Theo Hiến pháp năm 2013 quy định lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội ở Việt Nam là

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Thứ nhất, ngay Lời nói đầu Hiến pháp 2013 thể hiện: "...Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã thể hiện rõ trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" đã thể nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời thể hiện đất nước Việt Nam là do chính nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng và bảo đất nước. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 từ Nhân dân được viết hoa, đây không phải đơn thuần là cách thể hiện từ ngữ mà là diễn đạt ý nghĩa của một chủ thể quan trọng của đất nước theo tư tưởng của Bác hồ. Người viết:

“Nước ta là nước dân chủ,

Bao nhiêu lợi ích đều là vì dân,

Công việc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm của dân,

Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra,

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên,

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.      

Chính vì lẽ đó mà từ Nhân dân được viết hoa là thể hiện đầy đủ và sâu sắc tư tưởng của Bác hồ về vai trò của Nhân dân.

Thứ hai, khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:" Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", đây là điểm bổ sung mới quan trọng, vì vai trò làm chủ của Nhân dân đối với nước, Nhân dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của mình.

Thứ ba, Tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", quy định đa dang hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệt thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò làm chủ của Nhân dân.

Thứ tư, lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2003 ghi nhận quyền con người, quyền cơ bản của công dân tại chương II, đặt trang trọng chương I quy định về chế độ chính trị. Hiến pháp năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Đây là những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân, là cơ sở hiến định để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài việc thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp, còn thể hiện các cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các Điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Thứ năm, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" đã khẳng định quyền sở hữu của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện Nhân dân để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về việc quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền.

Thứ sáu, Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể hiện trách nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ bảy: Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp, khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định...

Quốc hội có trách nhiệm quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập và bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh đứng đầu các cơ quan này nhằm đảm bảo sự vận hành và thực thi hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội theo theo sự ủy quyền của Nhân dân cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.

Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện nhất quán tư tưởng của Bác hồ, của Đảng về vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Tư tưởng lấy dân làm gốc của Bác hồ đã được lịch sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 là sự kết tinh và thể hiện tính đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn./.

1. Về nguyên tắc bầu cử

Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân, toàn diện, công khai và dân chủ rộng rãi của bầu cử. Bầu cử là công việc của mọi công dân, là sự kiện chính trị trọng đại của xã hội, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt, nhằm bảo đảm sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị. Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo đảm để đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ chiếm tỷ lệ thích đáng trong bộ máy của mình. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp bảo đảm để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng lá phiếu của mình, không qua khâu trung gian. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết bảo đảm tính khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài.

Các nguyên tắc bầu cử nêu trên thống nhất với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Các nguyên tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về bầu cử.

2. Về quyền bầu cử của công dân

Tại Khoản 1 Điều 17 của Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều 27 của Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Ngoài các quy định về độ tuổi là cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự lựa chọn của cử tri, pháp luật nước ta không quy định điều kiện nào khác.

3. Về bầu HĐND và UBND

Hiến pháp 2013 đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước [Điều 6]. Về mặt bầu cử, cho dù được tiến hành dưới hình thức dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện thông qua đại biểu của mình thì quyền bầu cử, nhất là quyền bầu ra bộ máy nhà nước là một trong những quyền quan trọng nhất của mỗi công dân có tuổi từ mười tám trở lên, vì nó là yếu tố góp phần quyết định có hay không quyền lực nhà nước của nhân dân. Tại Khoản 1, Điều 123 Hiến pháp 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Như vậy, theo quy định này, HĐND ở địa phương nào thì do nhân dân địa phương ấy trực tiếp bầu. Nhưng trong điều kiện nhân dân không thể trực tiếp thì ít nhất cũng phải thông qua các đại biểu và cơ quan đại biểu của mình để bầu ra UBND ở các cấp theo đơn vị hành chính lãnh thổ, điều đó là khoa học và cần thiết cho một bộ máy chính quyền của nhân dân. Về điểm này, Khoản 1 Điều 114 của Hiến pháp 2013 quy định rõ: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.

Hiến định quyền của nhân dân trong việc trực tiếp hoặc thông qua cơ quan đại biểu của mình để bầu ra bộ máy chính quyền ở địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó phản ánh tính nhân dân của Nhà nước ta. Do đó, Điều 29 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Với quy định này, công dân thực hiện dân chủ thông qua trưng cầu dân ý cùng với bầu cử và các hình thức dân chủ trực tiếp khác.

4. Về Hội đồng bầu cử quốc gia

Thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia và thiết chế Kiểm toán Nhà nước là 2 thiết chế hoàn toàn mới trong Hiến pháp năm 2013, đều do Quốc hội thành lập. Điều 117  Hiến pháp 2013 quy định: “1- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. 2- Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. 3- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định”.

          Việc hiến định thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp lần này nhằm thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình và cũng là thể chế hoá một trong những quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá XI đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992: “tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử”; “nghiên cứu, bổ sung một số thiết chế độc lập như cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan bầu cử quốc gia”. Đồng thời, nó cho thấy các nhà lập hiến mong muốn sẽ khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử trong thời gian qua, chuyên nghiệp hóa hoạt động tổ chức bầu cử trong thời gian tới. Với việc quy định Hội đồng bầu cử quốc gia, quyền bầu cử sẽ được một cơ quan độc lập, chuyên nghiệp do Quốc hội thành lập thực hiện; bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức công tác bầu cử; bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, thông qua Đảng đoàn Quốc hội và thông qua việc lựa chọn nhân sự vào các cơ quan này, đồng thời khắc phục được một số hạn chế trong công tác bầu cử ở nước ta hiện nay. 

Bầu cử là yếu tố quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và là biểu hiện, thước đo của dân chủ. Mỗi cải cách chế độ bầu cử là một việc làm phức tạp, đòi hỏi những cố gắng và phụ thuộc vào sự khát khao vươn tới dân chủ của mọi lực lượng trong xã hội và đó chính là nền tảng cho việc cải cách chính trị. Chính vì thế, dân chủ hóa hoạt động bầu cử là hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Tuy nhiên, mọi thay đổi về bầu cử trong Hiến pháp chỉ có ý nghĩa tích cực nếu như nó phục vụ cho việc bảo đảm ý chí nhân dân, bởi lẽ ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc bầu cử./.

Phòng PBGDPL, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề