Tại sao phải tự trọng không nên tự ái

Có rất nhiều người hiện nay đang khá nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tự trọng” và “tự ái”, dẫn đến việc sử dụng chúng không đúng trong cuộc sống. Chính vì thế hôm nay Khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn đọc có thể thấy được sự khác nhau giữa chúng để phân biệt và dùng đúng cách. 

Tự trọng và tự ái khác nhau ở ý nghĩa, biểu hiện

Tự trọng và tự ái đều là hai từ dùng để chỉ đức tính của con người, tuy nhiên chúng lại có ý nghĩa đối lập nhau. 

TỰ TRỌNGTỰ ÁI
Là một đức tính tốtLà một đức tính không nên có 
Những người có lòng tự trọng là những người luôn biết tôn trọng cũng như bảo vệ danh dự của bản thân. Những người có tính tự ái thì lại luôn chỉ nghĩ đến bản thân quá nhiều. Họ thường quá đề cao bản thân mà không đánh giá cao người khác. Vì thế dẫn tới thường xuyên có thái độ khó chịu, bực tức và cho rằng người khác không xem trọng họ. 
Người tự trọng luôn biết làm chủ bản thân, kiềm chế các ham muốn cũng như nhu cầu không chính đáng, luôn tuân theo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức xã hội. Người tự ái họ thường không muốn nhận sự góp ý và không muốn ai phê phán cũng như đưa ra lời khuyên. 
Luôn thể hiện sự tôn trọng danh dự cũng như nhân phẩm của người khác. Khi tự ái, dễ có những phản ứng, hành vi thiếu sáng suốt nên dễ rơi vào sai lầm không đáng có. 
Nhận được sự tôn trọng từ người khác cũng như sự quý mến. Thường làm mất lòng những người xung quanh. 
Biểu hiện: Không tham lam tiền bạc, của cải bất chính; Khi nhặt được của rơi thì trả lại người mất; Thực hiện tốt quy định an toàn giao thông; Không nhiễm các thói xấu; Ý thức giữ gìn môi trường sống; Cử chỉ lời nói đứng đắn, hiền hòa…Biểu hiện: Thường hay nổi giận trong khi trò chuyện; Dễ bị khích bác dẫn đến sa vào các điều xấu, tệ nạn xã hội; Lời nói và cử chi không được kiểm soát tốt, dễ to tiếng…

Bảng 1 – Bảng so sánh tự trọng và tự ái

Tự trọng và tự ái trong cuộc sống

Trong cuộc sống, tự trọng và tự ái luôn biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau và từ đó sự đánh giá, nhìn nhận cũng khác nhau. Ví dụ như cùng một sự việc diễn ra nhưng đối với người có lòng tự trọng sẽ luôn thể hiện sự khách quan, tích cực của họ trong nhìn nhận, còn người tự ái lại thường nghĩ theo hướng tiêu cực. 

Người tự trọng luôn biết nhìn nhận sự việc tích cực, khách quan

Lòng tự trọng chính là bắt nguồn từ những tư tưởng nhân văn khi luôn coi trọng các giá trị, phẩm cách của con người, thể hiện sự tôn trọng và làm đẹp cho cộng đồng, xã hội. Tự ái thì lại chỉ biết coi trọng bản thân và thường tỏ ra đánh giá không cao người khác, chỉ muốn có lợi cho họ, thể hiện cái tôi riêng của họ mà không quan tâm đến quyền lợi cũng như danh dự của người khác. 

Chính vì thế, người ta luôn khuyến khích và giáo dục con người trở thành những cá nhân có lòng tự trọng, khuyên họ bỏ qua sự tự ái để không ngừng phát triển vươn lên. 

Tự trọng và tự ái đối với giới trẻ

Thường thì nhiều người trẻ lại khá nhầm lẫn giữa hai khái niệm tự trọng và tự ái, chính điều đó dẫn đến những thái độ tiêu cực không đáng có. 

Có thể thấy được sự nhầm lẫn khá rõ ràng trong quá trình tìm kiếm công việc, nhiều người trẻ cho rằng họ có tự trọng nên không muốn bắt đầu từ những công việc bình thường, thu nhập thấp trong khi sở hữu tấm bằng đại học, cao đẳng. Nhưng điều này thực sự sai lầm, đó chính là sự tự ái riêng trong chính bản thân, không hề nghĩ đến việc họ chưa có kinh nghiệm gì cả và thị trường việc làm cực kỳ cạnh tranh. 

Nên thực tế có nhiều bạn trẻ ra trường đã nhiều năm, cầm trong tay tấm bằng loại giỏi nhưng vẫn không thể có được một công việc tốt, vì ngay từ đầu họ đã bị sự tự ái của bản thân làm lu mờ đi nhìn nhận, đánh giá. Còn những người trẻ có lòng tự trọng, họ sẽ nhận thức được giá trị của bản thân nằm ở đâu, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn và tìm kiếm công việc, vị trí phù hợp tùy vào từng thời điểm.

Sự tự ái khiến cho nhiều bạn trẻ rơi vào bế tắc

Một biểu hiện về mặt xã hội cũng cho thấy được tầm quan trọng của lòng tự trọng và tác hại của sự tự ái đối với giới trẻ đó chính là tệ nạn xã hội. Đây là những thứ có sức cám dỗ khủng khiếp, nếu như người tự trọng có khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của họ tốt thì có thể vượt qua nó, không bị lôi kéo và trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Còn người tự ái thì lại hay thường quá tự cao, dễ nổi nóng nên bị kẻ xấu lợi dụng khích bác và lâu dần dễ bị sa ngã vào nó. 

Tự trọng và tự ái đối với mối quan hệ trong gia đình

Sự khác biệt giữa tự trọng và tự ái cũng thể hiện rõ ở mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ chồng, anh em, cha mẹ. 

Có rất nhiều gia đình hiện nay đổ vỡ mà nguyên nhân xuất phát từ sự tự ái của vợ hoặc chồng, thường là người chồng chủ yếu. Họ luôn cảm thấy tự ái với những lời nói từ đối phương, luôn nghĩ theo hướng tiêu cực và từ đó ảnh hưởng đến tâm lý chung. Người tự ái lại thường không chọn cách trao đổi, nói chuyện để hiểu nhau hơn mà thường theo lối độc thoại, lâu dần điều đó sẽ khiến họ cảm thấy căng thẳng và ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân. 

Tự ái khiến cho mối quan hệ gia đình dễ xảy ra mâu thuẫn

Giữa anh em trong gia đình cũng thế, tự ái thường dẫn đến nhiều xích mích do mâu thuẫn, không hiểu nhau. Còn đối với những gia đình mà anh em có lòng tự trọng đều luôn hướng tới xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, nhường nhịn lẫn nhau, hòa thuận, yêu thương, đùm bọc. 

Tự trọng và tự ái trong giáo dục

Đức tính tự trọng có thể được xây dựng thông qua giáo dục tốt, đúng cách. Hãy cho học sinh thấy được tầm quan trọng của lòng tự trọng đối với cuộc sống, công việc và mối quan hệ sau này. Từ đó, hình thành nên một thái độ sống tích cực, luôn biết nỗ lực vươn lên, học hỏi những điều tốt từ người khác. Cha mẹ cũng như thầy cô cần làm gương để các em noi theo, tạo ra lớp mầm non ưu tú, đầy lòng tự trọng cho đất nước. 

Ngược lại, việc giáo dục các em không nên có tính tự ái là cực kỳ cần thiết. Cần phải cho các em học sinh thấy được đây là đức tính xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, xã hội và công việc.

Giáo dục trẻ em đức tính tự trọng là cực kỳ cần thiết 

Cha mẹ dạy con đúng cách chính là phải biết khiêm nhường, luôn giữ lòng tự trọng của bản thân để làm điều tốt và giữ được năng lượng tích cực. Đừng bao giờ quát mắng, nóng nảy và gia trưởng trong việc giáo dục con cái bởi chúng sẽ học theo rất nhanh. Cũng đừng so sánh con mình với con người khác, việc này lâu dần tạo nên áp lực đối với chúng, đẩy chúng ra xa hơn. Đôi lúc, tự ái trong các con trỗi dậy khiến chúng hành động sai lầm, hậu quả trở nên đáng tiếc.

Đã có rất nhiều câu chuyện về cách giáo dục con cái và việc đặt kỳ vọng quá lớn vào chúng. Một số bậc cha mẹ vì sự tự ái của bản thân, sợ con mình không bằng con người khác nên đã ép chúng học hành với cường độ quá lớn. Điều này dẫn tới việc con áp lực, nhiều đứa trẻ trở nên trầm lặng, một số lại bỏ nhà đi và còn nhiều đứa trẻ lại tiêu cực dẫn đến hành vi tự tử. 

Hy vọng rằng với bài viết trên đây, các bạn độc giả đã nắm được những sự khác biệt giữa tự trọng và tự ái. Từ đó, biết cách thay đổi bản thân để xây dựng lòng tự trọng tốt hơn, không để sự tự ái điều khiển hành vi và thái độ, hướng đến sự tích cực và phát triển.

Đừng để tự trọng biến thành tự kiêu, nếu bạn đủ giỏi thì người khác ắt tôn trọng mình.

Tự trọng là gì? Khái quát mà nói, nó giống như sĩ diện thế tục của mỗi người. Tỷ như khi tìm việc, có người ưu tiên tiền lương, có người cân nhắc chế độ thì có người chỉ quan tâm việc đó có đủ danh giá, đủ thể diện hay không. Lòng tự trọng cũng là cách chúng ta định vị chính mình trong xã hội.

Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa tự trọng và tự ái, tự tôn và tự kiêu. Khi ta cố gắng bảo vệ phẩm chất, tư cách và danh dự của mình để tránh khỏi bị kẻ khác khinh thường mới gọi là đức tính tự tôn tự trọng. Còn tự ái, tự kiêu là thói xấu do quá đề cao "cái tôi" của bản thân trong khi mình chưa đủ bản lĩnh nên nội tâm yếu đuối, dễ tức giận vì bị người khác coi thường và đánh giá thấp, ngay lập tức nảy sinh phản ứng chống lại kẻ đó. Tự ái thường gây ra hậu quả không tốt, làm cho bản thân không thể trưởng thành.

Người tự trọng sẽ tiếp thu những lời phê bình để học hỏi, nỗ lực và khẳng định bản thân, còn người tự ái thì sẽ nổi giận đùng đùng, cố chấp bảo thủ và không thèm lắng nghe.

Không ai có thể phá vỡ các quy tắc sinh tồn trong xã hội mà điều cấm kỵ nhất trong số đó là sự tự kiêu núp dưới danh nghĩa tự trọng. Chúng đâu chỉ khiến bạn không trưởng thành nổi, mà còn có thể phá hủy tiền đồ và tương lai. Hiện nay, rất nhiều sinh viên mới ra trường quá xem trọng chính mình, không chịu làm những công việc khổ sở mệt nhọc mà chỉ muốn ngồi điều hòa hưởng lương cao. Nếu không bắt đầu xây từ móng, làm sao ngôi nhà của bạn đứng vững suốt mấy chục năm cuộc đời? Đừng để tư duy sai lầm trở thành chướng ngại vật lớn nhất cản trở bước đường phát triển trong tương lai.

Tự trọng vốn là khái niệm để người ta cân nhắc, biết cách tiến lùi, thấu hiểu về danh dự và sự ô nhục. Một người có lòng tự trọng cao ắt làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, giữ trọn thể diện và tôn nghiêm của bản thân. Hiểu rõ bản thân mình là ai, vị trí của mình ở đâu sẽ giúp bạn có một sự "khiêm tốn" đúng mức và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của đối phương để cải thiện bản thân, nâng cao giá trị. Làm được như vậy, cho dù bạn tự hạ mình xuống thì vẫn được mọi người tôn lên. Ngược lại, những người tự nâng mình lên, ắt sẽ bị kẻ khác hạ xuống.

Nếu bạn muốn có được kết quả như mong muốn, hãy từ bỏ "lòng tự trọng vô dụng" ở phía sau và tự hạ cái tôi của mình xuống.

Trên thực tế, tự ái hay tự kiêu đa phần xuất phát từ "sự tự ti". Mọi người rất sợ bị người khác xem thường, vì vậy chỉ cần bản thân cảm thấy thấp kém hơn, liền đi chê bai hạ thấp người khác. Đó là một kiểu tâm lý "bồi thường". Khi mới bước chân vào xã hội, chúng ta phải lăn lộn trong đủ loại công việc như phục vụ, trợ lý... Cho dù tiếp xúc với rất nhiều thành phần tri thức, doanh nhân thành đạt giàu có mỗi ngày, công việc của chúng ta chỉ đơn thuần là đưa món ăn hoặc mở cửa xe cho họ. Chỉ cần phạm một sai lầm nhỏ, bạn có thể bị ông chủ mắng té tát cả ngày. Ở thời điểm đó, chúng ta mới nhận ra rằng, khi không làm nên việc lớn thì lòng tự trọng của mình cũng vô giá trị, chẳng ai quan tâm.

Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết để có lòng tự trọng là cải thiện giá trị bản thân. Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo. "Núi cao còn có núi cao hơn", đừng tự thỏa mãn chính mình với những hiểu biết của bản thân. Tất cả mới chỉ như "giọt nước" ở trong "đại dương" rộng lớn. Hãy học cách lắng nghe, học cách tiếp thu, và đôi khi, học cách nuốt vào những lời phê bình, những nhận xét nghiêm khắc để lấy đó làm động lực cho chính mình cố gắng hơn và giỏi giang hơn.

Đủ bản lĩnh, người khác ắt phải tôn trọng mình.

Thay vì oán trách xã hội bất công, phân biệt đối xử với mình, chúng ta nên thừa nhận sự chênh lệch tồn tại giữa người với người. Có nhận thức được vị trí xác đáng của bản thân, cam chịu khổ sở nhọc nhằn, chúng ta mới có cơ hội mài giũa bản thân trở thành một viên kim cương giá trị!

Nguồn: cafebiz.vn

Sưu tầm: Huy Cường - TT. XVNT

Video liên quan

Chủ Đề