Tên gọi trước ngày 11/2/2022 của covid 19 là gì

Theo đó, WHO đã công bố tên chính thức cho loại virus gây sự bùng phát của dịch COVID-19, trước đây gọi là virus Corona mới [2019-nCoV], và căn bệnh mà nó gây ra.

Tên chính thức của bệnh là COVID-19. Virus là virus Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2.

Lý giải tại sao virus và bệnh có tên khác nhau, tổ chức này cho biết, virus và bệnh mà chúng gây ra thường có tên khác nhau. Ví dụ, HIV là virus gây ra bệnh AIDS và chúng ta thường chỉ biết tên một bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi mà không biết tên virus gây ra bệnh sởi là rubeola.

Có một số quy trình và mục đích khác nhau để đặt tên cho virus và bệnh. Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gene của chúng để tạo điều kiện cho việc phát triển các test chẩn đoán, sản xuất vaccine và thuốc chữa trị. Ủy ban quốc tế về phân loại virus - International Committee on Taxonomy of Viruses [ICTV] - chịu trách nhiệm đặt tên cho các loại virus.

Việc đặt tên bệnh nhằm hỗ trợ trao đổi thông tin về phòng bệnh, sự lây lan, phương thức lây truyền, mức độ nghiêm trọng và việc điều trị. Với trách nhiệm chuẩn bị và ứng phó với các căn bệnh của nhân loại, WHO sẽ đặt tên chính thức cho các căn bệnh trong Phân loại quốc tế bệnh tật [ICD].

Ngày 11/2 vừa qua, Ủy ban quốc tế về phân loại virus ICTV thông báo, tên của loại virus mới [trước đây gọi là nCoV] là virus Corona 2 gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS-CoV-2]. Tên này được chọn bởi đặc tính gene của virus này liên quan đến loại virus Corona gây dịch bệnh SARS vào năm 2003. Tuy nhiên, 2 loại virus này là khác nhau.

Cũng trong ngày 11/2,  WHO thông báo, CoVID-19 là tên của bệnh do virus Corona mới gây ra, dựa theo các hướng dẫn trước đây cùng với Tổ chức Thú y Thế giới [OIE] và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc [FAO].

Từ góc độ của truyền thông nguy cơ, sử dụng tên SARS cho virus mới có thể gây ra những hệ lụy khi tạo ra nỗi sợ hãi ở một số bộ phận người dân, đặc biệt là ở châu Á, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch SARS năm 2003.

Vì lý do đó cũng như những vấn đề liên quan, WHO đề cập đến việc sử dụng tên gọi của virus này là “Virus gây bệnh COVID-19” hoặc “Virus COVID-19” khi truyền thông đến công chúng. Tuy nhiên, cả hai cách gọi này không có ý định để thay thế tên chính thức của virus là SARS-CoV2 đã được thống nhất với ICTV, tổ chức WHO khẳng định.

Hiền Minh

WHO dự báo thời điểm thế giới quay lại cuộc sống bình thường

Năm 2020 sẽ đi vào lịch sử nhân loại với sự xuất hiện của virus mang tên SARS-CoV-2 liên tục biến đổi. Nhiều nước đang đẩy nhanh nỗ lực thử nghiệm vắc-xin và tất cả đều hy vọng sẽ có một số loại vắc-xin hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa các ca nhiễm.Tuy nhiên Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], cả thế giới không thể có đủ vaccine COVID-19 để quay trở lại cuộc sống bình thường cho đến năm 2022.
 

Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, cho hay, vào giữa năm 2021 trên thế giới sẽ chỉ có hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19, và số vaccine này sẽ được chia đều cho 170 quốc gia tham gia Covax - chương trình phát triển vaccine COVID-19.

Với số lượng quá nhỏ như trên, người dân vẫn phải thực hiện quy tắc giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi tăng số lượng và đạt mục tiêu 2 tỉ liều vào cuối năm 2021. Như vậy, phải đến năm 2022, người dân trên toàn thế giới mới có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như trước khi đại dịch xảy ra.

“Mọi người nghĩ vaccine COVID-19 sẽ có vào tháng 1.2021 trên toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, phải đến giữa năm 2021 mới có vaccine bởi đầu năm sau mới có kết quả thử nghiệm của các loại vaccine”, bà Swaminathan nhận định.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã chuẩn bị sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 mặc dù vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm. Ngày 15.9, chuyên gia Wu Guizhen thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết người dân nước này sẽ được tiếp cận với các loại vaccine nội địa sớm nhất vào tháng 11 hoặc 12.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã cam kết sẽ có 1 loại vaccine trước cuộc bầu cử Mỹ ngày 3.11, làm dấy lên lo ngại rằng điều này chịu tác động của chính trị.

Bà Swaminathan cho biết, WHO đang có kế hoạch ban hành hướng dẫn về việc sử dụng vaccine khẩn cấp vào tuần tới, nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Trung Quốc đã sử dụng 3 loại vaccine COVID-19 cho người dân theo ủy quyền sử dụng khẩn cấp kể từ tháng 7 và 1 loại vaccine cho quân đội kể từ tháng 6.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng này, một quan chức cấp cao của một tập đoàn dược phẩm Trung Quốc cho hay, hàng trăm nghìn người Trung Quốc đã được tiêm vaccine dù nó chưa kết thúc các quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng

Ngày 11/2, Việt Nam ghi nhận thêm 26.487 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố. Đây là số mắc cao nhất trong một ngày tính đến thời điểm này

Tính từ 16h ngày 10/2 đến 16h ngày 11/2, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.487 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 26.471 ca ghi nhận trong nước [tăng 448 ca so với ngày trước đó] tại 62 tỉnh, thành phố [có 8.768 ca trong cộng đồng].

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội [2.908], Nghệ An [1.501], Hải Dương [1.447], Hải Phòng [1.398], Bắc Ninh [1.390], Nam Định [1.287], Thái Nguyên [976], Ninh Bình [942], Đà Nẵng [927], Bắc Giang [910], Hòa Bình [879], Vĩnh Phúc [856], Phú Thọ [765], Thanh Hóa [686], Bình Định [503], Quảng Bình [493], Quảng Nam [492], Thái Bình [490], Quảng Ninh [477], Lào Cai [470], Lạng Sơn [440], Quảng Trị [420], Tuyên Quang [393], Sơn La [383], Hưng Yên [379], Lâm Đồng [340], Đắk Lắk [311], Bình Phước [290], Phú Yên [284], Khánh Hòa [263], TPHCM [260], Hà Tĩnh [259], Thừa Thiên-Huế [257], Hà Nam [216], Quảng Ngãi [211], Đắk Nông [180], Kon Tum [178], Yên Bái [164], Cao Bằng [138], Cà Mau [134], Bà Rịa-Vũng Tàu [133], Điện Biên [133], Hà Giang [115], Bắc Kạn [84], Bình Dương [77], Vĩnh Long [73], Bình Thuận [73], Lai Châu [69], Bến Tre [65], Trà Vinh [65], Đồng Tháp [45], Bạc Liêu [44], Sóc Trăng [34], Long An [31], Tây Ninh [31], Đồng Nai [20], An Giang [19], Kiên Giang [16], Hậu Giang [16], Cần Thơ [15], Ninh Thuận [8], Tiền Giang [8].

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Thanh Hóa [giảm 310 ca], Kon Tum [259], Nghệ An [248].

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh [tăng 311], Thái Nguyên [241], Ninh Bình [227].

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 20.203 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TPHCM [92], Quảng Nam [27], Quảng Ninh [20], Hà Nội [14], Khánh Hòa [11], Đà Nẵng [8 ], Hưng Yên [6], Kiên Giang [4], Thanh Hóa [2], Hải Dương [2], Hải Phòng [1], Long An [1], Bà Rịa-Vũng Tàu [1], Bình Dương [1], Lâm Đồng [1], Ninh Bình [1].

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.457.170 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu tính tỉ lệ số ca nhiễm/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Riêng đợt dịch thứ 4 [từ ngày 27/4/2021 đến nay], số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.450.024 ca.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TPHCM [515.369], Bình Dương [293.145], Hà Nội [162.643], Đồng Nai [100.022], Tây Ninh [88.690].

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Trong ngày 11/2 có 6.075 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.212.669 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.586 ca, trong đó thở máy không xâm lấn 81 ca, thở máy xâm lấn 345 ca và ECMO 17 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.784 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 91 ca.

Về xét nghiệm: Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.591.336 mẫu, tương đương 77.644.033 lượt người.

Về tiêm vaccine phòng COVID-19:  Trong ngày 10/2 có 704.066 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 184.868.879 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.182.759 liều, tiêm mũi 2 là 74.618.590 liều, tiêm mũi 3 [tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản] là 31.067.530 liều./.


Chủ Đề