Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là gì? Điều này có quan trọng không và những trường hợp nào cần phải làm việc đó. Ngay sau đây, Vật liệu xây dựng Hà Nội xin chia sẻ đến bạn đọc.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng lao động là gì?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

Như vậy, bảo lãnh thực hiện hợp đồng mẫu là một hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng, có giá trị và được khuyến khích áp dụng.

Những trường hợp nào cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng

Theo khoản 1, điều 66 Luật đấu thầu quy định về việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng được áp dụng với nhà thầy được lựa chọn. Trù nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Cụ thể như sau:

Những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

Những lưu ý về bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng

Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng khi tiến độ thi công gia hạn

Theo khoản 4, Điều 16 về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Do đó, đối với việc gia hạn hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư cần thống nhất và ký kết phụ lục hợp đồng trong đó quy định rõ các điều khoản liên quan đến việc gia hạn hợp đồng bao gồm cả quy định về tỷ lệ giá trị của bảo lãnh thực hiện hợp đồng được hai bên tham gia hợp đồng ký kết.

Về việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng [nếu có] tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

Mẫu số 16 BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG[1] _____, ngày ____ tháng ___ năm _____ Kính gửi: _____________ [Ghi tên chủ đầu tư] [sau đây gọi là chủ đầu tư] Theo đề nghị của ______ [Ghi tên nhà thầu] [sau đây gọi là nhà thầu] là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [Ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa _____ [mô tả hàng hóa] cho gói thầu trên [sau đây gọi là hợp đồng]; [2] Theo quy định trong hồ sơ mời thầu [hoặc hợp đồng], nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng; Chúng tôi, _____ [Ghi tên của ngân hàng] ở _____ [Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ______ [Ghi địa chỉ của ngân hàng [3]] [sau đây gọi là “ngân hàng”], xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là ____ [Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____ [Ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ____.[4]     Đại diện hợp pháp của ngân hàng [Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu] Ghi chú: [1] Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính [2] Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau: “Theo đề nghị của _____ [Ghi tên nhà thầu] [sau đây gọi là nhà thầu] là nhà thầu trúng thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số _____ [Ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___ năm ____ về việc cung cấp ____ [mô tả hàng hóa] [sau đây gọi là hợp đồng].” [3] Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail.

[4] Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 5 ĐKCT.

Trong những năm gần đây, các giao dịch dân sự bằng hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến. Khi tham gia giao kết các hợp đồng này, các bên đều mong muốn có lợi cho mình nên thường đưa ra các điều khoản về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng, cụ thể một trong số đó là biện pháp bảo lãnh bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Bài viết sau đây, Luật Hoàng Phi xin phân tích cụ thể đến quý khách hàng về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo cách thức phân loại bảo lãnh ngân hàng thì Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một loại với cách phân loại theo mục đích sử dụng. Với câu hỏi bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Luật Hoàng Phi xin định nghĩa như sau:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh

Hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì không có quy định cụ thể về hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do đó, biện pháp này có thể thực hiện thông qua văn bản hoặc lời nói đều phát sinh hiệu lực như nhau.

Thôn thường ở Việt Nam, trong hoạt động đấu thầu trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu thường nộp dưới hình thức thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành.

Giá trị của thư bảo lãnh: Có giá trị cho đến khi hợp đồng được hoàn thành.

Thời hạn có hiệu lực: Do các bên thỏa thuận thường bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu cho đến khi hoàn thành hợp đồng.

>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh dự thầu là gì?

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. 

– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

+ Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 

+ Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. 

Khi xác lập bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ gốc [ban đầu] và cũng có thể nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ như tiền lãi, thiệt hại phải bồi thường.

Một phần nghĩa vụ là đối tượng của nghĩa vụ chia thành nhiều phần hoặc đối tượng nghĩa vụ là công việc nhưng công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện, thì các bên thỏa thuận sẽ bảo lãnh một phần của nghĩa vụ chính.

Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Trường hợp này nếu các bên thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm nghĩa vụ chính, tiền lãi, tiền phạt, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản để bảo đảm nghĩa vụ. Mặt khác, bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản của người khác để bảo đảm nghĩa vụ, vì tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, cho nên trong quan hệ bảo lãnh bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể bị thiệt hại. Cho nên bên nhận bảo lãnh và bền bảo lãnh có thể thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh như bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình.

Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung là cá nhân, pháp nhân đang tồn tại vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ, cho nên khi chủ thế chấm dứt tư cách chủ thể của mình thì không thể có năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp luật phát sinh sau đó. Cho nên, nghĩa vụ được bảo đảm hình thành trong tương lai, khi nghĩa vụ đó hình thành thì phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ đó. Nếu nghĩa vụ hình thành trong tương lại được hình thành sau bên bảo lãnh chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động thì sẽ không thuộc phạm vi bảo lãnh.

Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Các chủ thể chính trong quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm: Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

1/ Đối với Bên bảo lãnh:

– Về quyền: được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay, được thanh toán các khoản thù lao do các bên đã thỏa thuận.

– Về nghĩa vụ: có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ; thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh; liên đới thực hiện bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.

2/ Đối với Bên được bảo lãnh:

Trong quan hệ này bên bảo lãnh không có quyền với cả 2 chủ thể còn lai, mà chỉ có các nghĩa vụ tương ứng như sau:

– chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh;

– Hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh.

– Thực hiện đúng, đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.

3/ Đối với bên nhận bảo lãnh có các quyền cụ thể như sau:

– Yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại do vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh.

– Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các trường hợp được quy định tại Điều 341 BLDS 2015.

– Yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.

>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh tạm ứng là gì?

Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận. Thông thường trong quan hệ bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và bền bảo lãnh có mối quan hệ gia đình hoặc thân quen, cho nên việc bảo lãnh thường không có thù lao. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận về một khoản thù lao mà bên bảo lãnh sẽ được nhận từ bên được bảo lãnh.

Trường hợp, công việc bảo lãnh là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thì có thù lao theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định khi.

Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Giá trị bảo lãnh thực hiện được quy định là từ 2% – 10% giá trị hợp đồng, nhưng theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT, tại biểu mẫu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh có nêu giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là từ 2% – 3% giá trị hợp đồng.

Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ chấm dứt khi có các căn cứ sau:

1/ Các bên hoàn thành xong nghĩa vụ trong quan hệ bảo lãnh

2/ Các bên thỏa thuận hủy bỏ, thay thế biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

3/ Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh một cách tự nguyện hoặc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh do cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế

4/ Các bên thỏa thuận chấm dứt quan hệ bảo lãnh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Mọi thông tin thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp số 1900 6557 để được hỗ trợ.

>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề