Thành phố Tam Điệp có bao nhiêu phương xã?

Tới dự buổi lễ có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; các Mẹ Việt Nam anh hùng; các gia đình có công với cách mạng và đông đảo người dân thành phố Tam Điệp.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ghi nhận và biểu dương những thành tích mà thị xã Tam Điệp, nay là thành phố Tam Điệp đạt được trong thời gian qua. Diện mạo thành phố có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của thành phố luôn đạt trên 11%/năm. Là một đô thị trẻ giàu tiềm năng ở phía tây nam tỉnh Ninh Bình, thành phố Tam Điệp cần triển khai những giải pháp phù hợp, lấy mục tiêu phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thành phố cần phát huy nội lực, tận dụng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đô thị nhất là kết cấu hạ tầng cơ sở theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trước mắt, địa phương tập trung đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch để thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế, chú ý phát huy hiệu quả những ngành nghề được khẳng định trên thị trường, mở rộng loại hình dịch vụ chất lượng cao để xây dựng thành phố Tam Điệp với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học - kỹ thuật và là đô thị hạt nhân vùng phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình.

Muốn Tam Điệp ngày càng phát triển xứng tầm với tiềm năng, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền cùng các đoàn thể và nhân dân địa phương chung sức, đồng lòng, đoàn kết thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, thành phố Tam Điệp cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng y tế; giáo dục; văn hóa; thể dục thể thao; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo; bảo đảm an sinh xã hội; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; đẩy lùi tệ nạn xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và gắn với bảo vệ môi trường.

Là địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị tỉnh Ninh Bình, thành phố Tam Điệp triển khai nhiều biện pháp để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm nòng cốt xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc, góp phần giúp thành phố Tam Điệp nói riêng, tỉnh Ninh Binh ngày càng phát triển bề vững hơn nữa trong tương lai.

Ngay sau lễ công bố thành lập thành phố Tam Điệp, các đại biểu và đông đảo nhân dân đã được thưởng thức một chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc và màn trình diễn pháo hoa lung linh, đặc sắc trên bầu trời đêm./.

Ninh Bình là một vùng đất “sơn thủy hữu tình”, nơi du khách có thể hỏa mình cùng với thiên nhiên bỏ quên cuộc sống xô bồ cở các thành phố lớn. Rộng lớn với rất nhiều điểm đến du lịch, vậy tỉnh Ninh Bình có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã và phường?. Cùng tìm hiểu qua bài viết này với hoiantrip.org nhé.

Mục lục

Tỉnh Ninh Bình có bao nhiêu huyện và thành phố

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình gồm có 2 thành phố và 6 huyện là:

  1. Thành phố Ninh Bình
  2. Thành phố Tam Điệp
  3. Huyện Nho Quan
  4. Huyện Gia Viễn
  5. Huyện Hoa Lư
  6. Huyện Yên Mô
  7. Huyện Kim Sơn
  8. Huyện Yên Khánh

Trong đó có tất cả 145 đơn vị hành chính cấp xã gồm 121 xã, 17 phường và 7 thị trấn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ninh Bình có những điểm du lịch nào
  • Vào chùa bái đính có mất vé không
  • Xe bus tỉnh Ninh Bình

1. Thành phố Ninh Bình có bao nhiêu phường xã?

Hiện thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình gồm có 11 phường và 3 xã gồm:

– Phường Ninh Phong, phường Đông Thành, phường Vân Giang, phường Nam Thành, phường Ninh Khánh, phường Bích Đào, phường Tân Thành , phường Phúc Thành, phường Ninh Sơn, phường Thanh Bình, phường Nam Bình.

– Xã Ninh Tiến, xã Ninh Phúc, xã Ninh Nhất.

2. Thành phố Tam Điệp

Tam Điệp có 3 xã và 6 phường gồm:

– Phường Bắc Sơn, phường Nam Sơn, phường Tân Bình, phường Tây Sơn, phường Trung Sơn, phường Yên Bình.

– Xã Yên Sơn, xã Quang Sơn, xã Đông Sơn.

3. Huyện Nho Quan

Huyện Nho Quan có diện tích tự nhiên 475km² và khoảng 147 nghìn người dân sinh sống[2006]. Các xã và thị trấn thuộc huyện Nho Quan gồm:

– Thị trấn Nho Quan

– 26 xã là: Cúc Phương, Đồng Phong, Đức Long, Gia Lâm, Gia Sơn, Gia Thủy, Gia Tường, Kỳ Phú, Lạc Vân, Lạng Phong, Phú Lộc, Phú Long, Phú Sơn, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu, Sơn Hà, Sơn Lai, Sơn Thành, Thạch Bình, Thanh Lạc, Thượng Hòa, Văn Phong, Văn Phú, Văn Phương, Xích Thổ, Yên Quang.

4. Huyện Gia Viễn

Với diện tích 178,5 km² và khoảng 118 nghìn người sinh sống[2006], huyện Gia Viễn gồm có 1 thị trấn và 20 xã:

– Thị trấn Me

– Xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Thắng, Gia Thanh, Gia Thịnh, Gia Tiến, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Xuân, Gia Vân, Gia Vượng, Liên Sơn.

5. Huyện Hoa Lư

Có điện tích 139.7 km² và 104 nghìn người sinh sống[2003] huyện Hoa Lư có 1 thị trấn và 10 xã gồm:

– Thị trấn Thiên Tôn

– Xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Trường Yên.

6. Huyện Yên Mô

Là một huyện nằm phía nam tỉnh Ninh Bình với diện tích 144,1 km² cùng hơn 169 nghìn người dân sinh sống[2006], huyện Yên Mô gồm 1 thị trấn và 16 xã:

– Thị trấn Yên Thịnh

– Xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Mai Sơn, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Hưng, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Từ.

7. Huyện Kim Sơn

Sở hữu những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu, Kim Sơn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra, huyện Kim Sơn còn nổi tiếng với 20 làng nghề mỹ thuật truyền thống và nấu rượu. Hiện Kim Sơn có diện thích 207 km² và hơn 172 nghìn người sinh sống[2006] với 2 thị trấn và 25 xã gồm:

– Thị trấn: Phát Diệm, Bình Minh.

– Xã: chia làm 2 khu vực

  • Khu vực bắc Kim Sơn gồm: Ân Hòa, Chất Bình, Chính Tâm, Định Hóa, Đồng Hướng, Hồi Ninh, Hùng Tiến, Kim Chính, Kim Định, Lai Thành, Lưu Phương, Như Hòa, Quang Thiện, Tân Thành, Thượng Kiệm, Xuân Thiện, Yên Lộc, Yên Mật.
  • Khu vực nam Kim Sơn gồm: Cồn Thoi, Kim Đông, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung, Văn Hải và các xã dự kiến thành lập mới tại khu vực bãi ngang, cồn Nổi hiện do quân đội quản lý.

Ngoài ra, theo lộ trình quy hoạch đô thị Ninh Bình, giai đoạn 2020-2025, huyện trở thành thị xã Kim Sơn.

8. Huyện Yên Khánh

Nằm về phía đông nam của tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh có diện tích khoảng 138 km² và hơn 142 nghìn người dân sinh sống[2006] gồm 1 thị trấn và 18 xã:

– Thị trấn Yên Ninh

– Xã: Khánh An, Khánh Công, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Vân.

Mong rằng qua bài viết tỉnh Ninh Bình có bao nhiêu huyện có thể mang đến những thông tin cần thiết giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về tỉnh Ninh Bình và các địa đanh du lịch nổi tiếng nơi đây.

Chủ Đề