Theo em Chung ta cần làm gì để phát huy giá trị của những di tích khảo cổ học này

.

Cập nhật lúc: 20:42, 15/01/2021 [GMT+7]

Năm 2020, Sở VH-TTDL giao cho Bảo tàng Đồng Nai phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại 2 địa điểm trên địa bàn TP.Biên Hòa gồm: Long Hưng [xã Long Hưng] và Tân Lại [P.Bửu Long].

Một hố khai quật khảo cổ học tại địa điểm Long Hưng. Ảnh: Ly Na

Nhiều hiện vật, di vật được phát hiện được trong quá trình khai quật khảo cổ bước đầu đã khẳng định rõ hơn các giai đoạn văn hóa khác nhau [giai đoạn tiền sử và giai đoạn lịch sử] tại hai địa điểm Long Hưng và Tân Lại.

* Nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử

Theo báo cáo của Viện Khảo cổ học, từ năm 1995 Học viện Khoa học xã hội tại TP.HCM tiến hành khảo sát trên bề mặt di tích đình Tân Lại và đã phát hiện được 2 tấm đá lớn hình chữ nhật bằng loại đá phiến và một tấm đá khác cũng có màu xám đen.

Năm 2007, trong chương trình điều tra, khảo sát các di tích khảo cổ học trên địa bàn TP.Biên Hòa và H.Long Thành, Bảo tàng Đồng Nai đã phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tiến hành khảo sát trên bề mặt quanh khu đình, đào hai hố phía Đông ngôi đình, thu được hai chiếc rìu đá, một số mảnh gốm cổ. Tại góc phía Tây đáy hố phát hiện được một góc tấm đá ong, là một phần kiến trúc cổ nằm trong tầng văn hóa.

Trong đợt khai quật vào tháng 12-2020, Viện Khảo cổ học đã thu được 4 viên gạch, 2 rìu đá, 1 công cụ mũi nhọn và 1 mảnh công cụ. Từ những hiện vật phát hiện được, các nhà khoa học đã xác định các giai đoạn văn hóa khác nhau tại địa điểm Tân Lại: giai đoạn tiền sử [khoảng 2.500-3.000 năm cách ngày nay] và giai đoạn lịch sử [văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo, khoảng thế kỷ XII-XIII và thời Nguyễn, thế kỷ XIX].

Người dân tìm hiểu về hiện vật thu được trong khai quật khảo cổ học tại địa điểm Long Hưng và Tân Lại. Ảnh: Ly Na

Với địa điểm Long Hưng, khu vực khai quật là một gò cao so với xung quanh, có tên gọi là gò Phước Hội, xưa kia là làng Bến Gỗ. Trên khu vực gò hiện nay có các công trình đình Long Hưng, chùa Long Bửu, miếu Ngũ Hành và các ngôi mộ cổ thế kỷ XIX-XX. Năm 1988, Bảo tàng Đồng Nai và Học viện Khoa học xã hội tại TP.HCM đã đào thám sát 22m2 ở khu vực này, theo nhận định của các nhà khai quật:  “…Di tích Bến Gỗ có 2 loại hình di tích cư trú và di tích thờ cúng, niên đại khoảng những thế kỷ VII-IX”.

Tháng 12-2020, ngoài những dấu vết kiến trúc đã xuất lộ còn thu được một số lượng lớn di vật, gồm 2 nhóm: vật liệu xây dựng [đá, gạch, ngói] và đồ dùng sinh hoạt [gốm sứ, sành và gốm thô]. Với các hiện vật thu được, bước đầu các nhà khoa học có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu là có 2 thời kỳ lịch sử ở vùng đất Long Hưng xưa: thời tiền sử [giai đoạn Bến Đò, có niên đại 3.000 năm cách ngày nay] và thời kỳ lịch sử [từ văn hóa Óc Eo đến văn hóa Đại Việt - thời Nguyễn, từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ XX].

Những di vật xuất lộ cùng với các phế tích kiến trúc đã chứng minh cho một quá trình mà người cổ Long Hưng xây dựng nên những trung tâm văn hóa đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng xuyên suốt từ thời cổ đến trung và cận đại. Sự phong phú và đặc trưng từng loại hình hiện vật qua các thời kỳ lịch sử cho thấy thị hiếu của cộng đồng dân cư đã làm chủ những khu vực đắc địa như gò Phước Hội. Ở đó, người cổ Long Hưng đã giao thương, buôn bán và trao đổi sản phẩm với bên ngoài.

* Bảo tồn và phát huy…

TS Trịnh Hoàng Hiệp, Trưởng phòng Nghiên cứu khảo cổ học tiền sử Viện Khảo cổ học cho biết, với những phát hiện trong khai quật khảo cổ của Đồng Nai năm 2020 có thể khẳng định 2 địa điểm Long Hưng và Tân Lại có giá trị rất quan trọng và rất quý trong thời điểm hiện nay. Bởi những địa điểm khảo cổ học có các lớp cư trú dày đặc với diện tích rộng như thế hiện tại không còn nhiều nữa, hầu hết đã bị xóa và bị phá bỏ hết. Mặc dù các hiện vật thu được chưa xác định niên đại bằng các phương pháp khoa học tự nhiên nhưng đã lấy so sánh niên đại với các điểm khảo cổ học khác có cùng một tính chất văn hóa để đưa ra những nhận định bước đầu.

Một số hiện vật thu được trong khai quật khảo cổ học tại địa điểm Long Hưng và Tân Lại

“Ngoài 2 địa điểm khai quật trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có rất nhiều địa điểm khảo cổ có quy mô. Tôi cho rằng Bảo tàng Đồng Nai cần có định hướng nghiên cứu một cách cụ thể, khai quật và bảo tồn ở điểm nào, như thế nào và phát huy giá trị nó ra sao sau khi khai quật xong. Theo quy định của khảo cổ, sau khi khai quật xong nếu không có định hướng sẽ phải lấp hố, lấp hố rồi thì các công trình sau đó sẽ xây dựng lên như: nhà dân, đình, chùa…như vậy nó sẽ phá hủy di tích” - TS Trịnh Hoàng Hiệp chia sẻ.

TS Nguyễn Hồng Ân, Phó giám đốc Sở VH-TTDL cho biết, năm 2020 ngành VH-TTDL thực hiện quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo quyết định của UBND tỉnh. Theo quy hoạch này, hằng năm ngành sẽ chọn những địa điểm để thực hiện việc nghiên cứu. Riêng với di tích ở Long Hưng, những kết quả khai quật trong năm 2020 bước đầu rất khả quan, có nhiều lớp văn hóa đi từ tiền sử lên tới lịch sử. Thời lịch sử có nhiều kiến trúc chồng chất lên nhau, chứng tỏ đây là địa điểm rất quan trọng trong tiến trình khai phá và mở mang bờ cõi của triều Nguyễn trong việc tiến vào phương Nam.

“Chúng tôi cũng định hướng sẽ tiếp tục tham mưu, báo cáo với UBND tỉnh để đề xuất tiếp tục mở rộng, nghiên cứu thêm về diện tích và quy mô để có thể làm sáng tỏ thêm một số các kiến trúc cơ bản trên gò đất này. Để làm được điều này, trước mắt khảo cổ học phải tính toán phương án căng bạt và trả lại mặt bằng để bảo quản những dấu vết văn hóa mà quá trình khai quật đã làm xuất lộ. Bởi nếu để lớp văn hóa lộ thiên như vậy, bị tác động của mưa, nắng thì các dấu vết văn hóa sẽ bị hỏng” - TS Nguyễn Hồng Ân nói.

Cũng theo TS Nguyễn Hồng Ân, các hiện vật khảo cổ thu được sẽ được Bảo tàng Đồng Nai nhập kho, nghiên cứu và trưng bày, giới thiệu đến công chúng. Và trong lộ trình xếp hạng di tích của tỉnh thời gian tới, ngành Văn hóa sẽ nghiên cứu để đưa di tích khảo cổ học Long Hưng và Tân Lại vào danh mục xếp hạng, trình UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh. Qua đó, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích khảo cổ học.

Ly Na

Sơn La hiện có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 16 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 46 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 25 tích chưa xếp hạng đang được khảo sát và lập hồ sơ nghiên cứu. Trong đó, nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị rất lớn, chứa đựng những câu chuyện về lịch sử hàng vạn năm trước đây và những giá trị về văn hóa, đã và đang được các nhà nghiên cứu cất công tìm hiểu, định hướng bảo tồn, phát huy.

                                


Các  hiện vật được tìm thấy tại  Di tích Mái đá Bản Mòn, xã Thôm Mòn [Thuận Châu].

Mới đây, Bảo tàng tỉnh đã công khai kết quả sơ bộ quá trình thám sát và khai quật di tích Mái đá bản Mòn, xã Thôm Mòn [Thuận Châu]. Mái đá bản Mòn được phát hiện từ rất sớm [năm 1927], là di chỉ khảo cổ đầu tiên của Sơn La được tiến hành khai quật với quy mô lớn, có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học và Hội Khảo cổ học Việt Nam. Hàng nghìn hiện vật là đồ đá, mảnh gốm, mộ táng có niên đại 1.000 - 6.000 năm đã được tìm thấy trong quá trình khai quật và đưa về Bảo tàng tỉnh lưu giữ.

Không chỉ Mái đá bản Mòn, nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và được Bảo tàng tỉnh tiến hành thám sát cho kết quả nghiên cứu ban đầu về thời kỳ Tiền - Sơ sử của cư dân cổ sinh sống tại các địa phương của Sơn La. Điển hình phải kể đến những di chỉ nổi tiếng, như: Bãi đá khắc cổ Khe Hổ, hang Thẩm Puốc [Bắc Yên]; hang mộ Tạng Mè, hang Pông [Vân Hồ]; hang Co Noong, Hua Bó [Mường La]; hang Thẳm Mu [Mai Sơn]; di chỉ mộ táng Tân Lập [Mộc Châu]; hang Tắng [Phù Yên]; bãi đá cổ Pá Màng, hang Lán Le [Quỳnh Nhai]…

Đến nay, đã có hơn 5.400 hiện vật khảo cổ học được tìm thấy đang được trưng bày và lưu giữ tại kho bảo quản của Bảo tàng tỉnh với nhiều loại hình phong phú từ các loại đá cuội, mảnh tước, mảnh gốm… cho đến mũi tên, vũ khí chiến đấu, đồ đựng, trống đồng, trang sức bằng đồng và cả di chỉ mộ táng còn di cốt tương đối nguyên vẹn. Qua nghiên cứu, gần 1.300 hiện vật có niên đại từ thời đồ đá cũ, còn lại là các hiện vật có niên đại từ thời đồ đá mới và thời kỳ đồng thau. Các di chỉ khảo cổ cùng với hiện vật phong phú đã thêm khẳng định sự phát triển liên tục của cư dân cổ ngay chính mảnh đất Sơn La từ thời đại nguyên thủy cách ngày nay hàng vạn năm, đến buổi đầu của thời đại văn minh kim khí.

Ông Lò Văn Thanh, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn - Bảo tàng, Bảo tàng tỉnh, cho biết: Từ năm 2015 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã thực hiện và hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu về phát huy di sản văn hóa thời Tiền - Sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình [trên địa bàn tỉnh]. Với mục tiêu nghiên cứu biên soạn các công trình chuyên khảo, phục chế, bảo quản các di tích và di vật của các di chỉ sau khai quật ở các khu vực vùng lòng hồ của 2 thủy điện, các đề tài đã đánh giá những giá trị về lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch, đề ra định hướng bảo tồn và phát huy di sản khảo cổ trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, địa chí của tỉnh.

Cùng với đó, kết quả thám sát, khai quật Mái đá Bản Mòn mới đây cũng là bước đệm để Bảo tàng tỉnh phối hợp cùng với các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu và khai quật các di chỉ khảo cổ lớn trên địa bản tỉnh trong thời gian tới, nhằm làm rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của cư dân cổ và làm sáng tỏ các tầng ý nghĩa của những di chỉ này.

Với các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy, Sơn La trở thành mảng màu đặc sắc trong văn hóa Tiền - Sơ sử của cư dân cổ miền Bắc Việt Nam. Kết quả thám sát, khai quật các di chỉ khảo cổ tại Sơn La không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt khoa học mà còn là nguồn tư liệu quý giá phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, thu thập hiện vật phong phú phục vụ công tác trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Qua đó, định hướng đúng đắn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản vạn năm hiếm có đã được phát hiện tại tỉnh ta. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng phương án tham quan du lịch gắn với bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề