều điểm mới so với cấu trúc, định dạng đề thi tuyển sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ trước đây.

Thí sinh sẽ thi 3 môn là Đánh giá năng lực Ngoại ngữ [hệ số 2], Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên [hệ số 1], Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã hội [hệ số 1]. Số môn và hình thức thi là những điểm mới đặc biệt đáng chú ý cho các thí sinh dự thi.

3.Thông tin về từng môn thi như sau: 

* Môn thi 1: Đánh giá năng lực Ngoại ngữ

Tiếng Anh:

– Thời gian làm bài: 120 phút

– Số phần thi: 2

– Tổng số câu hỏi: 80 câu hỏi + 1 phần viết tự luận gồm 1 câu hỏi

– Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn và tự luận

– Hình thức làm bài: Viết trên giấy

Tiếng Pháp/Nga/Trung/Đức/Nhật/Hàn:

– Thời gian làm bài: 70 phút

– Số phần thi: 2

– Tổng số bài thi: 2

– Dạng câu hỏi: Tự luận viết và phỏng vấn trực tiếp

– Hình thức làm bài: Viết trên giấy và trả lời phỏng vấn trực tiếp

* Môn thi 2: Đánh giá năng lực

Toán và Khoa học tự nhiên

– Thời gian làm bài: 60 phút

– Số phần thi: 1

– Tổng số câu hỏi: 40 câu hỏi trắc nghiệm

– Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn

– Hình thức làm bài: Trên giấy

* Môn thi 3: Đánh giá năng lực

Văn và Khoa học xã hội

– Thời gian làm bài: 60 phút

– Số phần thi: 2

– Tổng số câu hỏi: 25 câu hỏi trắc nghiệm + 1 phần tự luận gồm 2 câu hỏi

– Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn và câu hỏi tự luận

– Hình thức làm bài: Trên giấy

4. Các sự kiện cần chú ý tham gia

hử hai đợt vào cuối tháng 2 và cuối tháng 4 hàng năm nhằm giúp học sinh làm quen và tiếp cận với định dạng đề thi cũng như cách thức làm bài thi mới, tự tin chuẩn bị cho kỳ thi. Thí sinh đăng ký thi thử tại Văn phòng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ từ đầu tháng 2 và đầu tháng 4 với lệ phí là 300.000đ/3 môn.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh: Diễn ra 2 đợt để cung cấp các thông tin cần thiết và giải đáp các thắc mắc của thí sinh cũng như phụ huynh. Đợt 1: Vào giữa tháng 2 hàng năm và đợt 2: vào giữa tháng 4 hàng năm tại Hội trường Vũ Đình Liên, Công trình Khoa Pháp, trường ĐHNN- ĐHQGHN, số 2 đường Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Các hoạt động có trong buổi tư vấn:

– Giới thiệu về trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

– Giới thiệu các điểm đổi mới trong kì thi tuyển sinh vào THPT CNN năm 2017

– Giới thiệu định dạng đề thi các môn thi

– Các bước cần chuẩn bị trước khi thi

– Làm bài thi thử nghiệm rút gọn tại chỗ

– Giải đáp các thắc mắc của phụ huynh và học sinh

– Trải nghiệm cuộc sống của một học sinh Chuyên Ngoại ngữ qua hoạt động của một số Câu lạc bộ do các em học sinh THPT CNN tổ chức.

5. Chỉ tiêu tuyển sinh vào chuyên ngữ

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyên sinh từ 380 -460  chỉ tiêu hệ chuyên hàng năm [Anh: 210 – 250, Pháp: 35-40, Đức: 35-40, Trung: 35-40, Nhật: 35-40, Nga: 15-20, Hàn: 15-20] và 80 – 120 chỉ tiêu hệ không chuyên [sẽ có thông báo cụ thể sau khi tuyển xong hệ chuyên].

6. Lịch thi chính thức vào thpt chuyên ngữ

Kỳ thi diễn ra vào 02-04 tháng 6 hàng năm

Sáng:

8h00: Thí sinh tập trung làm thủ tục và nghe quy chế

9h00: Thi môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ

Chiều:

13h30: Tập trung thí sinh

14h00: Thi môn Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên

15h15: Thi môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã hội

7. Công bố kết quả

Kết quả kỳ thi sẽ được công bố trước ngày 22/06 trên website của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường Đại học Ngoại ngữ

Đã là chuyên, chắc chắn chương trình học sẽ đầy thử thách: thử thách cả kiến thức và kỹ năng của bạn. Học khó vậy, mà có thích không? Bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây về chương trình học tập và rèn luyện tại trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ [CNN].

>> Có nên học chuyên Anh cấp 3?

Các ngôn ngữ được giảng dạy tại Chuyên ngoại ngữ

Tại Chuyên Ngoại ngữ, bạn được lựa chọn ngôn ngữ để theo học trong số 7 ngôn ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn. Thứ tiếng nào cũng hay, cũng là thứ tiếng được sử dụng nhiều trên thế giới. Bạn học thứ tiếng nào cũng sẽ có cơ hội được đi khắp thế giới và các nước sử dụng ngôn ngữ đó. Ngoài ra, bạn sẽ được học cả 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo. 

Bạn cũng có thể chọn cho mình thêm một ngoại ngữ 2 với thời lượng 3 tiết/ tuần. Trong năm học 2017-2018, trường quyết định tiến hành đổi mới việc giảng dạy ngoại ngữ 2 môn Tiếng Anh theo định hướng kỳ thi năng lực Tiếng Anh quốc tế IELTS do giáo viên bản ngữ kết hợp với giảng viên của trường ĐHNN-ĐHQGHN giảng dạy.

Tất cả các chương trình học ngoại ngữ ở trường đều áp dụng đầu ra theo chuẩn quốc tế, theo các khung tham chiếu có uy tín và được nhà trường công nhận về việc đáp ứng được mục tiêu đào tạo ngoại ngữ chuẩn. Đặc biệt, bạn có cơ hội được học các môn về khoa học bằng ngôn ngữ nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2009 – 2010 nhà trường triển khai chương trình học tập này và hiện tại các học sinh khối lớp 10 và lớp 11 tại trường đang được học mỗi tuần một tiết Toán bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, học sinh mỗi tuần còn được học từ 2 – 4 tiết với giáo viên bản ngữ.

Phương pháp giảng dạy: Học kiểu trải nghiệm

Ở Chuyên Ngoại ngữ, thầy cô thường khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự sáng tạo và thể hiện được bản thân mình trong từng môn học. Nào là thuyết trình, dự án, dựng phim,… nào là gắn lí thuyết với thực tế hàng ngày. Đấy là chưa kể, bạn sẽ học văn bằng cách “Trả tác phẩm” lại cho chính độc giả, tự hóa thân thành nhân vật, nói tiếng nói của tác giả và tái hiện ngôn ngữ văn học trên sân khấu CNN; bạn sẽ tự thiết kế những mô hình nhỏ xinh, làm những thí nghiệm khoa học trong “Hội vui Khoa học tự nhiên”, sẽ thể hiện tài năng hùng biện bằng những ngôn ngữ bạn đang theo học qua chương trình “Hùng biện tiếng”, sẽ học Toán bằng tiếng Anh và trồng cây xanh cùng môn Công nghệ… Đa phần giáo viên ngoại ngữ của trường đều đã có thời gian công tác, học tập tại nước ngoài, nhạy bén với cái mới và sẵn sàng thích nghi với mọi biến đổi của đời sống giáo dục.

Không chỉ môn văn hóa, môn Giáo dục thể chất ở CNN cùng có cách học rất đặc biệt: học theo hình thức Câu lạc bộ [CLB]. Có nhiều CLB cho học sinh lựa chọn [như: Bóng đá, bóng chuyển hơi, bóng rổ, Võ thuật, Yoga, Thiền, Nhảy hiện đại,…].

Trong khi đó, môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh được tổ chức thành Tuần lễ quân sự, học tập trung tại Trung tâm GDQP-AN ĐHQGHN tại Hòa Lạc – Hà Nội. Tuần lễ Quân sự không chỉ đơn thuần là một hoạt động học tập mà còn là thời gian quý báu để học sinh được gắn bó bên nhau, trau dồi kỹ năng, tăng thêm tính kỷ luật, tự chủ, đoàn kết và dám chịu trách nhiệm.

Hoạt động ngoại khoá cực kỳ sôi nổi

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ hiện có đến 16 CLB của học sinh, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: Khoa học [CSI], Ngôn ngữ [CEC, CHJ, CJC, CFC, DFK], Nghệ thuật [CRC, CMC, CPC, CDC…], Thể thao [DIAO], Quản lý [TCL], hoạt động tình nguyện [CNN Shine]… Ngoài ra, các hoạt động thường niên của trường đều thu hút lượng lớn học sinh tham gia: “Ten Plus”, “CNN Idol và Prom”, “Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ”, “Hội thao chào xuân”,

Với các hoạt động ngoại khóa này, bạn sẽ phải thường xuyên tham gia các buổi rèn luyện và phải mở rộng quan hệ giao lưu với nhiều người. Kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống, làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật… của bạn sẽ được dịp rèn giũa ra trò.

>> Các CLB và hoạt động ngoại khóa của trường Chuyên ngoại ngữ

Cơ hội tham gia các chương trình thăm quan, học tập, trao đổi học sinh tại nước ngoài

Hàng năm, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ triển khai các hoạt động giao lưu trao đổi song phương với đối tác từ khắp nơi trên thế giới, tiêu biểu là Nhật Bản [trường Đại học Nữ sinh Fukuoka, Đại học Osaka, THCS-THPT Kobe], Trung Quốc [trường Trung học Quảng Đông Hoa Kiều], Đài Loan [trường Trung học Nữ sinh Jingmei Đài Bắc, Trường THPT Trường Vinh], CHLB Đức [Trường Albrecht-Thaer-Gymnasium Hamburg].

Dưới đây là một số thông tin thú vị về cuộc sống tại THPT Chuyên Ngoại ngữ do chính học sinh của trường - CNNers - kể lại. Mời các bạn tham khảo để có cái nhìn thực tế về ngôi trường này nhé! [Nguồn: High School Help Kit]

1. CNN luôn cố gắng giảm bớt số môn học cho học sinh

Với một trường được mệnh danh là “Trường chuyên 13 môn” thì funfact này nghe hơi vô lý nhưng sự thực chính là như thế:

  • Nếu như các trường khác, học Giáo dục An ninh - Quốc phòng suốt cả một năm học và học cả trong sách lẫn thực hành thì học sinh CNN sẽ được đi quân sự trong vòng 1 tuần tại Hòa Lạc [hay còn gọi là Hola]. Trong 1 tuần này học sinh sẽ được trải nghiệm cuộc sống quân đội và điểm của 1 tuần này sẽ được tính cho cả 1 năm học.
  • Đối với môn Công nghệ, học sinh cũng sẽ được học tập trải nghiệm tại khoa sinh học trường Đh Sư phạm trong 1 buổi và tính điểm cả năm.
  • Khác với các trường khác, THPT Chuyên Ngoại Ngữ học thể dục theo hình thức clb, không học các bài tập đơn thuần mà chia ra nhiều môn để lựa chọn [Bóng rổ, bóng đá, nhảy hiện đại, yoga, thiền, bơi,...]. Và môn thể dục cũng chỉ học trong 1 kỳ duy nhất.

2. Chuyên Ngoại Ngữ có siêu nhiều sự kiện

Nếu như đếm các sự kiện toàn trường tham gia thì mỗi năm CNN có khoảng 20 sự kiện lớn nhỏ như [10+; Ngày hội Văn hóa Phương Đông; Sắc màu CNN; Trả tác phẩm,...]. Còn nếu tính cả những sự kiện riêng của từ câu lạc bộ, con số này phải lên đến gần 50 sự kiện.

Về CNN Olympic: Đây là một sự kiện thể thao được tổ chức thường niên của trường. Trước sự kiện, cả trường sẽ được chia thành các “nhà”, mỗi nhà bao gồm các thành viên từ lớp 10 đến 12 với một người được bầu ra làm “trưởng nhà” - người trực tiếp dẫn dắt và động viên các “nhà viên” với sự trợ giúp của ba “phó nhà”. Trong ngày sự kiện chính, các nhà sẽ phải thi đấu với nhau để có thể tìm ra nhà vô địch của năm qua những môn thể thao dân gian như múa sạp hay bóng né. Để chuẩn bị cho ngày hội thao, các nhà thường tổ chức các buổi họp gặp mặt sau mỗi giờ học, không chỉ tạo điều kiện cho nhà viên làm quen với các môn thể thao mới mà còn giúp các bạn học sinh có cơ hội làm quen và kết nối với nhau. Qua mỗi buổi tập, chia sẻ, tâm sự cùng nhau, dần dần mọi người càng mở lòng với nhà hơn rồi từ đó có thể tận hưởng CNN Olympic một cách trọn vẹn nhất.

3. Ở CNN Học sinh giỏi được thưởng tiền

Nếu các em đã chán cảnh học sinh giỏi chỉ được thưởng vở, dùng cả năm không hết thì CNN là lựa chọn số 1 cho các em. Ở CNN thưởng bằng tiền $$$ với các mức như sau:

  • Học sinh giỏi xuất sắc: 100K
  • Học sinh giỏi: 50K
  • Học sinh tiên tiến: 30K

4. Chuyên Ngoại Ngữ nghỉ học rất nhiều

Vì đặc thù là 1 trường THPT trực thuộc đại học nên lịch nghỉ của trường sẽ giống lịch nghỉ của trường đại học. Nếu các trường khác chỉ được nghỉ Tết 9-10 ngày thì CNN nghỉ Tết 16 ngày. Lịch nhập học của CNN cũng thường muộn hơn các trường 1-2 tuần.

Ở CNN đối với lớp 10,11 không phải học thứ 7 [trừ khi có lịch học thể dục]. Thi thoảng có sự kiện gì thì học sinh sẽ được nghỉ tiết để tham gia.

Và trong năm vừa qua khi dịch bệnh bùng phát, nhà trường đã xây dựng 1 hệ thống học online trên teams vì thế để thử nghiệm hệ thống này thì bọn chị cũng đã được nghỉ đề học online ở nhà 1 đến 2 ngày. Cũng chính vì có hệ thống riêng nên gần đây khi dịch bùng phát, CNN cũng là trường đầu tiên trên Hà Nội cho học online từ thứ 6 [29/1].

5. CNN là thiên đường đồ ăn

Mọi người thường bảo CNN không có canteen nhưng xin đính chính là trường có tận 2 cái Canteen nhé.

  • Cái thứ nhất ở ngay trong khuôn viên trường, bán từ đồ ăn sáng, trưa cho đến những đồ ăn vặt như xiên que, khoai lắc, các loại như pha chế như Soda, trà sữa và có cả máy bán hàng tự động dành cho các loại nước đóng chai.
  • Cái thứ 2 chính là thiên đường ăn vặt mang tên “SAU CỔNG SẮT” [đến CNN để được trải nghiệm nhé].

6. Ăn trưa ở sảnh gạch và OG "lăn" - biểu tượng của văn hóa CNN

Từ ngoài nhìn vào, CNN nhìn thật lộn xộn với vô số học sinh, đồ ăn, cặp sách,... đang la liệt trên sảnh gạch. Thay vì ngồi ăn ở trên lớp hay ở ngoài, thì học sinh CNN lại ngồi ăn ở sảnh gạch ngay trước cổng trường. Quây quần bên bạn bè như vậy tạo cho mọi người một cảm giác thân thương và gần gũi đến lạ kì. Tất cả học sinh trong trường đều vô cùng tận hưởng khoảng thời gian ăn trưa ở sảnh gạch, chỉ đơn giản là vì nó vui, mới lạ và đậm chất của một CNNer. 

Ngoài ăn trưa, chạy deadline, CNNers còn OG lăn ở sảnh gạch. Đây là một khái niệm khá mới đối với người ngoài trường, nhưng OG lăn chính là một biểu tượng của văn hóa Chuyên Ngoại ngữ.Khi mới vào trường thì học sinh khối 10 sẽ được chia vào các Orientation Group [OG] gồm các anh chị ở khối trên và các bạn cùng tuổi để có thể kết được nhiều bạn mới và được các anh chị khối trên truyền bá các thông tin về CNN. Còn “lăn” là khi các CLB hoặc các OG sinh hoạt với nhau vào buổi trưa, có thể là ăn cơm cùng nhau, hay tâm sự, chơi những trò chơi,...

7. CNN là 1 khu vườn meme

CNN chỉ 1 con cú bay vào trường tối về có cả 1 page riêng, chỉ có 1 câu nói vui của các thầy cô chiều về meme đã tràn lan trên newsfeed. Xin giới thiệu đến các em 2 page meme lớn ở CNN nhé: //www.facebook.com/weneedantidepressdant [This is a small little magical page]và //www.facebook.com/flmflssForeign  [Language Memes for Foreign Language Specialised Students]

8. CNN chào cờ 1 tháng 1 lần

Ở CNN các em sẽ không cần phải đối mặt với việc thứ 2 hàng tuần phải xếp hàng, chào cờ nữa. CNN chỉ tập trung tổng kết duy nhất vào thứ 2 tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi buổi chào cờ sẽ diễn ra trọn vẹn 45 phút, không chỉ là tổng kết các hoạt động trong tháng vừa qua mà còn có văn nghệ, trò chơi,...

9. CNN là thiên đường gương

Nhắc đến CNN, không thể không nhắc đến “Thiên đường gương” - những chiếc gương siêu to khổng lồ được đặt ở giữa các cầu thang các tầng ở Chuyên Ngoại Ngữ. Từ lâu việc check-in ở đây vào mỗi buổi sáng cũng đã trở thành một thói quen khó bỏ của hầu hết các bạn học sinh ở CNN. Đôi khi, đây cũng là nơi mà câu lạc bộ CDC - CLB nhảy của CNN có những buổi tập bốc lửa vào các buổi trưa hay vật không thể thiếu cho các bạn nữ tô vội son trước khi vào lớp.

10. Ở CNN kỷ luật cũng rất nghiêm

Ở Chuyên Ngoại Ngữ, mọi học sinh đều phải chạy đua từng giây để đi qua chiếc cổng trường trước khi đồng hồ chỉ 7 giờ 25 phút 00 giây. Khi đó, đội ngũ sao đỏ sẽ dàn hàng ngang, tạo thành hình vòng cung và cầm những chiếc máy quay để ghi lại “khoảnh khắc khó quên” của mỗi học sinh đi muộn. Những video quay này rồi sẽ được cập nhật trên một file tổng hợp, nơi những cái tên và lớp sẽ được đối chiếu với danh sách học sinh để đảm bảo sự chuẩn xác của thông tin được khai báo. Bên cạnh đó, còn có bác Khanh - giám thị nghiêm khắc luôn chực chờ ở cổng để bắt những học sinh đi muộn.

Giờ giấc là điều mà một CNNer lúc nào cũng cần chú ý, đặc biệt là luôn phải nhớ vào lớp 5 phút trước khi bắt đầu tiết học buổi chiều, bởi trong khoảng thời gian này, sẽ có một thành viên thuộc đội cờ đỏ đến kiểm tra kỷ luật và vệ sinh lớp học. Rất nhiều bạn học sinh từng coi nhẹ việc này vì họ cho rằng mình đã ở sẵn trong trường rồi nên có thể nhanh chóng quay lại lớp trước khi cờ đỏ vào hoặc thậm chí là không cần quay lại cũng chả chết ai. Những nhân vật đó sẽ được cờ đỏ ghi tên trong “sổ Nam Tào”, được “vinh danh” trước lớp và còn có thể làm ảnh hưởng tới thứ hạng của lớp trên bảng thi đua hàng tuần. Nếu tần suất quá thường xuyên, họ còn có cơ hội được viết “tâm thư” gửi giáo viên chủ nhiệm với xác nhận của phụ huynh, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả cuối kì.Nhờ vậy, ý thức kỷ luật của các CNNer được hình thành trong suốt quá trình học tập tại ngôi trường này và trở thành thói quen tốt trong tương lai. 

Tổng hợp

Ôn thi vào 10 Chuyên Anh trên TiengAnhK12

[%Included.TiengAnhK12%]

[%Included.Vao10ChuyenAnh%]

Video liên quan

Chủ Đề