Tại sao phụ nữ cần được yêu thương

Phụ nữ luôn cần được quan tâm, chia sẻ - Ảnh: NG.PHƯỢNG

Mất điện thoại, rách chiếc váy yêu thích, trái quan điểm với đồng nghiệp, cơ thể bỗng bệnh, mất ngủ vì những lời nói gió thoảng mây bay... là những chuyện thường nhật nhưng lại khiến nhiều chị em buồn, bất an, lo nghĩ. 

"Những lúc đó, tôi mong được lắng nghe, hỏi han, vỗ về, động viên" - đó không riêng là tâm sự của chị Nguyễn Mai Thi [Q.Gò Vấp, TP.HCM], khi thấy mình hay suy nghĩ và nhạy cảm với cuộc sống xung quanh, mà còn là điểm chung của không ít phụ nữ dễ dàng cảm xúc với những câu chuyện vốn dĩ bình thường.

"Một chiếc lá rơi cũng... buồn"

Chị Thi kể nhà có ba chị em gái nhưng hai người chị rất vô tư với những điều diễn ra trong cuộc sống, còn chị thì chỉ cần những chuyện nhỏ, chuyện không đâu là cũng nghĩ ngợi, buồn phiền. 

"Tôi không biết mình có khác hai chị gái, nhưng tôi rất hay suy nghĩ. Nhắn tin người ta đọc mà không trả lời, ai nhìn mình với ánh mắt khác, nói "động" đến mình... là tôi nghĩ ngợi rồi buồn, đầu óc không thoát ra ý nào khác", chị kể.

Tương tự, cũng hay suy nghĩ lung tung, nói một mà suy thành hai, ba... và nhiều chiều hướng khác nhau, tự đưa mình vào những tình huống "rối" là chuyện của bạn chị H.L. [Q.3, TP.HCM]. 

Chị H.L. chia sẻ: "Bạn tôi rất dễ buồn, dễ giận. Cơn mưa đổ ào xuống cũng buồn. Chồng trách nhẹ cũng buồn. Bạn bè quên lưu số điện thoại cũng buồn. Thậm chí ngồi cùng bàn trong quán cà phê mà ai ít hỏi han, nói chuyện là cô ấy suy nghĩ...".

Trong đánh giá của các chuyên gia tâm lý, đa số phụ nữ nhạy cảm đều có một điểm chung là: cảm xúc thái quá, rất hay buồn phiền, cô đơn, hụt hẫng, tinh thần luôn nặng nề...

Phải chăng đó là một bí ẩn?

Phụ nữ nhạy cảm cần được quan tâm hơn do đặc trưng của tính cách phái yếu, hay do ngẫu nhiên mà phụ nữ thường biểu hiện cảm xúc nhiều hơn đàn ông? 

Và vì sao họ càng nhạy cảm thì càng cần rất nhiều sự quan tâm? TS Bùi Hồng Quân - chuyên gia tâm lý [Học viện Cán bộ TP.HCM] - cho rằng trước tiên phải định nghĩa về phụ nữ nhạy cảm. 

Chuyên gia này giải thích: "Nhạy là dễ thay đổi, cảm là cảm xúc. Phụ nữ nhạy cảm là những người dễ biến động, thay đổi cảm xúc, từ cảm xúc dẫn đến những phản ứng thái quá. Cảm xúc của họ, có thể nói, hở một tí là buồn, hở một tí là giận, là đùng đùng".

Ông Quân bày tỏ: "Phụ nữ nào cũng cần được quan tâm, nhưng những phụ nữ nhạy cảm cần điều này hơn một người phụ nữ bình thường. 

Bởi cảm xúc của họ rất dễ bị tác động, một lời nói của người chồng, bạn bè, người thân, dù không có ý gì nhưng phụ nữ mà nhạy cảm thì rất hay suy nghĩ, cho rằng đó là điều to tát, dễ có nguy cơ tổn thương. 

Hơn nữa, người dễ có cảm xúc ở một sự việc nhỏ, sự việc bình thường thì giải mã thông điệp ngôn ngữ và hành vi của họ khác hơn người bình thường".

