Tại sao ráy tai nhiều

Ráy tai có tác dụng gì hay chỉ là “chất thải” của cơ thể?

Ráy tai giúp bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ…

Nếu tạo nhiều ráy tai có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai...

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?

Việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì:

- Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

- Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ [được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày] tiềm ẩn nguy cơ chấn thường ống tai ngoài-màng nhĩ [vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai-màng nhĩ với lực mạnh] gây trầy da ống tai,chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp:

- Ráy tai quá nhiều làm bít tắc ống tai [hay còn gọi là nút ráy tai] gây ù tai, đau tai, nghe kém…

- Ngứa tai.

- Viêm tai ngoài.

- Ở người đeo máy trợ thính.

Một trường hợp ngoại lệ là cần làm sạch ống tai để khám tai nhằm chẩn đoán bệnh lý của tai mũi họng, để tầm soát thính lực ở trẻ sinh non, nghe kém…Đây là cũng là chỉ định lấy ráy tai thường gặp nhất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Lấy ráy tai như thế nào là an toàn?

- Tại nhà: dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai: chai xịt hoặc nhỏ giọt, được thực hiện 2-3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám Tai Mũi Họng.

- Tại phòng khám: bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm sẽ lấy ráy tai một cách an toàn: gắp hoặc hút sạch bằng dụng cụ chuyên dùng, với kỹ năng khéo léo tránh làm tổn thương ống tai, màng nhĩ.

Tóm lại, ráy tai không phải là “chất thải” cần được “làm sạch”, vì nó có tác dụng có lợi với cơ thể, chỉ lấy ráy tai khi cần thiết, và việc lấy ráy tai phải được thực hiện một cách an toàn, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Cùng Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào tìm hiểu để quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này !

Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

     Ráy tai được sản xuất từ 1/3 ngoài [phần có lông] của ống tai ngoài, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này. Đây là hỗn hợp của: tế bào biểu mô bong tróc [da chết], chất tiết từ tuyến bã nhờn, tuyến tiết ráy, tuyến mồ hôi, lông tóc và các hạt dị vật, bụi bẩn.

* Thành phần chính của ráy tai: 

  • 60% keratin
  • 12-20% các acid béo chuỗi dài[bão hòa và không bão hòa], rượu, lanosterol, squalene
  • 6-9% cholesterol

*Tùy thuộc vào nồng độ của các acid béo [lipid], ráy chia 2 loại:

  • Ráy ướt: 50% lipid: chiếm ưu thế: màu cam, nâu mật ong, nâu sẫm; có tính dính.
  • Ráy khô: 20% lipid, màu xám, giòn, dễ bong tróc.

[*]Ráy tai liên quan đến chủng tộc, có tính di truyền.

            Ráy tai ướt

           Ráy tai khô

  • Bôi trơn: Chống thấm nước, bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước, tránh khô da gây các bệnh về da, bảo vệ màng nhĩ.
  • Diệt vi khuẩn và nấm: pH của ống tai khoảng 6.1, có tính acid nhẹ.

     Quá trình này diễn ra bằng hiện tượng đẩy dần những lớp tế bào biểu bì bong tróc của da từ vị trí bên trong sát với màng nhĩ ra lỗ tai ngoài [tốc độ tương đương sự phát triển của móng tay] dưới sự hỗ trợ chuyển động của hàm khi nhai hoặc nói...ráy tai sẽ dần dần khô đi, bong và rơi ra ngoài.

     Do cơ chế tự làm sạch của tai, nên chúng ta không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ dùng khăn bông mềm thấm nước hoặc tăm bông lau nhẹ phía ngoài vành tai để vệ sinh.

Bất kì sự tác động không đúng kĩ thuật nào cũng có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, làm tích tụ ráy tai, chấn thương, nhiễm trùng ống tai thậm chí thủng màng nhĩ!!! 

*Quá trình tự làm sạch của tai bị cản trở trong 1 số trường hợp:

  1. Ống tai ngoài quá hẹp hoặc hình dáng cong khác thường, do bẩm sinh, chấn thương hoặc nhiễm trùng...
  2. Lấy ráy tai không đúng cách: ngoáy bằng tăm bông đẩy ráy vào sâu bên trong.
  3. Sử dụng earphone hoặc đeo máy trợ thính thường xuyên.
  4. Bệnh lí của da ống tai: nấm, viêm da, chàm,...
  5. Thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn mạnh kéo dài vài giờ mối ngày gây tăng tiết ráy.
  6. Sự lão hóa: ở người già, ráy tai có xu hướng cứng và dày hơn.
  7. Cơ thể thiếu kẽm, magne, omega-3.
  8. Cơ địa tăng tiết ráy quá mức không rõ nguyên nhân.

Sự cản trở này làm tích tụ ráy tai quá mức gây các triệu chứng: đau, ù tai, ngứa, nghe kém, giảm hoặc mất thính lực, gây mất tập trung, chậm nói ở trẻ em.
Khi gặp phải các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được chăm sóc và điều trị đúng cách !

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Viêm Amidan - Những Chia Sẻ Hữu Ích Của Bác Sĩ Chuyên Khoa

▶ LPR [Laryngopharyngeal Reflux] - Bệnh trào ngược họng thanh quản

▶ Quy trình chẩn đoán "Viêm Họng - Thanh Quản" do trào ngược ngoài thực quản [LPR]

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề