Tại sao sau sinh không được ăn rau cải

Sau sinh ăn rau cải được không? Chưa có bằng chứng cụ thể nào cho rằng việc ăn rau cải sau sinh sẽ khiến mẹ bị tiểu són khi về già hay mất sữa. Tuy nhiên không phải mẹ sau sinh nào cũng có thể ăn rau cải mà còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Mời các mẹ đọc thêm những nội dung sau để biết thêm chi tiết:

  • Thành phần dinh dưỡng của rau cải
  • Thực hư về những tác động xấu khi ăn rau cải ngay sau sinh
  • Sau sinh ăn rau cải được không?
  • Cần kiêng rau cải nếu sản phụ gặp một số vấn đề sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của rau cải

Họ cải có rất nhiều loại khác nhau như: cải thìa, cải chíp, cải xoong, cải cúc, bắp cải, cải xoăn. Rau cải trồng nhiều ở khu vực ôn đới và là loại thực vật có sự đa dạng về loài lớn nhất tại khu vực ven Địa Trung Hải. Các thực vật học cải đều là cây thân thảo với chu kỳ sống tùy thuộc vào từng loài. Cây họ cải phần lớn mang mùi hăng đặc trưng cho đều cùng chia sẻ một bộ các hợp chất glucosinolate.

Rau cải là món rau rất phổ biến trong mâm cơm gia đình vì trong rau cải chứa rất nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe bao gồm: chất xơ, vitamin A,B, K, C, axit nicotic, caroten, kali… Thế nhưng một số mẹ lại truyền tai nhau rằng ăn rau cải như cải cúc, cải ngọt, cải xoong… gây mất sữa, mọi người cùng tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn rau cải có mất sữa không nhé!

Rau cải là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt [Ảnh: Unplash]

Nội dung bài viết

Tăng cân sau sinh – Nỗi ám ảnh của mẹ bỉm sữa

Chế độ ăn sau sinh mổ giúp mẹ khỏe, bé tha hồ bú sữa nhiều dinh dưỡng

Thực hư về những tác động xấu khi ăn rau cải ngay sau sinh

Sau sinh ăn rau bắp cải bị mất sữa?

Bà đẻ ăn bắp cải được không? Theo các chuyên gia, bắp cải có tính hàn mạnh nhất trong họ cải. Do vậy khi ăn loại rau này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ.

Cụ thể, rau bắp cải có khả năng gây tổn hại tỳ vị, làm ảnh hưởng đến sự vận hành của thức ăn trong máu, từ đó khiến mẹ dần mất sữa. Tuy nhiên, khả năng gây mất sữa của rau bắp cải chỉ mang tính tương đối. Có mẹ ăn loại rau này rất nhiều sau khi sinh nhưng không bị ảnh hưởng gì cả, nhưng cũng có mẹ chỉ mới ăn một miếng nhỏ đã bị mất sữa. Điều này tuy là tác động khác nhau đối với cơ địa của từng mẹ, nhưng để đảm bảo chất lượng sữa, mẹ cũng nên tránh loại rau này nhé!

Sau sinh ăn rau cải khiến mẹ bầu tiểu són khi về già?

Nhiều sản phụ sau khi sinh kiêng ăn các loại rau họ cải vì theo quan niệm các bà, các mẹ từ xưa truyền lại, sau sinh ăn rau cải sẽ dẫn đến hậu sản, gây hiện tượng tiểu són khi về già. Vậy thực hư quan niệm này có đúng không? Sau sinh có được ăn rau cải không?

Rau cải thực chất đúng là loại rau có tính mát, lợi tiểu. Trong khi đó, cơ thắt niệu đạo của phụ nữ sau sinh đóng mở còn chưa tốt, việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thắt phải làm việc nhiều hơn.

Hiện tượng tiểu són khi về già là do cơ thắt không hoạt động tốt như khi còn trẻ, dẫn đến hậu quả là người già thường bị rối loạn tiểu tiện, trong đó biểu hiện rõ rệt nhất là tiểu són. Tiểu són là hiện tượng xảy ra tất yếu theo quá trình lão hóa của cơ thể và không liên quan gì đến việc ăn rau cải khi mới sinh xong. Ngược lại, kiêng ăn rau cải đồng nghĩa với việc mẹ mất đi 1 lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Rau xanh là thần dược chữa táo bón hiệu quả [Ảnh: Unplash]

Mẹ đang tìm hiểu

Các loại trái cây ngon, bổ, rẻ vừa lành tính lại đảm bảo dưỡng chất cho mẹ sau sinh

Sau sinh ăn mực được không – Giải đáp thắc mắc dành cho mẹ mới sinh

Vậy sau sinh ăn rau cải được không? 

Thực tế là, rau bắp cải lại được mẹ bỉm sử dụng nhiều khi bị tắt tia sữa sau sinh. Đây là mẹo dân gian, hiệu quả nhanh chóng có thể áp dụng tại nhà. Rau bắp cải chứa lượng lớn phytoestrogen, làm giảm sưng các mô. Khi đắp lên hai bên vú có tác dụng thông tắc tuyến sữa, giảm đau và căng tức. Theo khuyến cáo thì mẹ chỉ nên đắp lá bắp cải từ 1 đến 2 lần mỗi ngày là đủ. Đắp quá nhiều và làm dụng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ, không đủ lượng sữa cần thiết cho con.

Vì thế, rau cải không gây ra tác dụng phụ mà ngược lại còn rất tốt cho cơ thể, nhất là rau cải cúc. Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn rau cải bình thường với điều kiện là không nên ăn quá nhiều. Thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất và tận dụng được những lợi ích của rau cải sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

Việc kiêng không ăn rau cải sau sinh sẽ mất đi một nguồn cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho cơ thể. Vì vậy, các mẹ vẫn hoàn toàn có thể ăn rau cải ngay sau sinh bởi một số lợi ích dưới đây:

  • Tăng sức đề kháng, giảm dị ứng: Rau cải chứa lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp da, xương và răng chắc khỏe. Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin giúp làm giảm dị ứng.
  • Trị táo bón: Trong rau cải xanh có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn và chất nhầy giúp hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả ở phụ nữ sau sinh.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Cải xanh có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Chính vì vậy, ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể.
  • Chống lão hóa da: Cải xanh cung cấp nhiều vitamin và nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
  • Chống ung thư: Các loại rau họ cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.

Cải xanh cung cấp nhiều vitamin giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn[Ảnh: Unplash]

Cần kiêng rau cải nếu sản phụ gặp một số vấn đề dưới đây:

Tuy rau cải rất giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể mẹ sau sinh nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Một số sản phụ nếu gặp một trong các vấn đề dưới đây thì không nên ăn rau cải:

  • Thai phụ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng với các loại rau họ cải: Nếu dị ứng với rau cải, mẹ nên đặc biệt thận trọng với cải thảo. Ngoài ra, trong cải thảo còn có chứa thành phần indol làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau.
  • Thai phụ bị sỏi thận: Cho con bú ăn rau cải có được không? Trong rau cải có chứa axit oxalic, chất này gây ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Vì vậy, mẹ đang cho con bú bị sỏi thận cần hạn chế ăn rau cải.
  • Thai phụ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi đầy bụng, khó tiêu: Rau cải dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống. Thai phụ bị đau dạ dày hay dễ bị đầy bụng nên tránh loại rau này.
  • Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít: Đối với phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít nên đặc biệt tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
  • Thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ: Trong cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin, chất này tuy có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.

Để trả lời cho câu hỏi “Sau sinh ăn rau cải được không?”, các mẹ cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình. Nếu cơ thể mẹ khỏe mạnh bình thường và không có bệnh lý gì đặc biệt, mẹ hoàn toàn có thể ăn rau cải ngay sau sinh bởi nhiều chất dinh dưỡng quý giá có trong nó.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau cải? Rau cải còn có thể giúp cho sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại rau lá xanh trong đó có rau cải chứa rất nhiều sắt và chất xơ để cung cấp dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ. Vì thế ngay sau khi sinh, mẹ có thể ăn rau cải ngay.

  • Hàm lượng dinh dưỡng trong rau cải
  • Bà đẻ ăn rau cải được không? Sinh xong bao lâu thì được ăn rau cải?
  • Ăn rau cải sau sinh có làm mẹ bị tiểu són khi về già?

Hàm lượng dinh dưỡng trong rau cải 

Rau cải có rất nhiều loại như cải bẹ, bắp cải, cải ngọt, cải xoong, cải cúc, cải thảo… Tất cả đều chứa nhiều dinh dưỡng và có công dụng thanh nhiệt nên rất phổ biến trong bữa ăn gia đình. Rau cải phát triển tốt ở những vùng khí hậu ôn đới và những nơi có thời tiết lạnh. Hầu hết các loại rau cải đều thuộc thân thảo, có chu kỳ sống khỏng 1 – 2 năm, đặc điểm dễ nhận biết là các lá mọc so le nhau, 1 cây có nhiều lá phát triển từ phần gốc, không phân nhánh.

1 số loại rau cải phổ biến và hàm lượng dinh dưỡng

  • Rau cải xanh [Cải bẹ xanh]: Có tính ôn, vị đắng và cay, theo đông y có tác dụng thông hàn, giải cảm, lợi khí. Trong rau cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin A, B, C, D, K, caroten, axit nicotic có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như tôm, cua, thịt bò, mực…  Loại rau này có công dụng giải đau đầu, nhiễm lạnh, phong hàn, ho có đờm, đầy hơi…
  • Rau cải ngọt có công dụng chữa ho, phòng bệnh trĩ, có tính ôn, dễ ăn, dễ chế biến
  • Rau cải bẹ trắng: 500gr rau cải bẹ trắng cung cấp đủ lượng vitamin, canxi và sắt cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày
  • 1 chén rau cải bó xôi luộc cung cấp 294,8% lượng vitamin và 29,4% lượng vitamin cơ thể cần hằng ngày. Vitamin trong cải bó xôi hoạt động như chất chống oxy hóa giúp phòng chống nhiều bệnh tật
  • Ăn rau cải xoong thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, cung cấp khoáng chất cho cơ thể, kích thích tiêu hóa, lọc máu, lợi tiểu, chống ung thư… Một số món ăn được chế biến từ rau cải xoong như cải xoong xào tỏi, nấu canh, khai vị…

Hàm lượng dinh dưỡng trong rau cải  [Nguồn ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Thực hư về những quan niệm xoay quanh chuyện phụ nữ sau sinh ăn rau cải được không?

Sinh xong bao lâu thì được ăn rau cải

Sau sinh ăn rau cải được không? Rau cải còn có thể giúp cho sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại rau lá xanh trong đó có rau cải chứa rất nhiều sắt và chất xơ để cung cấp dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ. Vì thế ngay sau khi sinh, mẹ có thể ăn rau cải ngay.

Sau khi sinh bao lâu thì được ăn rau cải? Câu trả lời là ngay sau khi sinh mẹ đã có thể ăn được nhé.

Sự thật về lời đồn ăn rau cải sau sinh sẽ bị tiểu són khi về già 

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, không có bằng chứng khoa học nào về lời đồn này. Phụ nữ khi về già có thể bị tiểu són là vì cơ thắt bàng quang và hậu môn giãn yếu theo thời gian.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đây là một quá trình hoàn toàn bình thường của cơ thể. Niệu đạo phụ nữ ngắn và thẳng. Do đó khi về già, bàng quang sa xuống thấp. Vì thế nên ai cũng có nguy cơ bị rối loạn tiểu tiện khi về già. Dù có kiêng ăn rau cải sau sinh thì cũng có khả năng bị tiểu són.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tú – Khoa Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung ương thì trong vấn đề ăn uống sau sinh, dù quan điểm hiện nay có hiện đại đến đâu thì vẫn nên tôn trọng những kinh nghiệm người xưa truyền lại, nhiều kinh nghiệm đến nay đã được khoa học chứng minh là đúng đắn. Có thể kể đến như ăn rau ngót sau sinh không chỉ bổ sung vitamin và sắt mà còn thúc đẩy co hồi tử cung, ra sản dịch nhanh hơn và mẹ nhanh về dáng hơn.

Đối với rau cải, theo bác sĩ Tú các mẹ sau sinh không nên ăn nhiều vì có thể dẫn đến đi tiểu nhiều, nhất là những mẹ đang có vấn đề về sức khỏe như sỏi thận hay rối loạn tuyến giáp…

Sự thật về lời đồn ăn rau cải sau sinh sẽ bị tiểu són khi về già [Nguồn ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tác dụng của rau cải với mẹ mới sinh 

Ngừa táo bón

Các mẹ bị táo bón sau sinh rất nên ăn rau cải. Trong rau cải có hàm lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt.

Phòng chống ung thư bàng quang 

Ung thư bàng quang là căn bệnh đáng sợ với nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn rau cải xanh thường xuyên để ngăn ngừa căn bệnh này.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Sau sinh bao lâu thì ăn được rau cải? Mẹ có thể ngay lập tức ăn rau cải vì trong thành phần có hoạt chất kiềm chế cholesterol. Do đó rau cải có thể giúp mẹ mới sinh có sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không?

Chống lão hóa da cho phụ nữ 

Tất cả các loại rau lá xanh đậm đều chứa dồi dào các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Vitamin là dưỡng chất quan trọng giúp phụ nữ có sức khỏe và làn da đẹp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ngoài ra, rau cải còn chứa axit folic. Đây là chất cần thiết để tạo ra tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào. Mẹ rất cần chăm sóc da sau sinh để lấy lại nhan sắc vốn có.

Phòng và chữa bệnh gout 

Bệnh gout hình thành do chế độ dinh dưỡng nhiều đạm từ động vật. Vì vậy những người bị gout thường được khuyên giảm đạm động vật và ăn rau nhiều hơn.

Rau cải chính là loại rau giúp người bệnh gout thải axit uric gây bệnh ra ngoài. Người bệnh có thể uống nước rau cải để thải độc trong cơ thể.

Những trường hợp sản phụ cần kiêng ăn rau cải 

Những trường hợp sản phụ cần kiêng ăn rau cải [Nguồn ảnh: istockphoto]

Rau cải rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Nhưng vẫn có những trường hợp sản phụ cần kiêng một số loại rau cải nhất định. Dưới đây là 5 trường hợp phổ biến:

Mẹ mới sinh bị trào ngược, dị ứng với rau cải

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, dị ứng hay khó tiêu thì sinh xong bao lâu thì ăn được rau cải? Mẹ vẫn có thể ăn nhưng nên tránh ăn rau cải thảo. Lý do là vì rau cải thảo chứa indol. Chất này làm giảm tác dụng của một số loại giảm đau có chứa acetaminophen.

Mẹ bị sỏi thận

Trong rau cải có chứa axit oxalic. Đây là chất có thể ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ bị dạ dày, đầy hơi 

Rau cải dễ sinh ra nhiều khí. Do đó người có vấn đề dạ dày, đầy hơi tránh ăn rau cải sống. Tốt nhất chỉ ăn rau cải đã nấu chín.

Mẹ bị bệnh táo bón, tiểu ít

Những mẹ bị táo bón sau khi sinh bao lâu thì ăn được rau cải? Câu trả lời là mẹ vẫn ăn được nhưng chỉ nên ăn rau đã nấu chín. Tránh ăn những loại rau cải sống hay bắp cải muối.

Mẹ bị rối loạn tuyến giáp 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Viêm tuyến giáp sau sinh là một bệnh rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ. Ở năm đầu tiên sau khi sinh, mẹ thường gặp tình trạng này do khi mang thai hệ miễn dịch mẹ bị rối loạn hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh tuyến giáp tự miễn. Sau khoảng 12 – 18 tháng chức năng tuyến giáp của mẹ sẽ trở lại bình thường, nhưng vài trường hợp có một số biến chứng xảy ra khiến mẹ phải điều trị lâu dài”.

Rau cải có chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin. Đây là chất có thể gây bướu cổ. Vì thế người bị rối loạn tuyến giáp không nên ăn nhiều rau cải.

Với những giải đáp trên, mẹ không cần lo lắng sinh xong bao lâu thì ăn được rau cải hay ăn rau cải có mất sữa không. Ngay sau khi sinh, mẹ có thể ăn loại rau này để sữa được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho con. Không nên kiêng rau cải vì bạn sẽ mất đi những dưỡng chất từ loại thực phẩm quý này.

Nguồn tham khảo: Viêm tuyến giáp sau sinh: Những điều cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề