Tết Nguyên đán theo cách gọi của người Indonesia là gì

Một số phong tục, tập quán của In-đô-nê-xi-a 

 

1. Lối sống truyền thống

- Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp bạn không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn bạn. Bạn nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng.

 - Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều bạn nói hơn là làm bạn mất lòng. Người Indonesia rất thích được khen ngợi và vì vậy bạn nên chú ý những điểm mạnh của người Indonesia mà bạn giao tiếp để có những lời khen thích hợp và hơn nữa bạn cũng cẩn thận với những lời chê bai, mỉa mai - những lời hoàn toàn không có lợi cho bạn.
- Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết trả lời. Nếu bạn không biết về đường đi ở Indonesia, tốt hơn hết là nên chuẩn bị một bản đồ hoặc hỏi trước chắc chắn cách đi đến nơi mình cần. Nếu bạn hỏi những người bên đường, bạn có thể bị chỉ sai hướng.

2. Những điều cấm kỵ

- Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn, Nhưng những người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. 
- Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó.

- Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.

3. Cử chỉ giao tiếp lịch sự

- Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu á, vì như thế là mất lịch sự. Người indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.

 - Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải [không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ]. Để an toàn, bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính trọng, lịch sự. 

- Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.

- Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.

- Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự.

4. Phong tục tặng quà 

- Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của đơn vị bạn, của tỉnh bạn. Quà không cần gói cũng được. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người Indonesia tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ.

- Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn..

- Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệch [trừ khi đã được đồng ý trước đó]. Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất. Họ có thể từ chối nhận quà đến đến 3 lần rồi mới nhận vì họ sợ cho là tham lam.

- Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế là điềm không may mắn.

- Khi đàn ông tặng hoa  hay quà cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, khi tặng quà họ thường nói, và bạn cũng nên nói, là món quà này là do vợ mình gửi tặng.

- Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong bao đỏ lì xì. Các ông chủ thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một tháng lương.
 

Những món quà nên tránh tặng

- Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ

- Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh

- Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi.
- Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da.

5. Thói quen trang phục

- Khí hậu ở Indonesia rất nóng và ẩm quanh năm. Do vậy, những trang phục được may từ chất liệu tự nhiên như cotton, lụa là sự lựa chọn tối ưu.
- Sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những doanh nhân, quan chức ở Jakarta là mặc áo vest, sơ mi dài tay và thắt caravat và bỏ chúng ra khi thấy thích hợp. Áo vest và caravat là rất cần thiết trong các cuộc gặp cấp cao. 

- Indonesia là đất nước theo đạo Hồi. Do vậy, nên tránh mặc các trang phục không kín đáo.

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng những cơn mưa rào thường xảy ra quanh năm. Do đó, bạn luôn mang một chiếc ô bên mình.

6. Một số thông tin cần biết khác khi đến Indonesia

Giờ làm việc

- Cơ quan chính phủ thường bắt đầu làm việc vào lúc 7h sáng và kết thúc lúc 3h chiều [trừ các ngày cuối tuần]

- Các ngân hàng thường mở cửa lúc 8h sáng và đóng cửa vào lúc 5h chiều, từ Thứ 2 đến thứ 6, và đến 1h chiều Thứ 7.

- Các bưu điện mở cửa lúc 9h sáng và đóng cửa lúc 9h tối, từ Thứ 2 đến thứ 7.

Giao thông

- Ở Jakarta thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì vậy, tốt nhất nên tránh các cuộc hẹn vào giờ cao điểm.

Tiền tệ

- Đơn vị tiền tệ chính thức của Indonesia là rupiah, được chia thành 100 sen.

- Thẻ tín dụng được sử dụng trong các khách sạn lớn, nhà hàng.

- Các ngoại tệ, đặc biệt là đôla Mỹ dễ dàng đổi tại các ngân hàng.

Đi lại

- Tại sân bay: Mất khoảng 45’ từ sân bay về thủ đô Jakarta. Ở sân bay có các ngân hàng, bưu điện, quầy hàng miễn thuế, quầy lưu niệm, nhà hàng..Hàng giờ có các chuyến xe buýt về thành phố. Ngoài ra, thường xuyên có các chuyến xe buýt đến sân bay thứ 2 của Jakarta là sân bay Halim Perdana Kusuma, cách 13km về phía đông nam thành phố. Denpasar cách 13km theo hướng Tây nam thành phố, là sân bay chính của Bali [mất khoảng 30’].

- Phim ảnh, máy quay phim, băng cassette, băng video.. đều phải được kiểm duyệt tại sân bay. Ngoài ra, những vật bị cấm mang theo: vũ khí, súng ngắn, điện thoại không dây, trái cây tươi, sách báo không lành mạnh.

Thức ăn

- Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích tại Indonesia. Các món ăn thường khá cay và cơm là thực phẩm chính. Trà và café là những thức uống phổ biến.[Sau khi dùng bữa xong, có thể sử dụng tăm nhưng không nên sử dụng chúng nơi công cộng].

TK Sưu tầm

Có bao nhiêu nước ăn Tết Nguyên Đán là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng VinID chu du khắp thế giới để khám phá những nước ăn Tết âm cùng các phong tục đón năm mới cực thú vị qua bài viết sau nhé.

1. Trung Quốc – Hồng Kông – Đài Loan

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước ăn Tết âm giống Việt Nam. Tại đất nước này, Tết được gọi là lễ hội mùa xuân [春节]. Người dân có thời gian vui chơi, nghỉ Tết khá dài. Không khí Tết kéo dài từ mùng 8 tháng Chạp đến tận rằm tháng Giêng.

Nhiều lễ hội lớn nhỏ được tổ chức khắp cả nước để chào đón xuân mới. Người người nô nức kéo về quê ăn Tết sau thời gian dài bươn chải xa quê.

Người dân còn gìn giữ nhiều tục lệ đón Tết cổ truyền như dán hình thần giữ cửa, treo lồng đèn đỏ, chữ Phúc ngược, dán câu đối, lì xì mừng tuổi, đi chùa cầu may, xem múa lân…

Người dân còn gìn giữ nhiều tục lệ đón Tết cổ truyền như dán hình thần giữ cửa, treo lồng đèn đỏ…

Hồng Kông

Cách đón Tết tại Hồng Kông là sự pha trộn giữa văn hóa Trung Hoa truyền thống và những nét hiện đại của phương Tây. Các hoạt động nổi bật nhất trong mùa lễ hội này là:

  • Chợ hoa với muôn ngàn loài hoa khoe sắc đem đến không khí nô nức tưng bừng của mùa xuân được tổ chức từ 25 – 30 tháng Chạp.
  • Mùng 1 Tết, những chương trình trình diễn nghệ thuật độc đáo sẽ được tổ chức tại cảng Tsim Sha Tsui thu hút đông đảo người dân đến thưởng thức.
  • Mùng 2 Tết, tại cảng Victoria sẽ trình diễn màn pháo hoa đặc sắc kéo dài 20 phút để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Màn pháo hoa đặc sắc kéo dài 20 phút đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Đài Loan

Người Đài Loan cũng có truyền thống ăn Tết giống như Việt Nam. Vào ngày lễ đặc biệt này, mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau hàn huyên tâm sự và thưởng thức những món ăn truyền thống như canh viên, cải bẹ xanh, cá viên…

Vào những ngày cận Tết, các khu chợ đêm Đài Loan cũng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người bán mặc những bộ trang phục đậm hơi thở xứ Đài bán những mặt hàng Tết nhiều màu sắc giúp chợ đêm trở nên thú vị và sầm uất. Nhiều khu chợ đón khách từ 5 giờ chiều đến tận 12 giờ đêm.

Lễ hội thả đèn trời cầu xin bình an, may mắn cũng là một điểm nhấn trong Tết với khung cảnh vô cùng lãng mạn và huyền ảo.

Vào những ngày cận Tết, các khu chợ đêm Đài Loan cũng nhộn nhịp hơn bao giờ hết

2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nước ăn Tết Nguyên Đán. Tại đây, Tết có tên gọi là Seollal [설날]. Ngày Tết kéo dài trong 3 ngày bắt đầu từ mùng 1 âm lịch.

Vào ngày này, người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống là hanbok, cúng bái tổ tiên, quây quần sum họp bên gia đình, nhận tiền mừng tuổi, tham gia các trò chơi dân gian như yunnori [trò chơi cờ], gongginolie [tương tự ô ăn quan], neolttwigi [nhảy bập bênh].

Người Hàn Quốc ăn Tết nhất định phải có tteok kuk [떡국], tức canh bánh gạo. Họ quan niệm rằng ăn canh bánh gạo sẽ giúp rũ bỏ những điều không may, làm trong sạch cơ thể và tâm hồn dịp đầu năm mới.

Gia đình cùng quây quần bên nhau chơi các trò chơi dân gian

3. Triều Tiên

Vào ngày Tết âm lịch, người dân Triều Tiên thường đến dâng hoa tại tượng đài cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Họ cũng dâng cúng tổ tiên vào ngày lễ này và tham gia các trò chơi truyền thống:

  • Người lớn sẽ chơi bài.
  • Các bé gái sẽ chơi nhảy dây hay bập bênh.
  • Các bé trai sẽ ùa ra đường chơi quay, thả diều.

Về ẩm thực, nếu Hàn Quốc có món canh bánh gạo thì Triều Tiên có songpyeon – một loại bánh gạo có hình trăng khuyết. Loại bánh truyền thống này chứa đựng quan niệm của người xưa “trăng khuyết rồi sẽ lại đầy”, minh chứng cho cuộc sống lắm đổi thay, tinh thần luôn hướng tới những điều tốt đẹp.

Người dân Triều Tiên tham gia các trò chơi truyền thống

4. Mông Cổ

Tết cổ truyền Mông Cổ có tên gọi Tết Tháng Trắng [Tsagaan Sar]. Đây là thời điểm quan trọng trong năm báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp.

Vào ngày này, người dân thường mặc trang phục cổ truyền, tập trung tại nhà của người già nhất trong làng, quây quần trò chuyện và thưởng thức các món ăn truyền thống làm từ sữa, thịt ngựa, thịt bò, thịt cừu…

Nam giới Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng vào trước đêm giao thừa. Đó là tập tục lên núi hoặc đồi cầu nguyện. Khi xuống núi, họ sẽ chọn hướng hợp với mệnh tuổi của mình để xuất hành, hoàn tất nghi lễ.

Người dân quây quần trò chuyện và thưởng thức các món ăn truyền thống

5. Singapore

Quốc đảo này có lượng người Malaysia và người Hoa sinh sống rất đông. Cho nên, Singapore nằm trong số các nước có Tết Nguyên Đán.

Suốt từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, có 3 lễ hội lớn được tổ chức để đón mừng năm mới là hội hoa đăng, lễ hội Chingay và lễ hội River Hongbao.

Trong đó, Chingay là lễ hội lớn nhất. Chingay kéo dài đến Tết Nguyên Tiêu tại vịnh Marina. Các chuyến xe, đoàn người phục sức lộng lẫy, nhiều màu sắc sẽ diễu hành trên đường phố. Kèm theo đó là âm nhạc sôi động và nhiều chương trình tạp kỹ đặc sắc như xiếc, ảo thuật, ca vũ, múa lân…

Món ăn truyền thống của người Singapore vào ngày Tết là gỏi cá sống, pencai [một món hầm gồm gà, tôm hùm, hải sâm, nấm, sò điệp, thịt heo…], chè thang viên, mì trường thọ…

Các chuyến xe, đoàn người phục sức lộng lẫy, nhiều màu sắc diễu hành trên đường phố

6. Indonesia

Quốc gia Hồi giáo Indonesia chính thức công nhận Tết Nguyên Đán là quốc lễ vào năm 2001. Người Hoa tại quốc gia này đón Tết trong không khí vô cùng tưng bừng với những hoạt động truyền thống như cúng bái, phóng sinh, đi chùa, tắm tượng…

Các chợ và cửa hàng đầy ắp người mua sắm Tết. Hoa, đèn lồng và những vật trang trí Tết xuất hiện khắp phố phường và các trung tâm thương mại. Tại Indonesia cũng có hoạt động bắn pháo hoa đêm giao thừa và múa lân, múa rồng.

Không khí Tết tại đây bắt đầu nhộn nhịp từ tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng. Câu chúc “Selamat Hari Raya” là lời đón mừng một lễ hội vui vẻ được người dân Indonesia chúc nhau vào tất cả các lễ hội lớn trong năm.

Tại Indonesia cũng có hoạt động bắn pháo hoa đêm giao thừa và múa lân, múa rồng

7. Malaysia

Khoảng ¼ dân số Malaysia là người gốc Hoa. Do đó, Tết âm lịch là một trong những dịp lễ chính thức và quan trọng nhất tại đất nước này.

Màn bắn pháo hoa chào năm mới được tổ chức tại tháp đôi Petronas là hoạt động thường niên không thể thiếu trong dịp Tết.

Sắc đỏ tràn ngập khắp các khu phố người Hoa. Các trung tâm thương mại rực rỡ với câu đối đỏ, đèn lồng đỏ. Người người hòa vào không khí Tết chúc nhau những lời chúc tốt lành và trao những phong bao lì xì may mắn. Người dân cũng tham gia lễ hội đèn lồng lung linh huyền ảo và đến chùa cầu bình an.

Màn bắn pháo hoa chào năm mới được tổ chức tại tháp đôi Petronas

8. Philippines

Tại châu Á, Philippines là nước công nhận Tết âm lịch muộn nhất. Mãi đến năm 2012, Tết Nguyên Đán mới trở thành ngày lễ chính thức tại quốc gia này.

Vào năm mới, người dân Philippines sẽ đến chùa hoặc nhà thờ để cầu mong một năm mới tốt đẹp, bình an. Các hoạt động như múa lân, múa rồng cũng diễn ra rất nhộn nhịp.

Món ăn truyền thống vào dịp Tết tại Philippines là bánh gạo ngọt [tikoy] được làm từ gạo nếp, đường, trứng gà, mỡ heo. Món bánh này có ý nghĩa cầu mong sự sum họp gia đình, mọi người luôn bên nhau.

Món ăn truyền thống vào dịp Tết tại Philippines là bánh gạo ngọt [tikoy]

9. Campuchia

Lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay tại Campuchia được tổ chức vào trung tuần tháng 4. Tết kéo dài trong 3 ngày hoặc 4 ngày với năm nhuận. Mỗi ngày có một tên gọi khác nhau: ngày đầu tiên là Chôl Sangkran Thmây, ngày thứ hai là Wonbơf, ngày thứ ba là Lơng Săk.

Theo quan điểm của người Khmer, mỗi năm sẽ có một vị thần [Têvôđa] khác nhau được phái xuống trần chăm nom cho con người. Vì vậy, vào đêm giao thừa, các gia đình tổ chức cúng kiếng để tiễn đưa thần cũ, đón rước thần mới.

Trong ngày Chôl Sangkran Thmây, mọi người tắm gội sạch sẽ, đi chùa cúng bái và tụng kinh. Trong ngày Wonbơf, người dân sẽ làm cơm dâng cho sư sãi và đắp các núi cát nhỏ để cầu phúc. Ngày Lơng Săk diễn ra với các hoạt động tôn giáo: tắm Phật, tắm sư, cầu siêu cho vong hồn những người đã khuất.

Ngày Lơng Săk diễn ra với các hoạt động tôn giáo như tắm Phật

10. Thái Lan

Tết cổ truyền tại xứ sở chùa vàng có tên là Songkran. Ngày Tết này tính theo Phật lịch [tương ứng với ba ngày 13, 14, 15 dương lịch].

Phong tục té nước trong dịp Tết rất hoành tráng, vui nhộn và nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người sẽ dùng đủ các vật dụng như súng nước, xô, chậu, bóng nước, thau… để té nước vào nhau. Người bị ướt càng nhiều thì năm mới sẽ càng may mắn. Họ cũng té nước vào những bậc cao niên để bày tỏ sự tôn kính.

Những hoạt động trong Tết cổ truyền Thái Lan cũng gần giống với Campuchia: đi chùa, cúng dường, tắm Phật, phóng sinh, đắp các ngôi bảo tháp bằng cát ở bờ sông, cầu phúc cho ông bà cha mẹ.

Phong tục té nước trong dịp Tết rất hoành tráng, vui nhộn và nổi tiếng khắp thế giới

11. Ấn Độ

Tết âm lịch vào hạ tuần tháng 2 tới trung tuần tháng 3 tại Ấn Độ có tên là Holi. Lễ hội mùa xuân này cũng được những người theo đạo Hindu tại đất nước Nepal chào đón. 

Ngày này đánh dấu những tia nắng ấm áp đầu tiên của mùa xuân đã thay thế cho mùa đông se lạnh cũng như cái ác bị cái thiện đẩy lùi.

Ngày lễ này còn được gọi là lễ hội chia sẻ tình yêu hay lễ hội của sắc màu. Sở dĩ có tên gọi này là vì hoạt động truyền thống của người dân trong dịp Tết là ném bột màu. Người dân pha bột màu nhiều màu sắc rực rỡ rồi thoa hay ném lên mặt, lên người hay quần áo của mọi người, bất kể có quen biết hay không.

Lễ hội này khá ấn tượng và thu hút sự quan tâm, tham gia của khách du lịch đến từ các nước trên thế giới.

Hoạt động truyền thống của người dân trong dịp Tết là ném bột màu

12. Bhutan

Tết cổ truyền ở đất nước Bhutan được gọi là Losar hay Tết Tây Tạng. Losar được đón mừng tại Bhutan và cả vùng Tây Tạng vào thời điểm trùng hoặc gần với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Ngày lễ này có nguồn gốc rất xa xưa vào thời kỳ tiền Phật giáo. Vào mùa đông, người dân sẽ thực hiện nghi lễ dâng hương lên các vị thần, hộ pháp và các linh hồn. Dần dần, Losar trở thành một lễ hội đậm màu sắc Phật giáo.

Trong Tết, người dân sẽ đi viếng chùa, cúng bái tổ tiên, múa hát, tổ chức lễ hội. Vua Bhutan sẽ tặng các món quà đầu năm mới cho thần dân của mình.

Lễ hội vào dịp Tết Losar ở Bhutan

Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đã có lời giải cho câu hỏi có bao nhiêu nước đón Tết Nguyên Đán và biết thêm các phong tục cực kỳ thú vị tại những nước ăn Tết âm này. Đừng quên mở app VinID gửi ngay lì xì cho người thân, bè bạn để lan tỏa niềm vui đầu năm mới và gửi những lời chúc tốt lành nhất nhé.

>>> Tết 2022 vào ngày nào? 

Chủ Đề