Thi sách là ai

Bạn tham khảo bài này:

Chồng bà Trưng Trắc là ai?

Lê Thi


http://www.dactrung.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=6268

Lâu nay trong tất cả tài liệu sách báo chúng ta đều nói rằng chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai của quan Lạc tướng huyện Châu Diên. Thi Sách bị Thái thú Giao Chỉ là Tô Định giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định chạy về Tàu để trả thù cho chồng, rửa hờn cho nước. Sự việc xảy ra vào năm 40 Công nguyên.
Nhưng cách đây hơn 30 năm, tôi có đọc một tài liệu lịch sử được viết một cách rất nghiêm túc lại cho rằng thực tế chồng Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách. Đó là quyển Phương pháp sử học của Nguyễn Phương do Viện đại học Huế xuất bản năm 1964.
Trong tài liệu đó tác giả Nguyễn Phương đã đưa ra những chứng ký hết sức thú vị và rất chặt chẽ để biện dẫn cho ý kiến của mình và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm này.
Theo tác giả Nguyễn Phương thì tài liệu sử đầu tiên nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là quyển Hậu Hán thư do Thái thú Phạm Việp viết vào thế kỷ V. Trong tài liệu này không hề đề cập đến tên của chồng bà Trưng Trắc. Sách chỉ viết "Hữu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập nữ đệ nhị Trưng Nhị phản công dịch kỳ quận".
Tạm dịch :"Giao Chỉ có nữ tử Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản đóng chiếm (ở) quận ấy".
Tiếp theo Hậu Hán thư, vào thế kỷ thứ VI, Lệ Đào Nguyên là người đầu tiên đề cập đến tên chồng bà Trưng Trắc trong tác phẩm Thuỷ kinh chú. Lệ Đào Nguyên viết "châu diên lạc tướng tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khỉ tặc mã viện tương binh phạt trắc thi tẩu nhập kim khê" (Đoạn này trích nguyên Thuỷ Kinh chú không viết hoa và chấm phẩy ngắt câu theo tinh thần chữ Hán cổ).
Đến thế kỷ thứ 8, Thái tử Hiền đã chú thích cho bộ Hậu Hán thư và đã dùng đoạn trên trong Thuỷ kinh chú để nói rõ hơn về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Sau các chữ "Trưng nhị phản...." của Hậu Hán thư như vừa trích ở trên, Thái tử Hiền viết thêm lời chú: "Trưng Trức giả Mê Linh huyện Lạc Sách thê, thậm hùng dũng". Tạm dịch: "Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, (là) vợ của Thi Sách người Châu Diên, rất hùng mạnh".
Ở đây câu văn nguyên của Thuỷ kinh chú đã bị rút khỏi ngữ cảnh và vì thế khi đọc lên người đọc thấy ngay rằng ý của Thái Tử Hiền lấy Thi Sách làm một tên riêng.
Sai lầm bắt đầu từ đây.
Về sau các sử gia Việt Nam khi viết về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng đều dựa vào Hậu Hán thư để viết, vì vậy đều cho rằng: chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách. (Có thể chỉ một mình Lê Văn Hưu dựa theo Hậu Hán thư có lời chú của Thái tử Hiền sai, sau này Ngô Sĩ Liên dựa theo Lê Văn Hưu nên cũng sai nốt - nên nhớ Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký vào thế kỷ 13, còn Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư vào thế kỷ 15. Còn các sử gia sau này cứ tiếp tục theo Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên mà viết, nên cứ đinh ninh rằng chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách cho mãi đến bây giờ).
Để hiểu rõ lý giải của Nguyễn Phương xin mời đọc lại ý kiến của ông trong tác phẩm đã dẫn ở trên trang 96, 97.
"Các nhà học giả Việt Nam như Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên cũng như nhiều người khác chắc ít khi đọc đến những bộ sách dài dằng dặc và ít hứng thú như bộ Thuỷ Kinh chú, trái lại họ chỉ đọc có Hậu Hán thư và cứ đinh ninh rằng Thi Sách là tên chồng bà Trưng Trắc. Nhưng giả sử học có biết đến đoạn văn chính thức của Thuỷ Kinh chú như vừa trích ở trên thì nhất thiết họ phải nhận thấy tên ông đó chỉ là Thi mà thôi chứ không thể nào là Thi Sách được. Quả thế nếu chấm phẩy cho đúng thì câu văn của Lệ Đào Nguyên phải viết ra Hán Việt như thế này: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trức vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc. Mã Viện tương binh phạt. Trắc Thi tẩu nhập Kim Khê" nghĩa là "Con trai của vị Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, lấy con gái vị Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người có đảm dũng đem Thi nổi dậy làm giặc. Mã Viện đem quân sang đánh. Trắc và Thi chạy vào Kim Khê". Chúng ta thấy rằng tác giả Thuỷ Kinh chú khi gọi bà Trưng Trắc (cả 2 chữ) khi thì gọi bằng Trắc (1 chữ) và khi gọi bằng một chữ như vậy ông gọi với chữ sau (Trưng). Vậy giả sử tên chồng bà Trưng là Thi Sách thì khi gọi tắt bằng một chữ ông phải dùng chữ Sách chứ không phải chữ Thi, ấy thế mà hai lần sau ông vẫn cứ dùng chữ Thi chứ không lặp lại chữ Sách. Đằng khác chiếu theo nghĩa của câu văn thì phải hiểu rằng tên của chồng bà Trưng là Thi mà thôi mới đúng bơỉ vì "Sách vi thể" có nghĩa là lấy làm vợ" (Sđd, trang 96-97).
Nguyễn Phương cũng cho rằng không phải ông là người đầu tiên phát hiện ra sự sai lầm này. Người đầu tiên đề cập đến cái sai của Thái tử Hiền chính là Huệ Đồng, một cụ đồ nho người Tàu. Huệ Đồng đã đề cập đến cái sai lầm này khi bổ chú cho Hậu Hán thư. Lời bổ chú này được đăng trong phần phụ lục của chuyện Mã Viện, với nội dung như sau :"Cứu Triệu Nhất Thanh viết: Sách thê do ngôn thú thế. Pham sử tác "Gải vi châu diên nhân thi sách thê" mậu hỉ; án thủy kinh chú ngôn tương Thi" ngôn Trắc. Thi minh chỉ danh Thi (nghĩa là Xét Triệu Nhất Thanh nói rằng Sách thê còn có nghĩa là cưới vợ, quyển sử của Phạm chép "gả làm vợ người Châu diên tên là Thi Sách" là lầm vậy, xem Thuỷ Kinh chú thấy nói tương thi rồi nói Trắc và Thi chỉ rõ rằng tên ông đó là Thi). (Sđd, tr97).