Theo ông Quân, bình thường ai cũng có bản năng tự vệ, nếu không được quan tâm họ sẽ tự chăm sóc chính mình. Những người nhạy cảm thường buồn và cô đơn, nhu cầu được quan tâm nhiều hơn. 

"Nếu bị rơi vào khoảng trống, có cuộc sống xu hướng khép kín, ngại giao tiếp thì tín hiệu họ phát ra bị hờ hững. 

Dù có những mẫu phụ nữ nhạy cảm khác nhau, như nhạy cảm với lời nói, hành vi, sự quan tâm nào đó thì người đàn ông, hay những người thân, cũng cần hiểu người phụ nữ đó nhạy cảm với cái gì, lưu ý để mối quan hệ giao tiếp, ứng xử hài hòa. Đồng thời, tránh những lời "đao to búa lớn", cử chỉ thái độ nặng nề", chuyên gia khuyên.

Đồng quan điểm, ThS tâm lý Lê Minh Huân - Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho rằng: "Một người nhạy cảm thường hay quan sát, để ý và lo nghĩ nhiều chiều, cốt là để tránh những thất thố, gây tổn thương hoặc ảnh hưởng không hay đến người xung quanh, đương nhiên dù phải xét nét bản thân và tự gò mình trong hầu hết các mối quan hệ nhưng họ rất mong nhận được sự động viên, khuyến khích, công nhận và quan tâm".

Chú ý những điều phụ nữ không nói ra

Với phụ nữ nhạy cảm, điều này càng thể hiện rõ hơn, đặc biệt họ thường "đòi hỏi ngầm" nhiều hơn là nói ra mong muốn của mình cho người khác biết.

"Và chính nghịch lý muốn nhưng không nói, thích nhưng không thổ lộ thì người xung quanh, đặc biệt là người thân, khó lòng để hiểu họ nên làm gì.

Nhu cầu được quan tâm không được giải quyết, ngày càng dễ đẩy lên cao, hệ quả là sự nhạy cảm [suy nghĩ, lo xa, suy luận, sợ tổn thương, dễ cảm xúc...] cũng đồng thời tăng dần mức độ...

Vòng luẩn quẩn này nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng ngày càng sâu sắc hơn đến những người trong cuộc" - ThS Lê Minh Huân nhấn mạnh.

Cách dạy con tin vào bản thân của người phụ nữ truyền cảm hứng đặc biệt

THẢO THƯƠNG

Lấy chồng để thành… “siêu nhân”

Một anh bạn kể: Cô bạn mình tháo vát từ nhỏ, học đại học xong đi làm cho Công ty nước ngoài. Sau mấy năm tích cóp được vốn liếng, quan hệ thì ra làm riêng, lúc thì làm đại lý nhập khẩu, lúc thì mua cả cái nhà máy, làm tận gốc, bán tận ngọn... nói chung là kiếm được nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại gần 40 mới nhận ra là chưa kịp lấy chồng. Tóm lại, theo như lời nàng thì sau khi tự nhủ hết cơ hội có thể kiếm được ông chồng như mong muốn, nàng quyết định mua sắm. 

Ông xã lúc đó đang làm bàn giấy ở một cơ quan hành chính, cuới xong là bỏ việc. Nàng cho ông xã làm giám đốc, trả cho mỗi tháng 20 triệu đồng nhưng thực chất chẳng phải quyết định gì, sáng lái xe đưa nàng đi làm, rồi cà phê cà pháo, rửa xe, đọc báo, chiều đón nàng đi ăn rồi kể chuyện thời sự trong ngày. Nàng lấy chồng cho có, để giống đàn bà thành đạt thôi! 

Có thể nói, những mẫu phụ nữ như trên không còn là chuyện hiếm. Thế nhưng, như tất cả mọi phụ nữ, họ đều mong muốn có một tình yêu, một bờ vai đúng nghĩa và đầy cảm xúc. Và đa phần họ gặp đều là những điều rất dễ phải đối mặt trong cuộc sống bởi ngoại tình, bởi những người đàn ông quen lấy một người phụ nữ về làm “mẹ”. 

Tâm Phan, một cây bút có nhiều cuốn sách với cái nhìn khá mới mẻ về sex, về trinh tiết bằng chính câu chuyện cuộc đời mình chia sẻ: “Tôi đã có thời gian 5 năm yêu một người Việt Nam và sau đó mới yêu người nước ngoài [tức chồng hiện tại], sự so sánh sẽ chỉ giới hạn giữa 2 người này mà thôi. Sự khác biệt lớn nhất giữa đàn ông Việt và Tây là sự độc lập. 

Đàn ông Việt trước khi cưới vợ thì phụ thuộc vào mẹ. Mẹ chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, kể cả đến khi trưởng thành và đi làm cũng sống cùng cha mẹ, việc nội trợ đã có mẹ lo. Khi lấy vợ thì vợ thay mẹ làm việc nhà, giặt quần áo, nấu ăn cho. Khi lấy vợ, đàn ông Tây luôn chia sẻ việc nhà vì đó là những việc họ vẫn làm hàng ngày. Trong khi đó, đàn ông Việt Nam mặc nhiên coi đó là việc của vợ không phải của mình. 

Sự khác biệt thứ hai là sự thấu hiểu tâm hồn. Bạn trai Việt khi xưa không bao giờ tìm hiểu tôi muốn gì, ước mơ khát vọng của tôi là gì. Anh chỉ thích nói đến mong muốn của anh là tôi sẽ làm nghề giáo viên hay làm văn phòng cho ổn định. Ngược lại, người chồng hiện tại của tôi rất quan tâm đến mọi xúc cảm của tôi. Anh không bao giờ ngừng tìm hiểu tôi, những gì làm tôi vui hay khiến tôi buồn. 

Thứ ba là đàn ông Tây luôn tôn trọng sở thích và cá tính của vợ. Trong khi đó đàn ông Việt thì ngược lại, yêu một người con gái vì cá tính mạnh mẽ của cô ta, nhưng khi lấy nhau rồi thì chỉ muốn cô ta hiền lành, dễ bảo, ở nhà nuôi con, hạn chế các mối quan hệ, giao tiếp xã hội…”. 

Bởi người con gái Việt bao đời vẫn là “hạt mưa sa”… họ bị lãng quên vì đủ điều bận mọn, họ bị mất sự hấp dẫn khi đã thuộc về nhau, bởi người đàn ông trở thành “ đứa trẻ” trong nhà. Tới một ngày, dù chung giường nhưng họ bỗng thành người lạ khi không còn những sẻ chia,  thấu hiểu. 

Và khi tôi phỏng vấn những phụ nữ bị bạo hành gia đình, hầu hết các nhân vật đều đã cứng tuổi. Họ có rất nhiều lý do để chịu đựng những cái tát, nắm đấm, roi tre hoặc chổi, búa, kìm… của chồng. Bởi họ có một lý lẽ lớn hơn tất cả: Họ có con, họ không muốn con không có cha, và họ nghèo quá không đủ sức một mình nuôi con. Tôi không phán xét và chỉ cảm thấy đau đớn. 

Thế nhưng, với các cô gái trẻ, tôi thấy kinh ngạc khi các bạn kể những câu chuyện bị bạn trai tát khi thấy mình đi cà phê với thằng bạn thân từ thời mẫu giáo. Bị bạn trai uýnh vì mải chơi không về nấu cơm đúng giờ và nói chuyện với nhau thì thôi rồi, không một chút nâng niu, trân trọng… Không ai nhân danh tình yêu để khi vui thì được nâng niu, khi chẳng hài lòng là… uýnh. Bởi không có lý lẽ và sự phù hợp nào cho một nắm đấm.

Và một câu chuyện khác, từ một cô tiểu thư được dạy bảo đầy đủ về tình thương, trách nhiệm, bạn không thể hiểu nổi tại sao bạn có thể vượt qua những ngày tháng bầu bí vượt mặt, giữa đêm khuya bạn phải đi tìm chồng đang say khướt ở một nơi nào đó. Khi đau đớn bạn bắt tắc xi vào viện một mình, điện thoại của anh ta ở ngoài vùng phủ sóng… dẫu cho hàng ngày bạn chăm sóc anh ta như một đứa trẻ.

Anh ta về rất muộn bởi còn bận phía sau những ánh đèn màu… Sáng ra, nếu bạn không để sẵn đồ đã ủi, cà vạt ở cổ áo, thắt lưng ở cạp quần, vớ ở giầy để ngoắc vào người thì có lẽ anh ta không thể biết những món đồ đó ở đâu. Và một ngày như mọi ngày, anh ta bước ra ngoài với những cuộc vui bất tận…

Khi cái ôm không còn chặt…

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thực tế đàn ông sợ cô đơn hơn so những gì họ thừa nhận và họ luôn cần một người bạn để lắng nghe tất cả những gì họ nói và cảm nhận. Phụ nữ là những người bạn đồng hành  tuyệt vời và là người cho đi mà không kỳ vọng nhận lại nhiều. Tuy nhiên, ngày nay, phụ nữ đòi hỏi nhiều hơn ở đàn ông, bởi họ được nuôi dạy để trở thành người không chỉ là hậu phương vững chắc, bởi tại sao chỉ có phụ nữ phải học cách giữ chồng mà điều quan trọng cả hai phải cùng hướng về nhau ấm áp và nâng niu. 

Ở một góc độ khác, chị Việt Anh, một tiến sĩ kinh tế, người đã nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân, gia đình bày tỏ quan điểm: Phụ nữ Việt không được rèn luyện để sống tự lập từ nhỏ, không cần dựa dẫm vào đàn ông. Thêm vào đó định kiến xã hội nặng nề, và sức ép của phụ huynh buộc họ phải lấy chồng, phải duy trì cuộc hôn nhân cho dù cuộc hôn nhân đó không ra gì. Không được đảm bảo tài chính sau ly hôn khiến họ ít tự trọng, không dám quyết liệt ly dị cho nên đàn ông cũng thoải mái ngoại tình hơn. Sau khi ly hôn, phụ nữ rớt giá thảm hại nếu muốn tái hôn, cho nên đàn ông càng có nhiều lợi thế.

Gánh nặng gia đình rất lớn nên phụ nữ Việt ít có cơ hội sống cho mình, ít cơ hội phát huy năng lực sáng tạo phục vụ xã hội. Người phụ nữ chỉ có con khi chồng cam kết chia sẻ gánh nặng chăm sóc con cái, và có khả năng lo cho con mình chu đáo kể cả trong trường hợp li dị. Nếu được như vậy thì đàn ông tự khắc sẽ phải có trách nhiệm hơn với gia đình nếu muốn lập gia đình. Khi phát hiện chồng ngoại tình, chuyện níu kéo hay không còn tùy vào hoàn cảnh cụ thể, không có đáp án chung cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ cần phải được giáo dục để sống cứng rắn, cương quyết hơn, có thể sống tự lập không cần đến đàn ông, chị Việt Anh bày tỏ.

Tuy nhiên, nói một cách công bằng hiện cũng có khá nhiều đàn ông đã có cái nhìn khác. Họ chia sẻ việc nhà, tắm, chơi với con không phải vì sự bắt buộc mà với họ đó là hạnh phúc. Bởi theo họ, phụ nữ cần được nâng niu, cần được thương xót. Bởi cô ấy đã gọi bạn là “chồng” thì bạn nên gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông. Là chồng, bạn hãy biết trân trọng, chiều chuộng cô ấy, vì xét cho cùng, cô ấy đã bỏ cả thiên đường để đi theo bạn. Phụ nữ đều rất yếu lòng, nhạy cảm, dù có nũng nịu, giận hờn cũng là để biết bạn yêu cô ấy nhiều đến thế nào. Là chồng, khi ôm vợ nhất định phải đủ chặt. Cho dù bạn không có một bờ vai mạnh mẽ nhưng khi ôm cô ấy, nhất định phải cho cô ấy cảm thấy đó là bờ vai, là cái ôm vững chãi nhất, khi cô ấy nép vào ngực bạn! 

Bởi không cần phải quá cầu kì, nhưng đàn ông sẽ nhận được tất cả tình yêu, sự trân trọng, sự chăm chút, cả thiên đường khi cô ấy yêu và được yêu. Khi phụ nữ quá vững vàng, không cần đàn ông bởi cô ấy đã phải làm mọi điều, phải hy sinh tất cả cho những điều không xứng đáng với mình mà thôi…/.

Video liên quan

Chủ Đề