Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

Chức năng nhà nướcNgười thực hiện: TS Đỗ Minh KhôiChức năng của nhà nước1- Khái niệm chức năng nhà nước2- Phân loại chức năng nhà nước3- Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng1- Khái niệm chức năng nhà nước1.1 Khái niệm chức năng, nhiệm vụ1.2 Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ1.3 Sự phát triển của chức năng 1.1 Khái niệm chức năng, nhiệm vụ Khái niệm chức năng: là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Khái niệm nhiệm vụ: những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra nhà nước cần giải quyết.- Mục tiêu: những kết quả cần đạt được xác định trước, thể hiện ý chí chủ quan- Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết Phân loại nhiệm vụ: - Nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể- Nhiệm vụ cơ bản lâu dài, nhiệm vụ trước mắt1.2 Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụNhiệm vụ có trước và là cơ sở xác định: + Số lượng các chức năng của nhà nước + Nội dung, tính chất các chức năng của nhà nước+ Hình thức thực hiện chức năng của nhà nướcChức năng là phương tiện thực hiện nhiệm vụ: + Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ + Một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều chức năng+ Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ1.3 Sự phát triển của chức năng nhà nướcSự phát triển xã hội làm thay đổi về số và chất lượng nhiệm vụ của nhà nướcSự thay đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự thay đổi chức năng của nhà nước+ Sự thay đổi của chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phụ thuộc vào nhận thức của con người [yếu tố chủ quan]+ Sự thay đổi chức năng, nhiêm vụ của nhà nước xuất phát từ sự chuyển biến của thực tại xã hội [khách quan]. 2- Phân loại chức năng2.1 Chức năng đối nội, chức năng đối ngoại2.2 Chức năng nhà nước và chức năng của cơquan nhà nước2.3 Chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp2.4 Các chức năng khác2.1 Chức năng đối nội, chức năng đối ngoạiCăn cứ phân chia dựa trên lĩnh vực phạm vi lãnh thổ của sự tác độngChức năng đối nội: thực hiện những nhiệm vụ bên trong của quốc giaChức năng đối ngoại, thực hiện những nhiệm vụ bên ngoài quốc gia đóChức năng đối nội có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chức năng đối ngoại2.2 Chức năng nhà nước, chức năng của cơ quan nhà nướcPhân chia dựa trên tính hệ thống và chủ thể thực hiện chức năngChức năng nhà nước là chức năng chung của toàn bộ bộ máy nhà nước thể hiện qua việc thực hiện chức năng của các cơ quan nhà nướcChức năng của cơ quan nhà nước góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước2.3 Chức năng lập pháp, hành pháp, tưpháp• Phân chia dựa trên cơ sở tính chất hoạt động pháp lý của nhà nước• Chức năng lập pháp là hoạt động xây dựng pháp luật• Chức năng hành pháp là hoạt động thi hành pháp luật• Chức năng tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật2.4 Các chức năng khácDựa trên lĩnh vực hoạt động thực tế của nhà nước chia thành:Chức năng kinh tế: quản lý về những hoạt động kinh tế Chức năng văn hóa: quản lý nhà nước về văn hóaChức năng xã hội: thực hiện sự quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội3- Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng3.1 Hình thức thực hiện chức năng3.2 Phương pháp thức hiện chức năng3.1 Hình thức thực hiện chức năng• Hình thức mang tính pháp lý là hình thức thực hiện chức năng chủ yếu của nhà nước thể hiện trong các hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.• Hình thức không/ ít mang tính pháp lý thể hiện trong các hoạt động tổ chức vật chất, tuyên truyền, giáo dục…3.2 Phương pháp thực hiện chức năng• Dựa trên tính chất của việc thực hiện quyền lực nhà nước chia thành:– Phương pháp cưỡng chế được thực hiện bằng sức mạnh vũ lực – Phương pháp giáo dục, thuyết phục tác động thông qua tư tưởng để chủ thể thực hiện mang tính tự nguyện• Dựa trên sự tương tác với nhiệm vụ:– Nhà nước trực tiếp can thiệp, tác động– Nhà nước can thiệp gián tiếp qua cơ chế thi trườngSự thay đổi chức năng của nhà nướcXã hội phát triểnNhieämvuï thay ñoåiChức năng thay đổiYếu tố chủ quanYếu tố khách quanCâu hỏi1. Phân tích khái niệm chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.2. Phân tích mối liện hệ giữa chức năng và nhiệm vụ.3. Phân tích các yếu tố và quá trình xuất hiện, biến đổi chức năng của nhà nước.4. Phân tích các căn cứ phân loại chức năng nhà nước.5. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ với bản chất nhà nước.6. Nêu và phân tích các hình thức thực hiện chức năng của nhà nước.7. Nhà nước có các phương pháp gì để thực hiên chức năng của mình.8. Chủ thể và yếu tố nào quyết định nhiệm vụ của nhà nước.9. Hình thức thực hiện chức năng chỉ nên là hình thức pháp lý?10. Căn cứ nào cho phép nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế để thực hiện chức năng?11. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước có tính hệ thống?.12. Nhà nước là người tạo ra của cải hay điều kiện cho xã hội?13. Chủ thể nào quyết định tính chất và phạm vi của chức năng nhà nước.Tình huống1. Theo anh [chị] những hoạt động sau đây Hoạt động nào nên làø chức năng của nhà nước: Cai trị trấn áp giai cấp; Bóc lột giai cấp; Bảo vệ lợi ích giai cấp; Quản lý xã hội; Bảo vệ lợi ích chung; giữ ổn định xã hội; sản xuất của cải vật chất.2. Hãy xác định chức năng của nhà nước thông qua hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: là sản xuất hay quản lý kinh tế.3. So sánh một chức năng của hai nhà nước khác nhau về bản chất.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về hình thức nhà nước
  • 2. Hình thức chính thể của nhà nước là gì ?
  • 3. Hình thức cấu trúc nhà nước là gì ?
  • 4. Chế độ chính trị của nhà nước là gì ?