Người Du lịch

Truyền thuyết Lạc tướng Dương công Thi Sách

Truyền thuyết Lạc tướng Dương công Thi Sách Nước Nam ta ba lần chịu sự đô hộ của phương Bắc (Bắc thuộc), cộng tới 1083 năm (207 TCN – 938), từ triều Tây Hán đến triều Hậu Tấn. Các dòng họ Lạc tướng liên tục nổi lên dấu tranh, ban đầu là gia đình Lạc tướng họ Dương Khởi đầu ý đồ khởi nghĩa, cha con Lạc tướng Dương Thái Bình – Dương Thi Sách đầu Công Nguyên, chuẩn bị lực lượng đánh nhà Đông Hán. Nhưng Thi Sách bị giặc giết sớm!. Việc chưa thành. Trưng Trắc – vợ Thi Sách dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43), quyết tâm đánh giặc đền nợ nước, trả thù nhà. Bà là nàng dâu Họ Dương trí – dũng song toàn! Thi Sách cưới Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh), làm vợ. Ông là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên, và là người vận động nhân dân cùng nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung Quốc) trong lịch sử Việt Nam Theo giúp ông có lắm người giỏi việc quân, như Đô Dương, Lê Đình Lượng, Phùng Thị Chính,... Theo Nại Tử xã Thần miếu sự tích nguyên gốc tại xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội (Trang 8 - 12) có ghi lại: Dương Thi Sách là người Chu Diên là con của Lạc tướng Dương Thái Bình, mẹ là Hồ Thị Nhữ, sinh ngày mùng 10 tháng 6 (không rõ năm). Chu Diễn (Đan Phượng, Từ Liêm, Hà Nội). Nghe nói Ả Lã Nàng Đê (Trưng Trắc) là người có nhan sắc kiều diễm mà vẫn chưa lấy chồng bèn nói với Lạc tướng, Lạc tướng nói rằng: Ta và Lạc tướng Phong Châu trước đã có nguyện ước. Nay nghe có nàng Ả đó phải chăng là duyên tiền định vậy. Bèn cho người đến hỏi đón về (ngày mùng 10 tháng 11 năm 39). Ở đất Chu Diên hai họ đều cùng vui mừng. Bấy giờ có người phương Bắc là Tô Định giữ chức Thái thú Giao Chỉ là người cai trị bạo ngược hà khắc, tạp dịch nặng nề khiến người phương Nam lầm than oán thán. Tô Định là quan tham, tửu sắc vô độ nghe nói con gái của Lạc tướng đất Mê Linh là Trưng Ả Nương là người có sắc đẹp hơn người. Hắn liền đem quân đến đóng ở bên sông, rồi xông hẳn vào đất Mê Linh hỏi Trưng công. Trưng công cứ thực mà kể lại, nói rằng: Một người con gái há được được gả cho hai người tài giỏi chăng? Tô Định từ tạ rồi ra thu binh mã tiến thẳng đến Chu Diên tới nhà Dương Thi để hỏi. Thi Sách tuy xuất thân học trò song cũng nổi tiếng thao lược, bèn kháng cự lại, đôi bên mắng rồi dẫn đến xung đột. Khi đó Tô Định lập mưu trước tiên dùng binh khí giới, những người dưới quyền Dương Sách thì tay không. Thi Sách tuy có chí dũng há, nhưng không thể lấy sức người dân đánh lại với nghìn binh. Ông bị thương chạy đến Tử Khê cùng Dương công thì đường cùng sức tận (hóa ngày 11 tháng 12 năm 40). Dương Công đã chết. Tô Định tìm giết hết họ hàng nhà Dương công, Trưng nữ vương bèn chạy về đất Mê Linh bàn bạc nói rõ âm mưu đê hèn của Thái thú. Lạc tướng Trưng công liền chiêu mộ binh sỹ tinh nhuệ làm quân tiên phong. Trưng nữ vương vì căm ghét To Định là kẻ tham tàn bạo ngược, áp bức dân tộc Việt Nam, cùng với mối huyết hai thâm thù giết chồng, theo ý đồ của nhà chồng, quyết dấy quân khởi nghĩa. Vương Bà tiến quân lật đổ ách thống trị của nhà Hán, đánh đuổi thái thú Tô Định, trả thù nhà, đền nợ nước. Sau đó đánh chiếm được 65 thành ở vùng Lĩnh Nam, ngài lên ngôi vua, tôn phong chồng là Quốc vương Thiên tử Đông Hán Đại vương, còn mình thì tự xưng là Quốc Thiên tử, coi tên Ả Lã Nàng Đê là tên thụy.Điên thờ được cho là của Đông Hán Đại vương Dương công Thi Sách Vua về Tử Khê, lập miếu thờ Dương công. Phường Tử Khê, Nại Tử vốn là nơi Dương Công Thi Sách bại trận chạy đến Châu Vi, hóa ở địa phận Nại Tử. Trưng nữ khôi phục lại đất nước, lên ngôi ban cho phường Nại Tử không phải đóng tô thuế, phu dịch. Phường Tử Khê, Nại Tử vâng mệnh. Cho họp các quan tôn Dương công làm Quốc vương Thiên tử Đại vương, ở thời Đông Hán xưng là Đông Hán Đại vương...Nguồn: Truyền thuyết Lạc tướng Phong Châu Thi SáchThs. Nguyễn Thy Nga sưu tầm

Nước Nam ta ba lần chịu sự đô hộ của phương Bắc (Bắc thuộc), cộng tới 1083 năm (207 TCN – 938), từ triều Tây Hán đến triều Hậu Tấn. Các dòng họ Lạc tướng liên tục nổi lên dấu tranh, ban đầu là gia đình Lạc tướng họ Dương

Khởi đầu ý đồ khởi nghĩa, cha con Lạc tướng Dương Thái Bình – Dương Thi Sách đầu Công Nguyên, chuẩn bị lực lượng đánh nhà Đông Hán. Nhưng Thi Sách bị giặc giết sớm!. Việc chưa thành. Trưng Trắc – vợ Thi Sách dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43), quyết tâm đánh giặc đền nợ nước, trả thù nhà. Bà là nàng dâu Họ Dương trí – dũng song toàn!

Thi sách là ai

Thi Sách cưới Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh), làm vợ. Ông là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên, và là người vận động nhân dân cùng nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung Quốc) trong lịch sử Việt Nam

Theo giúp ông có lắm người giỏi việc quân, như Đô Dương, Lê Đình Lượng, Phùng Thị Chính,...

Theo Nại Tử xã Thần miếu sự tích nguyên gốc tại xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội (Trang 8 - 12) có ghi lại: Dương Thi Sách là người Chu Diên là con của Lạc tướng Dương Thái Bình, mẹ là Hồ Thị Nhữ, sinh ngày mùng 10 tháng 6 (không rõ năm). Chu Diễn (Đan Phượng, Từ Liêm, Hà Nội).

Nghe nói Ả Lã Nàng Đê (Trưng Trắc) là người có nhan sắc kiều diễm mà vẫn chưa lấy chồng bèn nói với Lạc tướng, Lạc tướng nói rằng: Ta và Lạc tướng Phong Châu trước đã có nguyện ước. Nay nghe có nàng Ả đó phải chăng là duyên tiền định vậy. Bèn cho người đến hỏi đón về (ngày mùng 10 tháng 11 năm 39). Ở đất Chu Diên hai họ đều cùng vui mừng.

Bấy giờ có người phương Bắc là Tô Định giữ chức Thái thú Giao Chỉ là người cai trị bạo ngược hà khắc, tạp dịch nặng nề khiến người phương Nam lầm than oán thán.

Tô Định là quan tham, tửu sắc vô độ nghe nói con gái của Lạc tướng đất Mê Linh là Trưng Ả Nương là người có sắc đẹp hơn người. Hắn liền đem quân đến đóng ở bên sông, rồi xông hẳn vào đất Mê Linh hỏi Trưng công.

Trưng công cứ thực mà kể lại, nói rằng: Một người con gái há được được gả cho hai người tài giỏi chăng? Tô Định từ tạ rồi ra thu binh mã tiến thẳng đến Chu Diên tới nhà Dương Thi để hỏi.

Thi Sách tuy xuất thân học trò song cũng nổi tiếng thao lược, bèn kháng cự lại, đôi bên mắng rồi dẫn đến xung đột. Khi đó Tô Định lập mưu trước tiên dùng binh khí giới, những người dưới quyền Dương Sách thì tay không. Thi Sách tuy có chí dũng há, nhưng không thể lấy sức người dân đánh lại với nghìn binh. Ông bị thương chạy đến Tử Khê cùng Dương công thì đường cùng sức tận (hóa ngày 11 tháng 12 năm 40).

Dương Công đã chết. Tô Định tìm giết hết họ hàng nhà Dương công, Trưng nữ vương bèn chạy về đất Mê Linh bàn bạc nói rõ âm mưu đê hèn của Thái thú. Lạc tướng Trưng công liền chiêu mộ binh sỹ tinh nhuệ làm quân tiên phong. Trưng nữ vương vì căm ghét To Định là kẻ tham tàn bạo ngược, áp bức dân tộc Việt Nam, cùng với mối huyết hai thâm thù giết chồng, theo ý đồ của nhà chồng, quyết dấy quân khởi nghĩa.

Vương Bà tiến quân lật đổ ách thống trị của nhà Hán, đánh đuổi thái thú Tô Định, trả thù nhà, đền nợ nước.

Sau đó đánh chiếm được 65 thành ở vùng Lĩnh Nam, ngài lên ngôi vua, tôn phong chồng là Quốc vương Thiên tử Đông Hán Đại vương, còn mình thì tự xưng là Quốc Thiên tử, coi tên Ả Lã Nàng Đê là tên thụy.

Thi sách là ai
Điên thờ được cho là của Đông Hán Đại vương Dương công Thi Sách

Vua về Tử Khê, lập miếu thờ Dương công. Phường Tử Khê, Nại Tử vốn là nơi Dương Công Thi Sách bại trận chạy đến Châu Vi, hóa ở địa phận Nại Tử. Trưng nữ khôi phục lại đất nước, lên ngôi ban cho phường Nại Tử không phải đóng tô thuế, phu dịch. Phường Tử Khê, Nại Tử vâng mệnh. Cho họp các quan tôn Dương công làm Quốc vương Thiên tử Đại vương, ở thời Đông Hán xưng là Đông Hán Đại vương...

Nguồn: Truyền thuyết Lạc tướng Phong Châu Thi Sách

Ths. Nguyễn Thy Nga sưu tầm

Trở về đầu trang

0 Tổng số:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các tin khác

  • Cắm trại giữa rừng Quảng Bình
  • Đưa thú cưng xuyên Việt bằng nhà di động
  • Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch
  • Cô gái một chân một mình phượt Hà Giang
  • Cấp thiết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam
  • Đào tạo nhân lực du lịch gặp nhiều thách thức
  • Tìm giải pháp phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao sau đại dịch Covid-19
  • Lấp khoảng trống về nhân lực du lịch
  • Năm ngày lang thang Hà Giang - Cao Bằng
  • Hai tháng du mục trên đảo Phú Quý
  • 12345...>>