Tại sao tâm lý người này lại khác tâm lý người kia từ đó rút ra bài học vận dụng cho bản thân

1. Bản chất của tâm lý người

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể

Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua,"lăng kính chủ quan".

Thế giới khách quan tồn tại bằngcác thuốộ tính không gian, thời gian và luông vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết [hình ảnh] tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:

+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn [để lại vết] trên viên phấn [phản ánh cơ học].

+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh [phản ứng] hoá học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước [2H2 + o2 = 2H2o].

Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ vật lí, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.

- Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:

+ Đó là sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người -tổ chức cao nhất của vật chất, Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh thần [tâm lý] chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hoá ở trong hệ thần kinh và não bộ. C. Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý... chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.

Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình thành và diễn biến của tâm lý có thể coi tâm lý diễn ra theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu sau:

Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài tạo nên hưng phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm.

Khâu thứ hai, diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình ảnh tâm lý.

Khâu thứ ba - khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh theo đường li tâm gây nên các phản ứng của cơ thể. Người ta coi tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện.

+ Phản ánh tâm lý lí tạo ra "hình ảnh tâm lý" [bản "sao chép", "bản chụp"] về thế giới, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới quan vào não. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:

Hình ảnh tâm lý mang tính Sinh động, sáng tao, thí dụ: hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về vật chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chét cứng", hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.

Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân [hay nhóm người] mang hình ành tâm lý đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình [về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực]... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.

Hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua "lăng kính chủ quang của mình.

- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:

+ Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.

+ Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.

+ Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới khách quan?

Điều đó do nhiều yếu tố chi phối. trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, tâm lý người này khác tâm lý người kia.

Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:

- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.

- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng [chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người].

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp đế nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người

- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêngcủa mỗi người.. âm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người - có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

- Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:

+ Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan [hếgiới tự nhiên và xã hội], trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định [quyết định luận xã hội]. Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm hlíngười thể hiện qua: các quan hệ kinh tế - xã hội, các mối quan hệ đạo đức pháp quyền, các mối quan hệ con người -con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng... các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người [bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội]. Trên thực tế, con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người, đều làm cho tâm lý mất bản tính người [những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của các trẻ này không hơn hẳn tâm lý loài vật].

+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người [như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não] được xã hội hoá ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là sản phẩm của hoạt động con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.

+ Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp [hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội], trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.

+ Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tóm lại, tâm lý người có bản chất xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lý con người...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật  hiện  tượng,  biểu  tượng  đó  xuất  hiện trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh  giá nào  đó, những  nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc  không diễn ra tức  thời  như  quá  trình  suy  nghĩ  hay  như trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng  ta đã đề  cập đến một  nét  tính cách của  con người. Đối với một con người như vậy  họ  rất  trân trọng, quý  trọng sản phẩm của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ  tâm  lí  còn có  thuật  ngữ  tâm  hồn. Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ  điển tiếng  Việt [1988], tâm hồn được định nghĩa là ý  nghĩ  và  tình cảm, làm thành đời  sống nội tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm  lí, tâm hồn của con người  đều có nguồn gốc  từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan.  Thế  giới  vật  chất  được  chuyển vào  não, dưới các dạng biểu  tượng,  hình ảnh đó không dừng lại  ở mức  độ xơ  cứng, bất  biến.  Nhờ có các giác quan, chúng ta có được  những  biểu tượng về  các  sự vật,  hiện  tượng của thế giới khách quan. Từ vô  số  các  hình ảnh,  biểu tượng về  những  ngôi nhà có thực, trong óc con người dần khái quát  hoá,  thu  gọn  tất  cả những  biểu tượng đó vào một khái niệm:  nhà.  Chính  ngôn  ngữ  đã  giúp  cho  khả  năng  nhận biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có  ngôn ngữ,  tư duy  của con người  đã chuyển sang một bước ngoặt  vĩ đại: từ tư duy  bằng  tay con người  chuyển sang tư duy  bằng  khái  niệm. Nhờ  có  tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả  năng  “nhìn”  sâu  vào  những  cái  mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng  mắt,  con người  không  thể  nào  nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới  nội  tâm  của con người, mặc dù là sự phản ánh thế giới  bên ngoài  song nó  là các  hiện tượng tinh thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho  riêng mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể  nghiên cứu sâu hơn các  hiện tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

Phân  loại các hiện tượng  tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm  lí  khác  nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

Ý thức và vô thức:

Ý thức:

Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần học, Tâm lí học…

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng  của con  người: định hướng thời gian,  định  hướng  không  gian  và  định  hướng  bản  thân. Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm  thần học. Như  trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý  nghĩ  và  nhận định mà chúng ta có được  trong quá  trình tư  duy…  đều là những  hiện tượng tâm  lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó  lại  là đối tượng để  chúng ta suy nghĩ:  tại làm  sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ  và  quyết  định của chúng  ta có đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng  cấp lên bình  diện mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh  thế  giới khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa  được  phản  ánh  lại  trong ta  - đó chính là ý thức.

Ở động vật  cũng  có  sự  phản  ánh tâm lí. Tuy  nhiên sự phản ánh này chỉ  dừng  lại ở đó mà không có sự phản ánh  lại  một  lần  nữa.  Con  vật  cũng có những khả năng nhận biết song chúng không nhận biết  được  rằng  chúng  đang  nhận  biết. Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức.  Tự ý thức là năng lực hiểu được  chính  mình,  hiểu  được  những  mong  muốn,  những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem  là  “bộ  máy  chỉ  huy”  cao  nhất trong toàn bộ ý thức của con người.

Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết  với  nhau  là cảm giác và tri giác. Các  biểu  tượng  của  nhận  thức  cảm tính giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài,  làm ranh giới giữa thức  và  ngủ,  giữa tỉnh và say.

Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát, những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Trong tầng bậc hoạt động, các hành động  có  ý  thức  đóng vai  trò  là những đơn vị cơ bản. Hành động có ý  thức  là  quá trình con người  sử dụng những hiểu  biết, kinh nghiệm của mình tác động  vào  thế  giới  hiện  thực  nhằm  thoả  mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội.

Vô thức:

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng  người  ta không  nhận biết được nguyên nhân.

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân  sinh lí  tự  nhiên [mơ  ngủ]  hoặc  do  bệnh lí [chấn thương sọ não, sốt cao] hay nhân tạo [gây mê].

Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức  song vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí  tương đối của chúng trong nhân cách.

Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí  diễn ra trong  một  khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết  thúc  tương đối rõ ràng. Các  quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó  có  thể  là các  biểu tượng của nhận  thức  cảm  tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm  lí  diễn ra trong khoảng  thời gian dài, mở đầu và kết thúc  không  rõ  ràng  và  luôn luôn đi  kèm  theo,  làm  nền cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định,  hình  thành chậm song cũng khó mất đi,  tạo  thành  những  nét  riêng  của  nhân  cách. Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số  quá  trình tâm lí với trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể  được  xem xét  một  cách riêng biệt, ví  dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo  thành  nhóm.  Ví  dụ  như  xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Tâm lí bao gồm ba mặt:

Nhận thức: là các quá  trình tâm  lí  giúp  cho  con người  nhận  biết được sự  vật, hiện tượng, các  mối  quan  hệ  của những  sự vật  hiện tượng đó. Nhận thức  gồm 2 nhóm chính là nhận thức cảm tính [cảm giác  và  tri  giác]  và  nhận  thức  lí  tính [chủ yếu là tư duy].

Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người  hiểu biết về  thế  giới khách quan thì đời sống tình cảm  lại  thể  hiện  mối quan hệ của chủ thể đối với  các  sự vật  hiện tượng.  Tuy  nhiên không phải  đối với  mọi  sự vật hiện tượng mà chỉ là đối với  những  sự  vật  hiện  tượng  có  liên quan  đến sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó  là đời  sống hay lĩnh vực  bởi  nó mang tính tổng thể [một cách tương đối] và bởi vì  trong thành  phần  của nó  có nhiều các thành tố khác nhau, trải dài  từ  những  màu  sắc  cảm  xúc  của cảm  giác cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này,  sự tách biệt  đâu là quá  trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng  lực  thực  hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực  khắc  phục  khó  khăn.  Ý chí  là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển được từ nhận thức và rung  động  sang  hoạt  động  thực  tiễn.  Ý chí luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con  người  là  một  chỉnh  thể  trọn  vẹn, thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành  các  lớp,  loại,  lĩnh vực trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu  sâu  hơn  thế  giới  trừu  tượng  này. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm  và  nhược  điểm  nhất  định. Ngay trong từng cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể  xác  định được một cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và  vô  thức  hoặc  không thể tách biệt một cách máy móc  đâu là trạng thái  cảm  xúc  và  đâu là quá  trình cảm xúc.

Video liên quan

Chủ Đề