Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình được các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích đây chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Vì vậy trẻ vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không thoải mái.

Tuy nhiên nếu có việc trẻ vặn mình còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc khiến giấc ngủ không sâu

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ đã biết chưa?

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, thường bắt đầu bằng việc trẻ gồng người lên để vặn mình, đồng thời mặt đỏ lên khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ thức hoặc ngủ, đa phần chỉ kéo dài khoảng vài phút là trẻ lại trở về trạng thái bình thường.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm và nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ cần có kiến thức để xác nhận trẻ sơ sinh hay vặn mình là do nguyên nhân nào, nếu là bệnh lý thì cần điều trị sớm.

1.1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình do nguyên nhân sinh lý

Tình trạng vặn mình sinh lý này có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ vài tuần đến 2 tháng tuổi, đến khi trẻ 3 - 4 tuổi hiện tượng này sẽ biến mất. Nguyên nhân do trẻ nằm trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, khi sinh ra đời còn chưa quen với cuộc sống bên ngoài. Vì thế tế bào thần kinh chưa phát triển hoàn toàn, vỏ não dễ bị kích thích và có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Trẻ vặn mình có thể do chưa quen với môi trường ngoài tử cung

Khi bị kích thích thần kinh, trẻ thường có biểu hiện múa vờn hoặc vận động tay chân vô thức. Do vận động sơ sinh còn hạn chế nên trẻ có thể vặn mình hoặc khua tay chân.

Có thể nhận biết trẻ vặn mình do sinh lý bằng cách theo dõi tình trạng này thường xuất hiện sau tác động của yếu tố môi trường như:

  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Trẻ ngủ ở nơi hoặc tư thế không thoải mái như: đệm quá cứng, gối đầu quá cao, tư thế co quắp không thoải mái, không gian nhiều tiếng ồn và ánh sáng.

  • Thường có động tác vặn mình, cựa quậy, vặn người,… khi đói và trở lại bình thường sau khi bú.

  • Trẻ tiểu nhiều dẫn tới ướt tã, bỉm nhiều.

  • Có phản ứng vặn mình khi tiểu hoặc đại tiện.

Trẻ mặc quần áo hoặc quấn chăn quá chật gây khó chịu nên có phản ứng chống lại như vặn mình, gồng mình, khua tay chân vô thức.

1.2. Trẻ sơ sinh vặn mình do nguyên nhân bệnh lý

Cần cẩn thận nếu biểu hiện vặn mình của trẻ đi kèm với các dấu hiệu bất thường như: ra mồ hôi trộm, ọc sữa, quấy khóc nhiều thì có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc vấn đế sức khỏe như: bệnh đường tiêu hóa, thiếu Canxi, Vitamin D,…

Trẻ vặn mình có thể là dấu hiệu thiếu Canxi

Cần xác định nguyên nhân bệnh lý hay dinh dưỡng này để khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Ngoài ra, khi trẻ thường có phản ứng vặn mình, gồng mình, cha mẹ hãy kiểm tra trẻ có bị thương tổn ngoài da không. Việc côn trùng đốt gây ngứa hoặc tổn thương do va đập cũng khiến trẻ đau đớn và có biểu hiện này.

Triệu chứng vặn mình, đỏ mặt ở trẻ sơ sinh

Hói:

Con tôi sinh được 20 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình [mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người] và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ sáng. Những biểu hiện như thế của con tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? Biểu hiện trên thuộc bệnh lý gì ? Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên và chỉ dẫn cho tôi hướng khắc phục hay đi khám ở phòng mạch nào. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ. [Lê Tấn Tài]

Trả lời:

Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi. Biểu hiện vặn người, đỏ mặt của trẻ thường kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vặn mình sinh lý như: Chỗ ngủ của trẻ quá sáng hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ; do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói; trẻ đi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh nên vặn mình để rặn chất thải ra ngoài cơ thể; tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quá chặt khiến trẻ khó chịu.

Còn tình trạng con bạn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng là do bé chưa phận biệt được ngày đêm, do đó cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Bất kể bé đã buồn ngủ hay chưa, đến một giờ cố định ban đêm, sau cho bé bú no, bạn đặt bé vào chỗ ngủ quen thuộc. Việc lặp đi lặp lại hành động chuẩn bị trước khi đi ngủ quen thuộc này sẽ giúp bé dần hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc. Thêm vào đó, bạn cũng cần giúp bé phân biệt ngày đêm: Vào ban ngày, hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé, những âm thanh quá lớn. Trẻ sơ sinh vẫn cần ngủ các giấc ngắn trong ngày, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé căng thẳng và phát cáu. Trong khi đó, ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cữ bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé để việc chăm con không còn vất vả nữa.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi ngủ

CHIA SẺ

YÊU THÍCH [0]

Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình?
  • Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
  • Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình:
  • Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Bé sơ sinh nhà mẹ lúc ngủ có hay vặn mình, gồng mình, ngủ không sâu giấc? Nếu có, Huggies mời mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý các hiện tượng này ở trẻ trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình?

Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình? Trẻ sơ sinh hay vặn mình vì lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài tử cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không? Mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân làm trẻ hay vặn mình gồng mình khi ngủ, liệu đó là dấu hiệu của các biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của tình trạng bệnh lý khác mẹ cần chú ý.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

  • Do môi trường ngủ: Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất hay việc chăm sóc nuôi dưỡng bé có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.
  • Do trẻ đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh : 30 - 35 ml; trẻ 3 tháng : 100 ml; đến khi bé 1 tuổi : 250 ml; nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được một lượng sữa ít. Nghĩa là bé sẽ đòi bú liên tục do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, thông thường từ 2-3 giờ bú một lần, vì thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2h30, sữa công thức là 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể thay đổi và trẻ đòi bú bất cứ lúc nào cần. Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc. Khi thấy bé hay vặn mình, mẹ nên lưu ý điều này khi chăm bé mẹ nhé!
  • Do trẻ phản ứng khi rặn đại tiện hay tiểu tiện: Khi đi tiểu hay đại tiện, có khả năng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.
  • Các tác nhân khác:
    • Tã bị ướt: Số lượng đi ngoài của bé, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi sẽ rất nhiều, từ 16 - 20 lần/ngày. Với các bé trên 1 tuổi, bé sẽ đi ngoài hơn 12 lần/ngày. Chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé khó chịu nên trẻ hay vặn mình…
    • Mẹ quấn khăn bé bị chật. Khi ngủ, con có thể có những vận động tay chân vô thức, việc mẹ quấn khăn quá chật, sẽ làm con dễ phản ứng như gồng mình, vặn mình trong giấc ngủ.

Thông thường các nguyên nhân trên khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi ngủ, đó là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ, sẽ kéo dài trong vòng vài phút và tự hết, đôi khi kéo dài hơn, nếu như mẹ không phát hiện ra trẻ sẽ khóc.

Tham khảo: Sức khoẻ của bé

Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình:

Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.

  • Tình trạng hạ Canxi máu: luôn có các triệu chứng báo động, các biểu hiện như: tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, có thêm các biểu hiện khác như: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, hay nấc, hay quấy khóc và chậm lên cân... muộn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
  • Một số bệnh lý khác như: da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra:

  • Các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ của bé: nhiệt độ phòng, thời tiết, quần áo, tình trạng tã,...
  • Vệ sinh quần áo, chăn cũi, ga giường thường xuyên để da bé không bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Massage, ôm ấp, vỗ về hoặc mẹ cũng có thể hát ru hoặc trò chuyện cùng bé để giảm bớt cảm giác bất an, lo lắng của con, mẹ nhé.
  • Đưa bé đi tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày: Việc này giúp bổ sung canxi và vitamin D cho bé, giúp bé dễ dàng tổng hợp lượng canxi còn thiếu, đặc biệt quan trọng với các bé sinh non, sinh thiếu tháng.
  • Quan tâm cảm xúc của bé: Tuy hiện tượng vặn mình, gồng mình là những biểu hiện bình thường ở bé sơ sinh, nhưng nó cũng đồng thời thể hiện "cảm xúc của bé" lúc này rằng bé đang khó chịu do tã ướt, do bé đang đói,... Vì vậy, mẹ cần để tâm đến bé nhiều hơn, mẹ nhé.
  • Kiểm tra các vị trí trên da bé: Mẹ nên kiểm tra các vị trí vùng nếp gấp, da bé có bị sưng đỏ, viêm loét hoặc các lỗ tự nhiên [hậu môn, vùng kín] có gì bất thường hay không.
  • Chú ý đến thời gian các cơn vặn mình, gồng mình của bé: bao gồm xu hướng tăng dần hay giảm dần, cường độ như thế nào,...
  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn: Nhiều mẹ mong muốn mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh nên ngay lập tức vào chế độ ăn uống kiêng khem. Nhưng điều này không thực sự tốt với các bé sơ sinh bú trực tiếp sữa mẹ vì hàm lượng canxi bị giảm đi. Mẹ có thể sử dụng những thực phẩm giàu canxi như: thịt, cá, trứng, sữa,... trong thời gian này, mẹ nhé.
  • Kê đầu cao cho bé khi bú và sau khi bú để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tránh tự ý áp dụng các mẹo dân gian có thể gây ảnh hưởng sức khoẻ của trẻ khi chữa vặn mình. Lập tức đưa bé đến bác sĩ nếu tình trạng của bé không cải thiện, không phát triển và hay quấy khóc.
  • Nếu vẫn chưa yên tâm, nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục hay điều chỉnh giúp mẹ nhé.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, khi trẻ vặn mình, mẹ nên:

1. Đừng để bé bú quá no, bạn có thể cho bé bú lượng ít lại nhưng bú nhiều lần

2. Sau bú cho bé ợ sữa tốt

3. Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, hãy kê vai và đầu lên khoảng 30 độ.

Các biện pháp trên đa số sẽ giúp bé bớt ọc, giảm đờm mà không cần dùng thuốc. Bạn nên cho trẻ cực phơi nắng sớm hoặc cho bé uống vitamin D3 [ Aquadetrim 1-2 giọt/ngày] giúp tăng cường hấp thu Vitamin D làm xương cứng cáp, cũng giảm tình trạng vặn mình, ngủ không ngon.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

ĐỌC TIẾP

×

KHám phá Ngay

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện gồng người, vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức hoặc khi ngủ ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tới 2 tháng và thường kết thúc khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, đây là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trẻ chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Chính vì vậy, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Hiện tượng này là hiện tượng sinh lý tự nhiên diễn ra trong khoảng thời gian đầu đời. Tuy nhiên, nó cũng bị kích hoạt bởi một số nguyên nhân nhất định. Đó có thể là các yếu tố môi trường hoặc cũng xuất phát từ chính bản thân của trẻ.

  • Một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình chính là do trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài so với khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi bé ra đời, cơ thể còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các tế bào thần kinh còn non yếu rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến trẻ hay ngọ nguậy, vận động chân tay thường xuyên.
  • Những tác động dù là nhỏ nhất từ môi trường cũng có thể tác động đến trẻ như việc chỗ ngủ của trẻ không được thoải mái, phòng xuất hiện quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng… Hoặc trẻ khó chịu do tã bị ướt, chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé bứt dứt nên hay vặn vẹo…
  • Do trẻ đói: Mẹ nên chú ý cỡ bú sữa của con. Tránh để tình trạng trẻ đói khiến bé hay vặn mình, uốn người thậm chí là quấy khóc nếu trẻ vẫn chưa được đáp ứng.
  • Mẹ quấn khăn chặt quá: Tạo cho con một cảm giác thoải mái, bởi trẻ nhỏ con rất hay có những hành động vô thức. Do đó việc mẹ quấn khăn quá chật sẽ khiến con khó chịu trẻ dễ vặn mình lên hơn.
  • Tình trạng thiếu canxi, vitamin D, dinh dưỡng kém có thể là lời giải đáp vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình: trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, ngủ không yên giấc, hay giật mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra trẻ còn hay nôn ói, chậm lên cân, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm thậm chí có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Một số bệnh lý như: viêm phổi tái đi tái lại, tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, hoặc da bé bị ngứa, nóng rát, thương tổn, trẻ đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, trớ,.. cũng khiến trẻ có phản xạ vặn mình, gồng mình.

Nếu ở mức bình thường, con vặn mình sẽ không có gì đáng ngại, thậm chí báo hiệu sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vặn mình xảy ra thường xuyên, có những ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, giấc ngủ thì cha mẹ cần lưu ý. Đặc biệt, trẻ vặn mình, ọc sữa kết hợp với những dấu hiệu khác như như co giật, sốt,….thì phụ huynh cần đưa con ngay đến các cơ sở ý tế để có những điều trị nhanh chóng, kịp thời.

1. Lý do trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

1.1 Nguyên nhân sinh lý

Hầu hết trẻ sau sinh đến vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ, nguyên nhân chủ yếu trẻ sơ vặn mình là do yếu tố sinh lý, không cần điều trị gì. Bởi trẻ sơ sinh bình thường vỏ não chưa phát triển đầy đủ, bé thường có những phản xạ như nút, giật mình, quơ tay chân hay phản xạ co tay co chân nhất là ở trẻ đủ tháng là bình thường.

Ngoài ra lúc này trẻ sơ sinh gần như không thể vận động được các động tác khác như lật, bò... nên trẻ vận động cơ thể bằng cách vặn mình.

Có một số yếu tố có thể làm trẻ giật mình, vặn mình khi ngủ như:


  • Nơi ngủ của trẻ không được thoải mái. Có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn lớn xung quanh làm trẻ bị giật mình, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Do trẻ đói: Trẻ sơ sinh khả năng dự trữ năng lượng thấp, hơn nữa dạ dày nhỏ nên trẻ ăn được rất ít mỗi lần. Vì vậy khi ngủ trẻ cũng có thể bị đói làm trẻ khó chịu, vặn mình, quấy khóc. Tuy nhiên không nên cho bé bú quá no vì sẽ khiến trẻ sơ sinh ọc sữa sau mỗi lần bú hoặc mỗi khi vặn mình.
  • Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc. Do ở trẻ sơ sinh, cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

Khi đi vệ sinh trẻ hay vặn mình thậm chí quấy khóc

  • Do môi trường xung quanh làm cho trẻ không thoải mái cũng làm trẻ vặn mình: tã bị ướt, trẻ bị quấn quá chặt, do trẻ thường có những vận động co tay co chân hay quơ tay nhưng nếu bị quấn chặt quá cũng làm cho bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình..

Các nguyên nhân và yếu tố làm bé hay bị vặn mình này đều do yếu tố sinh lý, không cần quá lo lắng. Nên nếu trẻ vẫn bình thường, không có khó chịu, ăn uống bình thường và vẫn lên cân tốt thì khi đến giai đoạn trẻ phát triển hoàn thiện sẽ bớt vặn mình hơn.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những dấu hiệu vặn mình do sinh lý, thì có những bé hay vặn mình quấy khóc, khóc thét về đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống... làm ảnh hướng tới khả năng tăng trưởng của bé thì cần chú ý các nguyên nhân bệnh lý gây ra.

Các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ bao gồm:

  • Trẻ bị thiếu canxi: Thường gặp ở những trẻ sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời nhưng lại không bổ sung vitamin D đường uống. Khi bé bị hạ canxi xuất hiện các triệu chứng như bé hay vặn mình ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động...Trẻ có những biểu hiện của bệnh còi xương.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Do đặc điểm của trẻ sơ sinh cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên, biểu hiện bằng trớ sữa hay nôn trớ, khi bé vặn mình dễ làm sữa trào lên, bé có thể ọc sữa...Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình. Trào ngược thực quản có thể gây ra những biến chứng như hít sặc sữa, viêm phổi, chậm tăng cân...
  • Các bệnh lý khác: Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể do bị các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy, côn trùng chui vào tai làm trẻ khó chịu nên vặn mình.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ vặn mình quấy khóc khi ngủ

Video liên quan

Chủ Đề