Thai 39 tuần ra máu như kinh nguyệt

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/mang-thai-ra-mau-nhung-khong-dau-bung-canh-giac-doa-say-thai/

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong giai đoạn thai kỳ, bất cứ vấn đề nào cũng có thể gây nguy hiểm và khiến mẹ bầu lo lắng, nhất là trường hợp ra máu âm đạo. Một số bà bầu không đau bụng nhưng ra máu cũng cần phải cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy.

Có đến 20-30% thai phụ đang trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhận thấy có hiện tượng ra máu với lượng nhiều hoặc ít. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chảy máu khi mang thai và phần lớn là không làm mẹ bầu đau bụng:

  • Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung

Việc mang thai ra máu nhưng không đau bụng có thể xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên bạn có thai. Tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng, vì đa số đây chỉ là biểu hiện của máu báo cho biết trứng đã làm tổ trong buồng tử cung thành công. Quá trình này có thể khiến một số mẹ bầu ra chút máu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. Hiện tượng này sẽ hoàn toàn biến mất sau 1-2 ngày.

Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ có sự xáo trộn các hormone nội tiết. Đôi khi những phản ứng hóa học bất thường có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng sau một thời gian ngắn, cơ thể thích nghi được với sự có mặt của các hormone mới thì hiện tượng này cũng nhanh chóng biến mất.

Viêm nhiễm vùng kín khi mang thai cũng có thể khiến mẹ bầu ra máu

Khi mang thai các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nên lựa chọn những tư thế quan hệ an toàn, giảm tần suất quan hệ và không nên sử dụng những động tác kích thích mạnh có thể gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới mang thai và tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thận trọng khi quan hệ để tránh gây kích thích tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong thời gian mang thai, khá nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, chỉ là khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là do sự thay đổi của tuyến nội tiết gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm nhiễm. Vì vậy khi có dấu hiệu ra máu, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.

  • Ảnh hưởng sau mỗi lần thăm khám thai

Nhiều trường hợp thai phụ khám phụ khoa, bác sĩ phải dùng mỏ vịt để khám hoặc ở tháng cuối thai kỳ sau khi được khám âm đạo [bác sĩ đưa tay vào trong âm đạo kiểm tra tử cung đã mở chưa, mở bao nhiêu phân] khi ra về thấy bị ra chút máu. Một phần là do mẹ bầu có cảm giác lo sợ khiến tử cung co thắt khiến bác sĩ khó thao tác chính xác nên có thể gây chảy ít máu ở bộ phận sinh dục của mẹ bầu.Lưu ý: Các trường hợp chảy máu trên thông thường mẹ bầu không cần quá lo lắng, vì lượng máu chảy thường khá ít, không gây đau đớn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mang thai ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi đang gặp nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tụ máu màng đệm, bong nhau thai... nếu không thăm khám kịp thời có thể gây sảy thai, sinh non hoặc đứt nhau.

Khi có dấu hiệu ra máu, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể và thực hiện những điều sau:

  • Theo dõi lượng máu ra từ khi thấy máu xuất hiện.
  • Nghỉ ngơi, không vận động trong thời gian này, nếu máu chảy nhanh, nhiều, liên tục cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục an toàn bằng nước muối và sản phẩm an toàn, rửa xà phòng ở mức độ hạn chế bởi có khả năng làm mất cân bằng pH.
  • Biểu hiện ra máu không thuyên giảm nên đến bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán, không tự ý chữa trị tại nhà cũng như chần chừ khi thấy triệu chứng.

Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ chảy máu khi mang thai là thường xuyên khám thai theo định kỳ

Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ chảy máu khi mang thai là thường xuyên khám thai theo định kỳ

Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ chảy máu khi mang thai là thường xuyên khám thai theo định kỳ. Đặc biệt nên khám phụ khoa trước khi quyết định mang thai, cũng như trong giai đoạn mang thai để đảm bảo cơ thể người mẹ không mắc các chứng bệnh nguy hiểm.

Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe thai nhi và mẹ toàn diện, sớm phát hiện những bất thường đặc biệt là những thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non, thai ngoài tử cung hoặc mang thai trên 35 tuổi. Những dấu hiệu như chảy máu âm đạo có thể là cảnh báo sức khỏe thai kỳ không tốt, nếu không được can thiệp kịp thời rất dễ sảy thai, suy thai, thai lưu. Ngoài ra, khám phụ khoa khi mang thai rất quan trọng bởi khi mang thai, bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sinh nở đặc biệt là các bệnh lý về mắt [đối với sinh thường].

Để bảo vệ sức khỏe thai nhi và thai phụ toàn diện trong suốt quá trình mang thai, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, thai phụ sẽ được khám thai định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa, khám phụ khoa, đặc biệt là xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp cho mẹ trong 3 tháng đầu, xét nghiệm Rubella. Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sau sinh cho bé. Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ gặp bất cứ vấn đề bất thường về sức khỏe sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị với các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Hình ảnh khách hàng khám thai tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Ra máu khi mới mang thai: Khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?

Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng ngừa

XEM THÊM:

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu nửa cuối thai kỳ, có trường hợp chỉ cần điều trị nội khoa, tuy nhiên có trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp để cứu mẹ và thai nhi. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu chảy máu nửa cuối thai kỳ, phụ nữ có thai phải đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Hiện tượng chảy máu nửa cuối thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân. Tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ có thể do viêm hoặc lộ tuyến tử cung, đây là các trường hợp có thể điều trị nội khoa. Trong một số trường hợp có thể xảy ra chảy máu nửa cuối thai kỳ nặng, nguyên nhân thường là do bất thường bánh rau. Hai nguyên thường gặp là rau bong non và rau tiền đạo. Ngoài ra, dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung hoặc chuyển dạ sinh non cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu khi mang thai 3 tháng cuối.

1.1 Rau bong non

Bình thường, bánh rau sẽ bám vào thành tử cung, rau bong non là tình trạng rau bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương, đây là nguyên nhân thường gặp ra máu khi mang thai tháng cuối.

Triệu chứng của rau bong non tùy theo mức độ bệnh:

  • Thể nhẹ: bệnh nhân toàn trạng bình thường, chảy máu ít. Khi khám có thể có hoặc không có suy thai. Bệnh thường chỉ chẩn đoán được khi làm siêu âm.
  • Thể trung bình: bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật, tử cung co cứng nhiều, tim thai có thể nhanh hoặc chậm, máu âm đạo ra lượng vừa loãng. Bệnh nhân có thể có sốc nhẹ.
  • Thể nặng: người bệnh đau dữ dội, bị tiền sản giật nặng, ra máu âm đạo đen, loãng không đông. Khi khám không thấy tim thai, trương lực cơ tử cung tăng, tử cung cứng như gỗ, cổ tử cung cứng, ối căng phồng, trong nước ối có thể có máu.

Bệnh nhân cần được nhanh chóng hồi sức chống sốc [nên truyền máu tươi] và phẫu thuật lấy thai. Bù đủ thể tích máu lưu thông bằng truyền dịch để đề phòng rối loạn đông máu.

1.2 Rau tiền đạo

Là rau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung. Do đó, bánh rau sẽ cản trở toàn bộ hoặc một phần đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu khi mang thai 3 tháng cuối.Bệnh nhân có triệu chứng chảy máu đột ngột, không kèm đau bụng, máu âm đạo ra cả đỏ tươi lẫn máu cục, chảy máu kết thúc đột ngột cũng như khi xuất hiện. Khoảng cách giữa các đợt chảy máu ngắn lại, lượng máu chảy ra về sau càng nhiều hơn. Bệnh nhân mất máu nhiều có thể bị sốc, gây nguy hiểm tính mạng. Khi khám, ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường, tim thai bình thường hoặc suy thai nếu mẹ bị sốc.

Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu khi mang thai 3 tháng cuối

Rau tiền đạo được chẩn đoán xác định bằng siêu âm. Những bệnh nhân có nguy cơ cao rau tiền đạo là người có sẹo mổ cũ. Điều trị rau tiền đạo được xử trí như sau:

  • Khi chưa chuyển dạ: Nếu thai đã được hơn 36 tuần và rau tiền đạo trung tâm thì nên phẫu thuật lấy thai chủ động. Nếu thai còn non tháng, tình trạng chảy máu ít hoặc đã ngừng chảy máu thì điều trị chờ đợi cho thai lớn hơn. Nếu bệnh nhân chảy máu nhiều thì phẫu thuật lấy thai ngay bất kể tuổi thai.
  • Khi đã chuyển dạ: Nếu là rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm thì phải phẫu thuật lấy thai ngay kết hợp với hồi sức truyền dịch, truyền máu. Nếu rau bám thấp, bám mép, ra máu nhiều thì phẫu thuật lấy thai; nếu chảy máu ít thì bấm ối, xé rộng màng ối và theo dõi để đẻ đường âm đạo.

1.3 Dọa vỡ tử cung

Sản phụ đau nhiều do cơn co tử cung nhanh và mạnh. Khi khám thấy vòng Bandl kéo lên cao, tử cung có hình quả bầu nậm, tim thai nhanh, chậm hoặc không đều. Khám âm đạo thấy ngôi thai bất thường, ngôi cao hoặc chưa lọt.

Bệnh nhân sẽ xử trí bằng các thuốc giảm co mạch, truyền dịch, tìm và xử trí theo nguyên nhân gây dọa vỡ tử cung. Nếu là nguyên nhân gây đẻ khó thì phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu qua ngã bụng.

1.4 Vỡ tử cung

Vỡ tử có thể gây ra máu khi mang thai tháng cuối. Trước khi vỡ tử cung, sản phụ có dấu hiệu dọa vỡ tử cung trừ trường hợp có sẹo phẫu thuật cũ ở tử cung. Sản phụ đang đau dữ dội, sau một cơn đau chói đột ngột thì hết đau và có thể sốc. Khi vỡ tử cung, các cơn co tử cung của sản phụ không còn, mạch nhanh, huyết áp giảm, chân tay lạnh, vã mồ hôi,...Khi khám thấy bụng chướng, nắn đau, sờ thấy phần thai ngay dưới da bụng, bụng méo và không còn dấu hiệu dọa vỡ, tim thai mất, thăm âm đạo không có xác định ngôi thai.

Đây là tình trạng đe dọa tính mạng, bệnh nhân cần được hồi sức chống choáng, nâng huyết áp, truyền máu và chuyển ngay đến phòng mổ cấp cứu, xử trí vết rách tử cung [bảo tồn, cắt tử cung toàn phần hoặc bán toàn phần].

1.5 Dọa sinh non

Ra máu khi mang thai tháng cuối có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ. Trước hoặc ngay khi bắt đầu chuyển dạ, âm đạo sẽ tiết ra một ít chất nhầy lẫn máu còn gọi là chất nhầy hồng âm đạo. Nếu xảy ra quanh 3 tuần ngày dự sinh thì đây là dấu hiệu bình thường. Nếu xuất hiện sớm hơn có thể là dấu hiệu sinh non. Một số dấu hiệu khác của chuyển dạ sinh non là tăng tiết dịch âm đạo, cảm giác áp lực tăng lên khung chậu, tức bụng dưới, đau lưng âm ỉ, dạ dày bị co thắt, có thể kèm tiêu chảy, xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc tử cung co cứng, chuột rút nhẹ, nước ối vỡ ra rất nhiều hoặc rỉ ra từ từ.
Như vậy chảy máu nửa cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của những tai biến sản khoa nguy hiểm, đe dọa sức khỏe mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn, khi có dấu hiệu chảy máu nửa cuối thai kỳ, phụ nữ phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Ra máu khi mang thai tháng cuối có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cận cảnh mổ đẻ ở Vinmec: An toàn, giảm đau, trọn vẹn hạnh phúc!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề