Thành phần thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc trừ dịch hại, hay thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ cây trồng [tiếng Anh: pesticide, crop protection agent] có thể là một hợp chất hoá học hay tác nhân sinh học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại.

Máy bay phun thuốc trừ sâu

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thuốc bảo vệ thực vật.

Dịch hại có thể là vi khuẩn, virus, nấm, tuyến trùng, cỏ dại, động vật gặm nhấm, chim, cá v.v có sự cạnh tranh với con người về một loại thức ăn nào đó

Thuốc trừ dịch hại thường được sử dụng như là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người do tiếp xúc, hay ăn phải nông sản có tồn dư thuốc hay môi trường xung quanh nhiễm độc, có thể làm suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, đất, nước....

Có thể dùng biện pháp Đấu tranh sinh học để thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật vì Đấu tranh sinh học an toàn với con người và thân thiện với môi trường hơn.

Mục lục

  • 1 Nhóm thuốc trừ dịch hại
  • 2 Xu hướng sử dụng thuốc trừ dịch hại
  • 3 Lịch sử
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Nhóm thuốc trừ dịch hạiSửa đổi

Gồm có các nhóm thuốc phòng trừ: vi khuẩn, nấm, virus, cỏ dại, giun, động vật gặm nhấm, ve bét, sâu bọ.

Xu hướng sử dụng thuốc trừ dịch hạiSửa đổi

  • Phòng trừ dịch hại tổng hợp [IPM] sử dụng tất cả các biện pháp [trồng trọt, canh tác, bón phân, tưới nước, vệ sinh đồng rộng...] có thể hạn chế phát triển dịch hại và biện pháp sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng nhưng không làm ảnh hưởng đến các loài công trùng có ích và môi trường, chất độc không có tồn tại trong sản phẩm.
  • Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao không ảnh hưởng đến các loài có ích khác.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, hay thiên địch chống lại dịch hại.
  • Sử dụng thuốc hóa học [thuốc trừ dịch hại]: đúng đối tượng, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Nếu sử dụng thuốc không đúng thì một số loài dịch hại sẽ trở lên nguy hiểm hơn vì kháng thuốc.

Lịch sửSửa đổi

Từ 500 năm TCN, con người đã biết sử dụng thuốc trừ dịch hại để ngăn cản sự gây hại cho mùa vụ của họ. Thuốc trừ dịch hại đầu tiên được sử dụng là Lưu huỳnh. Vào thế kỷ thứ 15 chất độc hóa học được biết đến như là Asen [thạch tín], thủy ngân, chì đã được áp dụng để tiêu diệt dịch hại. Ở thế kỷ 17 muối Sunfat Nicotin được chiết suất từ lá cây thuốc lá được sử dụng như loại thuốc trừ côn trùng. Thế kỷ 19 người ta biết đến hai loại thuốc dạng tự nhiên là pyrethrum tìm thấy từ loài cây chi Cúc đại đóa [Chrysanthemum] và Rotenon tìm thấy từ rễ các loài cây nhiệt đới thuộc họ Đậu.

Năm 1939, Paul Müller người Đức phát hiện ra DDT nó có hiệu lực rất mạnh đối với côn trùng, và nhanh chóng sử dụng rộng dãi nhất thế giới. Nhưng đến năm 1960 người ta phát hiện nó ảnh hưởng đến cá và chim và đe dọa đến sự đa dạng sinh học. DDT được sử dụng ở ít nhất là 86 nước, hiện nay DDT vẫn được sử dụng ở những quốc gia nhiệt đới để ngăn chặn bệnh sốt rét vì nó có khả năng tiêu diệt muỗi rất mạnh và một số côn trùng mang bệnh truyền nhiễm khác.

Sử dụng thuốc trừ dịch hại ngày càng gia tăng từ năm 1950. Hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn thuốc sản xuất được sử dụng cho đồng ruộng.

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Phân loại và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật[liên kết hỏng], Tài liệu huấn luyện [dự án APHEDA-NILP trong ngành trồng Chè] từ trang web của Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao động.

Tìm kiếm

  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến

Thuốc bảo vệ thực vật nói chung bao gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại thực vật, các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút sinh vật gây hại đến để tiêu diệt.

Thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sinh học

Các thuốc BVTV hiện nay được tạo thành bởi 2 nguồn cơ bản. Thuốc được chiết xuất từ các sinh vật có trong tự nhiên và tổng hợp từ các chất hóa học. Thuốc tổng hợp từ chất hóa học gọi là thuốc hóa học. Các thuốc được tạo thành bởi phương pháp công nghệ sinh học gọi là thuốc sinh học. Thuốc hóa học và thuốc sinh học khác nhau cả về nguồn gốc và cả phương pháp chế tạo.

Thuốc BVTV sinh học được chia thành 4 nhóm: thuốc vi sinh, các độc tố và kháng sinh, thuốc thảo mộc và các loại thuốc sinh học khác.

1. Thuốc bảo vệ thực vật vi sinh

Thành phần chính của thuốc là những vi sinh vật còn sống, có thể là nấm, vi khuẩn, virus. Những vi sinh vật trong chế phẩm chủ yếu ở dạng tiềm sinh là các bào tử hoặc nang. Chúng có thể chịu đựng lâu dài trong các điều kiện sống không thuận lợi.

Đối với thuốc BVTV vi sinh, các vi sinh vật phải sống trong điều kiện khô hoặc lỏng với các chất phụ gia. Thời gian sống để duy trì hiệu lực không được quá ngắn. Ít nhất là phải 6 tháng để tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Sau khi sử dụng được gặp điều kiện thuận lợi ngoài môi trường, vi sinh vật sẽ phát triển và ký sinh trên cơ thể vật chủ thích hợp.

2. Các độc tố và kháng sinh

Các độc tố và kháng sinh là những chất được hình thành trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Chúng được tách chiết ra để chế thành thuốc BVTV. Tạm thời có thể gọi độc tố là chất gây độc cho một cơ quan hoặc chức năng sinh lý trong cơ thể sâu hại [điển hình là chất Avermectin]. Còn kháng sinh là những chất tác động lên hoạt động sống của tế bào. Điển hình như các chất Kasugamycin, Streptomycin. Cấu tạo hóa học của các chất này nói chúng rất phức tạp.

3. Thuốc bảo vệ thực vật chiết xuất từ thảo mộc

Là những chất được tách chiết ra từ cơ thể thực vật, bao gồm cả dầu thực vật. Đây là những chất hữu cơ thứ cấp được tạo thành trong cơ thể thực vật. Chủ yếu là các Alkaloid và Phenol. Là những chất có hoạt tính sinh học cao nhưng trong cơ thể thực vật chức năng sinh lý của chúng không lớn và có nhiều vấn đề hiện vẫn chưa hiện rõ.

Trong các thuốc BVTV sinh học hiện nay các thuốc thảo mộc chiếm vị trí quan trọng. Chúng đang ngày càng phong phú do có hiệu lực cao, nguồn nguyên liệu dồi dào và tương đối dễ chế biến.

4. Các nguồn gốc sinh học khác

Ngoài các nguồn chính trên đây, một số thuốc BVTV được chế biến từ các nguồn sinh học khác như Chitosan từ vỏ tôm, cua, acid humic, Fulvic từ than bùn, các acid amin thủy phân từ prrotein… Những chất này cũng đang được sản xuất ra nhiều để làm cho các loại thuốc BVTV sinh học ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

Ngoài ra còn có dầu khoáng. Dầu khoáng cũng được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Tuy không có nguồn gốc trực tiếp từ sinh vật song dầu khoáng là một sản phẩm tự nhiên nên có độ an toàn cao với môi trường. Dầu khoáng được coi là thuốc chủ lực trong phương pháp quản lý dịch hại [IPM] trên các cây ăn quả có múi ở nhiều nước trong đó có cả Việt Nam.

Đọc thêm: 5 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được tin dùng nhất hiện nay

Hùng Chaetomium

Xem thêm về: Trừ sâu sinh học

Danh mục: Vi sinh

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

Tính kháng thuốc của các loại sâu hại cây trồng

Phương thức và cơ chế tác động của thuốc sinh học

Độc tố trừ sâu sinh học được làm từ vi sinh vật

Dầu khoáng và những tác dụng chính giúp bảo vệ cây trồng

Sử dụng thuốc sâu sinh học hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • Khuyến mãi

      WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      895,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      180,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      215,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

      540,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Xuất khẩu chính ngạch là gì? Vì sao nên xuất khẩu nông sản chính ngạch?
    • WAO Detox là gì?
    • Thực phẩm hữu cơ ngày càng được ưa chuộng
    • Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến
    • Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ và cơ hội tăng xuất khẩu sang Bắc Âu

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục

    • Trang chủ
    • WAO LÀ AI?
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề