Vì sao chúng ta bị bệnh muonsongkhoe

Phóng to
Đi bộ thế dục ở công viên Thống Nhất, Hà Nội - Ảnh: Trọng Chinh
TT - Phần nổi của tảng băng nhỏ nhưng ở phần chìm, tảng băng to, rộng, sâu thế nào chúng ta không hình dung nổi. Đó chính là hình ảnh các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường [đái tháo đường - ĐTĐ], mà người bệnh cũng như không [chưa] bệnh hầu như chẳng thấy.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Mỗi lần chẩn đoán một ca bệnh mới, không thể không rùng mình khi liên tưởng đến những gì bệnh nhân sẽ phải trải qua, phải đối mặt, mà nếu muốn sống khỏe trong suốt quãng đời còn lại của mình sẽ phải tranh đấu vô cùng.

Gọi là phần chìm của tảng băng do lẽ các biến chứng của ĐTĐ, một mặt vẫn còn làm nhức nhối giới chuyên môn, một mặt bênh nhân vẫn chưa “nhìn thấy” nó đủ để cùng hợp tác điều trị với thầy thuốc, trong khi những người “chưa bệnh nhân” lại càng không ngó thấy nó để tự phòng ngừa.

Biến chứng rình rập

Khoảng 45% bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng tim mạch, trong đó tỉ lệ tử vong do biến chứng tim mạch chiếm 4,9% [gấp đôi người không ĐTĐ]. Tỉ lệ tử vong do biến chứng suy thận giai đoạn cuối khoảng 20% sau 20 năm. Tỉ lệ mù do biến chứng ĐTĐ là 2% sau 15 năm. Tỉ lệ biến chứng bàn chân là 20%, trong đó khoảng 10% phải đoạn chi [cắt bàn chân]. Để dễ nhớ: cứ mỗi 30 giây trên thế giới lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị đoạn chi.

Nguy cơ tử vong lớn vậy vào lúc mà các loại thuốc giúp giảm biến chứng và nguy cơ không ngừng ra đời; các dụng cụ đo đường huyết cực nhanh, đo đường huyết mà không cần lấy máu trong tầm tay bênh nhân; các loại insulin hít hoặc dán vào da... đầy rẫy; thậm chí các phương pháp cấy ghép tụy, hay nuôi cấy tế bào mầm!

Nguy hiểm cực kỳ là do không biết đau đớn nên bệnh nhân phát hiện và đến bệnh viện quá muộn. Tỉ lệ thiếu máu hay nhồi máu cơ tim không đau ngực, gọi là nhồi máu hay thiếu máu “yên lặng”, khá cao so với người không ĐTĐ. Suy thận thì diễn tiến âm thầm bằng cách rò rỉ một ít đạm qua nước tiểu, rồi thì suy thận đến như tiếng sét ngang tai. Chạy thận mỗi tuần cần khoảng 1 triệu đồng, để kéo dài một cuộc đời suốt ngày ra vào bệnh viện! Tại sao ĐTĐ nguy hiểm đến vậy? Đó chính là vì những gì chúng ta được biết chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Phần nguy hiểm giấu mình phía dưới đại dương bao la xinh đẹp kia.

Tăng dân số phi mã

Có quốc gia nào mà dân số tăng gấp đôi trong vòng chục năm chưa? Ấy thế mà "dân số ĐTĐ" trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng một chục năm qua: mới năm 1995 khoảng 110 triệu người ĐTĐ, năm 2006 đã là 246 triệu! Ở VN, năm 2007 số bệnh nhân ĐTĐ cả nước ước tính lên đến gần 1,3 triệu người; đáng ngại là ở khu vực thành thị tỉ lệ mắc ĐTĐ đã lên tới hơn 10,5%, tức cứ mười người đã có một bị ĐTĐ! Con số này không dừng ở đó. Điều đó có nghĩa là nếu không cẩn thận, cũng sẽ mắc tiểu đường.

Kiếm tiền quên bệnh

Bệnh nhân không đủ quyết tâm để vượt qua những cám dỗ rất đời thường của miếng xôi chè hay ly rượu. Họ cũng không đủ can đảm để tiếp nhận những phương pháp điều trị tích cực như tiêm chích insulin. Họ quá bận rộn và mệt mỏi với công việc nên không có thời gian luyện tập thân thể. Họ lo kiếm tiền quên cả bệnh tật của mình, hoặc họ không đủ tiền để theo đuổi điều trị lâu dài. Sai lầm này phải trả giá bằng cả mạng sống của họ.

Quan trọng nhất là bệnh nhân không đủ kiến thức về bệnh tật nên không hình dung nổi những gì sẽ đến với mình. Thầy thuốc, do quá ít thời gian, nên không thể nói chuyện kỹ càng với bệnh nhân về bệnh để giúp bệnh nhân hiểu biết về bệnh tật, hầu giúp thay đổi lối sống và thói quen vốn đã được bồi đắp, được lên chương trình, thấm sâu vào từng thớ thịt mỗi người bao nhiêu năm qua...

Chấp nhận qui luật muôn đời

Mỗi lần gặp bệnh nhân ĐTĐ mới là mỗi lần bức xúc nhưng vẫn luôn cố cười tươi và nói: “Thật may, vì đây là bệnh có thuốc chữa, có thể sống qua tuổi thất thập cổ lai hi”. Câu này tôi nói ra là muốn giúp bệnh nhân trước hết chấp nhận qui luật sinh tử. Chấp nhận rồi, chúng ta sẽ có cách để vượt qua.

Một bệnh nhân kể có một lần được mời tâm sự về tâm lý bệnh nhân tim mạch với các bác sĩ, y tá Bệnh viện tim Tâm Đức, đã đặt vấn đề sau: vòng đời là sinh, lão, bệnh, tử. Thế nhưng các bệnh nhân tim mạch của quí vị lại không được may mắn như thế. Nhiều người vòng đời chỉ còn sinh, bệnh, tử, mà không được hưởng giai đoạn lão nên buồn lắm chứ. Thậm chí, các bệnh nhi bẩm sinh còn có khi vắn số hơn... Hãy nhìn thấy họ trong “góc người” đó chứ không chỉ là những cái - máy - uống - thuốc và kiêng khem theo y lệnh.

_________

Kỳ tới: Hình dáng tảng băng

BS VÀNH KHUYÊN

Chủ nhật - 07/03/2021 21:08

Mối liên quan giữa tình người và sức khỏe là nội dung cuộc trò chuyện giữa bà với PGS.TS Nguyễn Hoài Nam. 

Tác giả cùng Thầy thuốc Ưu tú Phan Thị Hồ Hải 

PGS. TS. BS. NGuyễn Hoài Nam

Thưa tiến sĩ, ở tuổi 79 mà bà vẫn khoẻ mạnh, vẫn làm cố vấn chuyên môn cho bệnh viện, vẫn tham gia hướng dẫn và chấm luận án cho các học trò và tham gia nhiều hoạt động xã hội khác v.v…vậy đâu là bí quyết giúp bà sống khoẻ như vậy?

TS Phan Thị Hồ Hải:

Đâu có gì là bí mật! Hãy sống điều độ, có một công việc để yêu thích và đam mê, có được những người để chúng ta yêu thương mà với ngành y chúng tôi thì những người chúng tôi yêu thương chính là những bệnh nhân, những người đang ở trong trạng thái đau khổ. Dù trong hoàn cảnh nào cũng thương họ ngay cả khi đôi lúc có người đối xử với những người thầy thuốc chưa được tốt. Hãy cảm thông với nỗi đau của họ, hãy vui với niềm vui của họ. 

Cũng là người thầy thuốc nhưng các bác sỹ gây mê hồi sức thường bị nhiều thiệt thòi, họ là những người đầu tiên lo cho bệnh nhân được phẫu thuật và là những người ra về sau cùng khi cuộc mổ kết thúc. Bao nhiêu vinh quang thường thuộc về những bác sỹ phẫu thuật còn những thầy thuốc gây mê hồi sức thường lặng lẽ âm thầm như một cái bóng đằng sau các cuộc phẫu thuật “thành công vang dội”?

TS Phan Thị Hồ Hải:

Xã hội phân công thôi, mỗi người một sứ mệnh, mỗi người một vai trò, chúng tôi luôn yên phận và chúng tôi luôn tạo được sự bình yên trong tâm hồn, mọi ganh đua so sánh đều là vô nghĩa khi niềm vui ca mổ thành công, người bệnh được cứu sống tràn ngập trong tim của chúng tôi và là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Theo y học khi mà bạn yêu thương ai và hạnh phúc với niềm yêu thương đó các loại hormone là các Endorphin nội sinh tiết ra nhiều giúp cho tinh thần phấn chấn, các tế bào trong cơ thể được trẻ hoá, hệ thống miễn dịch được tăng cường và sức khoẻ của chính bạn được cải thiện rất nhiều. 

Thế còn chế độ ăn có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự trường thọ hay không? 

TS Phan Thị Hồ Hải:

Có chứ, chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Ăn vừa đủ no, ăn đủ chất đừng có “thực bất tri kỳ vị”. Đang là tháng bảy âm lịch, theo truyền thống mọi người hay ăn chay, điều này rất tốt cho sức khoẻ vì nó thay đổi khẩu vị, giảm các chất mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, ngoại trừ lý do tín ngưỡng, đối với sức khoẻ thì không nên ăn chay trường kỳ, nhất là không nên cho trẻ em ăn chay liên tục vì sẽ có tình trạng thiếu chất và rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Có rất nhiều vị ăn chay trường bị rối loạn chuyển hoá lipide, rối loạn chuyển hoá chất đường và có thể bị bệnh đái tháo đường. Chỉ nên ăn chay xen kẽ với các bữa ăn mặn là tốt nhất. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh điều này. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cách đây khoảng 10 năm đã có một nghiên cứu khoa học trên mấy trăm người ăn chay trường thì tỷ lệ rối loạn chuyển hoá mỡ và đái tháo đường còn cao hơn những người có cùng lứa tuổi và có chế độ ăn bình thường. 

Vậy TS làm thế nào để cái tâm được tĩnh và có được tình yêu thương con người? Bởi vì theo rất nhiều người, trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay rất khó có được một cái tâm yên tĩnh và khó có được một tình yêu con người theo đúng nghiã cuả nó? 

TS Phan Thị Hồ Hải:

Cái gì cũng phải tập luyện và phải có môi trường sống tốt, sống có văn hoá. Điều này rất quan trọng vì văn hoá là nền tảng cho mọi sự phát triển. Bởi vì dù bạn có tâm tốt bẩm sinh mà sống trong môi trường thiếu văn hoá, mọi người ganh đua hãm hại nhau thì khó có cái tâm yên tĩnh và lòng thương yêu nhau lắm, ông bà xưa thường nói: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng mà. Việc xây dựng môi trường sống và làm việc có văn hoá có vai trò rất quan trọng của những người đứng đầu cơ quan và nơi sinh sống. Tuy nhiên cũng đòi hỏi rất nhiều vào sự cố gắng của mỗi người. Hãy sống theo phương châm dù gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 

Để kết thúc buổi trò chuyện hôm nay, TS muốn nhắn nhủ gì với bạn đọc? 

TS Phan Thị Hồ Hải:

Có gì đâu, muốn sống khoẻ hãy lặng lẽ sống, lặng lẽ làm việc, yêu chính bản thân mình và yêu thương mọi người. Rồi tất cả mọi việc sẽ tốt đẹp thôi. Đừng sợ mình là cái bóng mà đó là mình đang sống cho chính mình.
 

Nếu coi cơ thể con người là một ngôi nhà tổng thể thì gan chính là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều với các chất độc hại thì dù gan vững chãi đến đâu cũng sẽ bị đổ gục. Lá gan nhiễm độc, cơ thể thiếu lá chắn bảo vệ, bệnh tật sẽ đến nhanh. Vậy nên thải độc cho gan là điều tiên quyết phải làm nếu muốn sống lâu, sống khỏe. 

Gan bị nhiễm độc như thế nào?

Trong cơ thể, gan là bộ phận chính yếu đảm nhiệm vai trò khử độc. Gan có hàng trăm nghìn tế bào ngày đêm làm việc cần mẫn để chuyển hóa và đào thải độc tố. Cơ chế chống độc của tế bào gan là tiết ra các enzym hoặc các cytochrome P450 trong lưới nội bào [chất có vai trò quan trọng trong quá trình khử độc của gan]. Chúng có nhiệm vụ giảm độc tính và thải trừ một số chất có hại được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc được sinh ra ngay trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Tuy vậy các tế bào gan cũng chỉ có khả năng tiết enzym hoặc cytochrome P450 với một lượng nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn không biết điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi như uống rượu bia liên tục, thường xuyên dùng thực phẩm chứa hóa chất bảo quản, đồ ăn thiếu dinh dưỡng hợp lý, sử dụng thuốc tây dài ngày, hay thức đêm, làm việc căng thẳng… thì gan sẽ bị quá tải. Khi ấy, các enzyme gan tiết ra không đủ để chuyển hóa chất độc sẽ khiến chúng tích tụ và làm tổn thương chính tế bào gan, về lâu dài có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan. Chất độc không được gan chuyển hóa hết cũng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, sức khỏe suy yếu nhanh chóng.

Thải độc gan sao cho đúng cách?

Bởi vì gan quan trọng như thế nên yêu cầu chúng ta phải dứt khoát tìm một phương pháp giải độc cho gan để bảo vệ chính sức khỏe bản thân. Các biện pháp thải độc gan thông thường hiện nay được áp dụng chính là các loại nước detox từ chanh, muối, dầu oliu… Tuy nhiên, hiện nay khoa học chưa ghi nhận bằng chứng nào chứng minh những loại nước detox có thể làm sạch gan, thanh lọc cơ thể, hơn nữa tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng và chúng không giải quyết được tác nhân gây hại cho gan.

Thải độc gan tốt nhất là cần tác động đúng cơ chế làm suy yếu vai trò giải độc ở gan, đó chính là độc tố tích tụ quá nhiều khiến gan suy yếu. Do đó, các chuyên gia gan mật khuyên rằng khi giải độc gan, bạn cần phải đồng thời thực hiện hai việc đó là loại bỏ độc tố từ trong ra ngoài, sau đó bổ sung chất dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi các bệnh tật.

  • Đầu tiên, hãy loại bỏ hoặc hạn chế tối đa đồ ăn uống có hại: loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê, đường tinh luyện, chất béo chuyển hóa [có trong đồ ăn nhanh, đồ chiên rán để lâu ngày], chất béo bão hòa, đồ nướng… tất cả đều hoạt động như các chất độc trong cơ thể.

Hạn chế tối đa đồ ăn uống có hại: loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê….

  • Tiếp theo nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, có khả năng giải độc tốt như gạo lức, các loại rau củ quả tươi: củ cải, cải bắp, súp lơ xanh, rong biển và dễ thực hiện nhất. Tăng cường hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi, thanh long… giúp tăng cường sản xuất glutathione – một hợp chất giúp tăng cường chuyển hóa độc tố.
  • Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn nên áp dụng những biện sau để chính cơ thể không sinh ra các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất: hít thở sâu để oxy lưu thông hoàn toàn trong cơ thể, tập thể dục thường xuyên để tăng cường chuyển hóa, xông hơi trong phòng tắm để cơ thể loại bỏ chất thải qua mồ hôi.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ trước 23h và đủ giấc để tăng cường sức đề kháng cho lá gan và cho cơ thể, giúp quá trình giải độc gan diễn ra hiệu quả.

Người viêm gan virus, xơ gan cần thải độc gan mạnh mẽ và khoa học hơn

Với người bình thường, thải độc gan hàng ngày đã là rất quan trọng, với những người bệnh mắc bệnh gan, đặc biệt là người bị viêm gan virus, xơ gan thì giải độc gan là cần thiết, giúp tăng cường chức năng gan cho ngườiị bệnh viêm gan virus và xơ gan. Bởi ở những đối tượng này, chức năng gan đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến việc bài tiết độc tố, các chức năng chuyển hóa, dự trữ chất dinh dưỡng kém hơn. Khi đó, chất độc sẽ dễ dàng tích tụ, người bệnh đối mặt với nguy cơ bệnh gan tiến triển xấu và dễ mắc phải vô vàn bệnh khác do chức năng gan kém gây ra.

Cây cà gai leo

Người bệnh viêm gan virus, xơ gan vẫn cần duy trì cách thải độc gan nhưng cần sử dụng biện pháp giải độc gan chuyên biệt cho bệnh của mình. Người bệnh cần biết rằng lúc này không chỉ thải độc gan đơn thuần mà phải tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra gan yếu đó là virus tấn công, tế bào gan xơ xâm lấn.

Do đó, việc giải độc gan phải song song với ức chế virus, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, tăng cường chức năng gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan. Để làm được điều này, ngoài phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, các chuyên gia gan mật khuyên người bệnh nên sử dụng thêm Cà gai leo, một loại thảo dược đã được y học cổ truyền ca tụng hết lời vì công năng chữa các bệnh gan mật đơn giản và được khoa học hiện đại nghiên cứu chuyên sâu chứng minh là cây thuốc duy nhất đến nay có khả năng ức chế virus viêm gan, ngừa xơ gan tiến triển, giải độc và bảo vệ gan hiệu quả.

TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm hàng đầu cho bệnh viêm gan virus và xơ gan

Ngoài được đầu tư nghiên cứu, Giải độc gan Tuệ Linh còn được đầu tư vùng dược liệu Cà gai leo sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế tại Triệu Sơn [Thanh Hóa] và Nghĩa Hành [Quảng Ngãi], sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy trình chiết xuất Cà gai leo được chuyển giao độc quyền từ đề tài của Viện Hóa học, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là quy trình chiết xuất Cà gai leo hiện đại nhất hiện nay, cho thành phần hoạt chất tinh khiết và trọn vẹn nhất. Chính vì thế mà hơn 10  năm qua, Giải độc gan Tuệ Linh đã được hàng triệu người tin tưởng lựa chọn để giải độc, bảo vệ gan mỗi ngày, giúp người bệnh viêm gan virus, xơ gan thoát khỏi hiểm nghèo và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Vùng nguyên liệu cà gai leo của Công ty TNHH Tuệ Linh ở Triệu Sơn – Thanh Hóa

Để mua sản phẩm hãy ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY.

Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan gọi ngay tới số 0912571190

Video liên quan

Chủ Đề