Tại sao tác giả cho rằng lao động là hạnh phúc

** Bạn tham khảo đoạn văn dưới đây nhé **

Con người chúng ta từ khi sinh ra đã phải lao động, lao động không ngừng nghỉ. Lao động nhiều người cho rằng không quan trọng, nhưng Bác Hồ đã từng nhắc nhở chúng ta thấy được giá trị của lao động. Công việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với xã hội và chỉ có lao động con người mới thực sự được hạnh phúc, được tôn vinh. Hãy đam mê, hãy hết mình nếm trải mọi khó khăn vất vả trong công việc chỉ như thế bạn mới tận hưởng vị ngọt của thành công.

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Hồ Chí Minh nói: “Lao động là nghĩa vu thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Lao động là thước đo phẩm chất của con người”.

Anh, chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên và liên hệ ý thức lao động, hoc tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay.

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Trình bày quan điểm về lao động của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cụ thể: Lao động là gì? Tại sao lao động là nghĩa vụ thiêng liêng? Là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, là thước đo phẩm chất của con người?
  • Phương pháp lập luận: Trình bày suy nghĩ và bình luận.
  • Tư liệu: Thực tế đời sống.

II. Lập dàn ý

Mở bài

  • Lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Lao động sản sinh ra của cải vật chất, duy trì sự sống, sản sinh ra loài người.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Lao động là thước đo phẩm chất của con người”.
  • Hai ý kiến đã nêu bật vai trò, ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống và con người.

Thân bài

  • Lao động là gì?
  • Là hoạt động có mục đích của con ngưòi nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cuộc sống và cho xã hội.
  • Các hình thức lao động: lao động chân tay, lao động bằng máy móc và

lao động trí óc. Lao động chân tay và bằng máy móc là lao động trực tiếp bằng sức lực thể chất. Lao động trí óc là lao động bằng tư duy. Những hình thức lao động đó không tách rời nhau mà luôn gắn bó hỗ trợ nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao nhất.

  • Vì sao nói lao động là nghĩa vụ thiêng liêng?
  • Nghĩa vụ là yêu cầu có tính chất bắt buộc, bắt buộc nhưng lại rất thiêng liêng.
  • Thế giới tồn tại là nhờ có lao động. Bản thân mỗi người phải góp sức lao động, phải có trách nhiệm lao động dù ở hình thái nào. Ý thức trách nhiệm phải trở thành tự giác, tự nguyện, được coi là lẽ sống, là tình cảm chân thành. Như thế lao động mới trở thành nghĩa vụ thiêng liêng. Thiêng liêng bởi nó là nguồn sống, nhựa sống của con ngươi.
  • Lao đông là nguồn sống?
  • Lao động tạo ra các sản phẩm để nuôi sống con người. Con người không thể hít thở không khí mà sống, cần phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở và mọi nhu cầu thiết yếu khác. Nguyễn Trãi đã nói: “No ăn, ấm mặc bởi hay làm”. Lao động để duy trì sự sống và sự phát triển xã hội loài người. Không có lao động loài người sẽ diệt vong.
  • Lao động là nguồn hạnh phúc?
  • Được lao động và làm việc là hạnh phúc của con người. Không lao động, con ngưòi sẽ thấy tù túng, buồn chán và nghèo đói. Thậm chí còn sa vào những thói xấu khác.
  • Lao động làm cho thể chất con ngươi khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, đầu óc thanh thản.
  • Lao động không chỉ đem lại sự no ấm cho bản thân, cho gia đình mà còn làm giàu đẹp cho xã hội, đất nước.
  • Con người thấy vui và hạnh phúc khi được đón nhận những thành quả từ chính bàn tay mình làm ra. Vì thế lao động là nguồn hạnh phúc.
  • Lao động là thước đo phẩm chất của con người?
  • Phẩm chất là giá trị, là những đức tính tốt đẹp của con ngưòi. Lao động làm nảy sinh những đức tính quý báu của con ngưòi như sự cần cù, chịu thương chịu khó, nghị lực, ý chí, tình yêu, niềm tin, hạnh phúc…
  • Lao động giúp con người tránh được nhiều thói hư tật xấu: buồn chán, hư đốn và sự túng thiếu. Lười biếng là cội nguồn của nhiều tính xấu, là nguyên nhân dẫn đến tội ác.
  • Chỉ trong lao động nhân cách của con người mới được rèn luyện và toả sáng.

* Ý nghĩa

  • Hai ý kiến là sự đồng điệu, thống nhất trong tư tưởng, quan điểm của hai nhà lãnh đạo. Cuộc đời của họ là cả quá trình lao động, học tập và đấu tranh không ngừng vì dân vì nước. Đó là những con ngưòi coi lao động là vinh quang, hạnh phúc, lẽ sống của cuộc đời.
  • Những quan điểm, tư tưởng ấy không chỉ có ý nghĩa với cuộc đời của các nhà lãnh đạo mà còn là lời dạy thật chân thành và đầy trách nhiệm đối với thế hệ thanh niên thời đại.
  • Liên hệ thái độ, ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay
  • Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỉ, đất nước bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hoà bình, độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên có nhiều điều kiện, cơ hội để học tập, lao động, cống hiến. Đặc biệt trong thời đại hội nhập, biết bao thanh niên sống có lí tưởng ngày đêm đang ra sức học tập, lao động, rèn luyện để khẳng định mình. Họ được Nhà nước hàng năm tổ chức khen tặng:

+ Những tài năng trẻ, những doanh nhân thành đạt

+ Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, những hoa trạng nguyên.

  • Bên cạnh đó một bộ phận thanh niên, học sinh có điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần nhưng quen lối sống hưởng thụ, lười lao động, học tập, rèn luyện mà đua đòi, ăn chơi nghiện hút, cờ bạc, mê internet, sống buông thả. Đó là lối sống tầm thường, kém phẩm chất cần phải lên án.

=> Thế hệ trẻ cần hiểu rõ bản chất của lao động, nó không chỉ là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nhựa sống mà còn là thước đo phẩm chất con người. Từ đó rèn luyện ý thức lao động cho bản thân phải có trách nhiệm cùng cộng đồng xây dựng cuộc sống và đất nước ngày một đàng hoàng, to đẹp hơn.

Kết bài

Lời dạy của Bác và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vô cùng sâu sắc, thấm thía, hữu ích cho mọi thế hệ.

» Xem thêm : Suy nghĩ về ý kiến của Voltaire “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu” tại đây. 

Related

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang
 

I. Dàn ý Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang


1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang.


2. Thân bài

- Giải thích câu nói+ "Lao động" là hoạt động của con người thông qua tri thức, bằng các hoạt động chân tay nhằm mang đến của cải, vật chất phục vụ cuộc sống.+ "Vinh quang" là niềm vui, kết quả của sức lao động. Cuộc sống được cải thiện qua sức lao động.+ Lao động là một quá trình dài; con người tạo ra của cải, vật chất và cả niềm vui qua lao động. Lao động cũng giúp hoàn thiện mỗi cá nhân.- Tại sao lao động là vinh quang?+ Lao động giúp chúng ta tạo nên của cải, vật chất; chính vì vậy mà cuộc sống cũng dần được cải thiện.+ Lao động mang đến niềm vui: Quá trình lao động là quá trình học hỏi, khám phá; những thành quả chúng ta đạt được tạo được niềm vui không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.

+ Lao động là quá trình hoàn thiện bản thân: Việc lao động giúp mỗi người nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; từ đó có những thay đổi phù hợp để thích nghi với môi trường làm việc, đạt được hiệu quả cao.

- Nếu con người không lao động?+ Một con người lười biếng, không chịu làm việc sẽ khiến bản thân bị thụt lùi lại so với xã hội.

+ Lao động cũng chính là làm những công việc liêm chính, không đi ngược lại với các chuẩn mực của xã hội; đó mới là lao động là vinh quang.


3. Kết bài

Suy nghĩ chung về câu nói


II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang

Thành quả mỗi người đạt được trong cuộc sống hôm nay phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình lao động. Vì sao vậy? Bởi vì lao động sẽ giúp chúng ta khám phá ra chính bản thân, phát huy được hết khả năng và được tôn trọng. Câu nói: Lao động là vinh quang đã khẳng định được tính đúng đắn, tính thời đại.

Lao động là quá trình làm việc thông qua tri thức của bản thân, bằng các hoạt động chân tay nhằm tạo nên của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân cũng như giúp xã hội phát triển. "Vinh quang" trong câu nói "Lao động là vinh quang" được hiểu là những thành quả bằng vật chất hoặc tinh thần mà bản thân có được trong quá trình lao động. Câu nói không chỉ khuyến khích mà còn khẳng định công việc lao động sẽ mang đến một tương lai tươi sáng phía trước.

Lao động tạo nên của cải, vật chất. Cuộc sống của chúng ta phát triển nhờ quá trình trao đổi hàng hoá. Con người không vận động sẽ không thể làm ra được của cải. Việc làm ra hàng hoá sẽ giúp mua bán, trao đổi được thuận tiện; không chỉ là miếng cơm, manh áo hàng ngày mà còn được chuyển thành tiền tệ, vàng bạc. Của cải, vật chất có được trong quá trình lao động sẽ làm cuộc sống mỗi người thay đổi, càng nhiều của cải, cuộc sống sẽ càng ấm no, đủ đầy hơn.

Quá trình lao động còn là quá trình tạo ra niềm vui. Cả lao động chân tay hay lao động trí óc đều có những niềm vui riêng khi bản thân làm ra được của cải, đồng thời phát huy được những tài năng của cá nhân. Niềm vui trong lao động cũng sẽ giúp con người phấn chấn, vui vẻ, đạt được hiệu quả làm việc cao hơn.

Việc lao động của mỗi cá nhân cũng chính là quãng đường hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Cũng chính từ đây mà mỗi người cũng sẽ phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để thay đổi, hoàn thiện nó một cách xuất sắc hơn để có được những bước tiến cao hơn trong xã hội, đặc biệt trong xã hội với sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay sẽ có sự thích nghi kịp thời.

Lao động là vinh quang nhưng không phải việc làm nào cũng là lao động và thành quả của nó được gọi là vinh quang. Lao động ở đây là công việc lao động chân chính; thành quả được làm ra từ chính mồ hôi, nước mắt; trí tuệ của chính bản thân không phải là những hành vi sai trái, đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Những người không lao động sẽ rất tự ti về bản thân mình, thu bản thân lại, thụt lùi lại so với xã hội. Sức lao động của mỗi người có thể là nhỏ, nhưng nhiều người thì lại mang đến kết quả to lớn. Vì vậy để xã hội phát triển thì chính mỗi người trong chúng ta cần hoàn thiện tốt bản thân mình trước. Quá trình lao động không chỉ dừng lại ở tuổi nghỉ hưu hay giới hạn cho trẻ nhỏ mà mỗi người sẽ lao động phù hợp với khả năng của mình, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi.

Nhà văn M.Gorki cũng đã từng nói: "Lao động là đôi cánh của ước mơ...". Con người lao động cũng chính là hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước; làm để hoàn thiện bản thân, tiếp thu những kiến thức mới để bắt nhịp với cuộc sống xã hội. Và dù làm bất cứ công việc gì, ở địa vị nào trong xã hội, chúng ta cũng cần lao động một cách nghiêm túc, vượt qua được những khó khăn, thử thách để thể hiện trí tuệ tài năng của bản thân đồng thời gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Ước mơ muốn hoàn thiện thì con người phải lao động, vì nếu không sẽ giống như "há miệng chờ sung", sẽ mãi mãi không tiến lên phía trước được.

Chỉ khi chúng ta làm việc bằng khối óc, bằng chính sức lao động của mình thì khi đó chúng ta mới có được thành quả, có được niềm vui xứng đáng.

--------------------HẾT---------------------

Thông qua bài viết Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang hi vọng các em đã biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Bên cạnh bài Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang, các em có thể luyện tập thêm với những đề bài khác như: Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động hay bài văn mẫu Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại Thuthuat.Taimienphi.vn.

Chắc hẳn các em đã từng một lần nghe đến câu nói "Lao động là vinh quang". Lao động có thể tiêu hao sức lực vậy sao có thể đem lại vinh quang? Tìm hiểu về câu nói này, các em hãy cùng chúng tôi làm bài Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang dưới đây nhé.

Video liên quan

Chủ Đề