1. Khái niệm về hình thức nhà nước

Nhà nước cũng như các sự vật, hiện tượng khác tồn tại trong đời sống thông qua những hình thức của nó. Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức, thực hiện quyền lực ấy. Mặc dù cách diễn đạt và nội dung các quan niệm về hình thức nhà nước có những điểm khác nhau nhất định, song điểm chung trong các quan niệm đó là xem xét khái niệm hình thức nhà nước theo hướng gắn với phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Từ đó, có thể hiểu, hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Nói một cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách thức để thực hiện quyền lực nhà nước.

Như vậy, hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

2. Hình thức chính thể của nhà nước là gì ?

Hình thức chinh thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập moi quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cẩp cao khác và với nhân dân. Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là xem xét trong nhà nước đó: quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào; cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó; quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước; sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó. Căn cứ vào những nội dung này, có thể chia hình thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.

Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay một cá nhân [vua, quốc vương...] theo phương thức cha truyền con nổi [thế tập]. Trong chính thể quân chủ, về mặt pháp lí người đứng đầu nhà nước được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước. Thông thường, nhà vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối. Trên thực tế cũng có những trường hợp nhà vua lên ngôi do được chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng... Tuy nhiên, thường các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được củng cố và duy trì. Vua thường tại vị suốt đời nếu không bị truất ngôi hay tự nhường ngôi...

Chính thể quân chủ bao gồm nhiều dạng với những đặc trưng khác nhau, trong đó có hai dạng cơ bản là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.

Quân chủ tuyệt đổi là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự hạn chế nào. Đây là hình thức chính thể mà nhà vua là người ban hành pháp luật, chỉ huy việc thực hiện pháp luật và cũng là vị quan tòa tối cao, thậm chí vua còn có thể có cả quyền lực trong lĩnh vực tôn giáo, tế lễ, có những nghi lễ mà chỉ nhà vua mới được phép chủ trì.

Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đỏ nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao của nhà nước, bên cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ quyền lực với vua. Trong chính thể này, nhà vua có thể chỉ nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước trên danh nghĩa, thực tế nhà vua có thể bị hạn chế một hoặc tất cả trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cùng nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước với nhà vua còn có thể có các cơ quan như nghị viện, chính phủ... Chính thể quân chủ hạn chế có các dạng điển hình là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp, quân chủ đại nghị [quân chủ nghị viện].

Cộng hoà là chỉnh thể mà trong đó quyền lực cao nhẩt của nhà nước thuộc về cơ quan [tập thể] đại diện của nhân dân. Mỗi nước có thể có quy định riêng về trình tự, thủ tục thành lập, nhiệm vụ quyền hạn... của cơ quan này. Thực tế cho thấy, cơ quan này thường có tên gọi là quốc hội, nghị viện..., thường được thành lập ra bằng con đường bầu cử và hoạt động trong một thời hạn nhất định được gọi là nhiệm kì.

>> Xem thêm: Nguồn gốc của nhà nước là gì ? Nguyên nhân, điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước ?

Tuỳ theo đối tượng được quyền tham gia vào việc thành lập cơ quan tối cao của nhà nước, chính thể cộng hoà được chia thành hai dạng khác nhau là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ. Cộng hoà quý tộc là chỉnh thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp quỷ tộc. Cộng hoà dân chủ là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nứớc thuộc về các tầng lớp nhân dân... Tất nhiên, pháp luật có thể có các quy định cụ thể về điều kiện để được bầu cử, chẳng hạn, độ tuổi, khả năng nhận thức, giới tính... Chính thể cộng hoà quý tộc chủ yếu tồn tại trong các nhà nước chủ nô. Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, ngay trong một kiểu nhà nước, chính thể cộng hoà dân chủ cũng có thể có những dạng khác nhau.

3. Hình thức cấu trúc nhà nước là gì ?

Đe tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả, nhà nước có thể phải phân định lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, chẳng hạn cả nước phân chia thành các đơn vị trực thuộc, cáp đơn vị này lại có thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn... Thông thường, các nước có thể phân chia thành: cấp hực thuộc trung ương; một hoặc nhiều cấp trung gian và cuối cùng là cấp cơ sở. Ở các nước khác nhau, tên gọi của các cap cũng khác nhau, ở Việt Nam hiện nay chia thành 3 cấp và gọi là tỉnh, huyện, xã [và tương đương]. Đồng thời, nhà nước thiết lập các cơ quan nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ đó, trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi không gian lãnh thổ đó, tạo thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Ở khía cạnh khác, cũng xuất phát từ nhu cầu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, một số nhà nước có thể liên kết với nhau, biến lãnh thổ thuộc quyền quản trị của mình thành đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc quốc gia chung, thành lập một nhà nước chung, thiết lập bộ máy chính quyền chung, song song bộ máy chính quyền của các nhà nước thành viên. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ được gọi là hình thức cấu trúc nhà nước.

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chửc quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau. Như vậy, khi xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, địa vị cùa chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau. Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.

Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước truyền thống và rất phổ biến ữên thế giới, tuy nhiên hình thức cấu trúc này rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của mỗi nước. Có thể nói, mỗi nước có cách thức riêng để phân định thành các đơn vị hành chính lãnh thổ với tên gọi riêng. Thực tiễn cho thấy, các nước có thể phân chia thành cấp trực thuộc trung ương; một hoặc nhiều cấp trung gian và cuối cùng là cấp cơ sở. Mặt khác, việc thiết lập bộ máy chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ ở các nước cũng khác nhau, địa vị của mỗi cấp chính quyền ở các nước cũng không giống nhau... Nhìn chung, nhà nước đơn nhất có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ; địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền; cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật; quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương các cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới...

Nhà nước liên bang được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn, nhà nước liên bang có thể được hình thành từ việc các nhà nước đơn nhất tự nguyện liên kết với nhau;1 có thể thông qua con đường xâm chiếm, mua bán lãnh thổ. Chẳng hạn: Liên Xô, Tiệp Khắc, 13 bang đầu tiên của Mỹ... Bang Floriđa là Mỹ mua của Tây Ban Nha, bang Louisiana mua của Pháp, bang Alasca mua của Nga...; cũng có thể từ một nhà nước đơn nhất được liên bang hoá... Bởi vậy, hình thức cấu trúc nhà nước liên bang cũng rất đa dạng và phức tạp. Ở mức độ chung nhất, có thể thấy nhà nước liên bang có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ; có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang, sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp, tư pháp; các bang tự tổ chức chính quyền của bang mình, tự ban hành pháp luật cho bang mình; cả nước tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, nhiều hệ thống pháp luật song song, một của liên bang, một của mỗi bang...

Cần lưu ý là, trong nhà nước đơn nhất có thể có yếu tố liên bang, ngược lại, trong nhà nước liên bang có thể có yếu tố đơn nhất. Chẳng hạn, ở một số nhà nước liên bang, một số khu vực lãnh thổ đặt dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền liên bang, ở đó chỉ có một hệ thống chính quyền, công dân chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật. Ngược lại, ở một số nhà nước đơn nhất, có những địa phương, quyền lực nhà nước được tổ chức tương tự như một bang trong nhà nước liên bang, riêng vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương.

Ngoài hai dạng cấu trúc nhà nước cơ bản trên còn có dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản, đó là nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776 đến năm 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang; Liên minh châu Âu [EƯ] hiện nay... Nhà nước liên minh có thể có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, tuy nhiên, các nhà nước thành viên vẫn có chủ quyền hoàn toàn trong cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Hình thức này có nhiều điểm đặc biệt cần được nghiên cứu sâu sắc hơn.

4. Chế độ chính trị của nhà nước là gì ?

Dưới góc độ lí luận chung về nhà nước và pháp luật, chế độ chính trị được hiểu là một bộ phận cấu thành của hình thức nhà nước. Dưới góc độ khoa học luật hiến pháp, thuật ngữ “chế độ chính tụ” được dùng để chỉ một trong các chế độ cơ bản của đời sống xã hội cùng với chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội... Theo đó, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của đất nước mà chế độ chính trị có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của nhà nước

Dân chủ là chế độ chỉnh trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc tố chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong chế độ chính trị dân chủ, nhà nước sử dụng các phương pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; nhà nước thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do chính trị của nhân dân; hoạt động của nhà nước được thực hiện một cách công khai; phương pháp giáo dục thuyết phục được coi trọng... Tuy nhiên, chế độ chính trị dân chủ cũng có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau như dân chủ thực chất và dân chủ giả hiệu; dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp...

Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, không có quyền bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong chế độ chính trị phản dân chủ, nhà nước sử dụng các cách thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các quyền, tự do chính trị của nhân dân không được nhà nước thừa nhận hoặc bị hạn chế, bị chà đạp; phương pháp cưỡng chế được chú trọng... Chế độ phản dân chủ có những biến dạng cực đoan như chế độ độc tài, chế độ phát xít, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ diệt chủng.

Tóm lại, sự phân tích ở trên cho thấy, hình thức nhà nước trên thế giới vô cùng đa dạng, phức tạp. Cũng như các yếu tố khác của nhà nước, hình thức nhà nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội; phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lí, truyền thống dân tộc và xu thế của thời đại...

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet]

Video liên quan

Chủ Đề