Tại sao lại đổ mồ hôi tay

Tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng, nhưng làm giảm sự tự tin, ngại ngùng trong giao, giảm hiệu quả công việc vì nó làm ướt tất, giày, gây mùi hôi khó chịu, ướt vật dụng khi bạn cầm nắm. Vậy có cách nào để giảm ra mồ hôi chân tay hay không?

1. Nguyên nhân khiến bạn ra nhiều mồ hôi chân tay

Ra mồ hôi chân tay sinh lý là biểu hiện khi bạn gặp phải tình huống lo lắng, căng thẳng hoặc làm việc gắng sức trong điều kiện nhiệt độ cao. Ra nhiều mồ hôi chân tay bệnh lý là khi mồ hôi tiết ra từ tay chân nhiều kể cả khi bạn đang ở nơi thoáng mát, không thực hiện các hoạt động mạnh.

Ra nhiều mồ hôi chân tay khiến nhiều người mất tự tin

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay phiền toái này, phổ biến như:

  • Yếu tố di truyền.

  • Mất cân bằng nội tiết tố.

  • Chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng.

  • Gặp vấn đề về tuyến giáp.

  • Rối loạn thần kinh.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

  • Hoạt động thể chất quá mức.

Dù không phải là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe song ra nhiều mồ hôi chân tay khiến nhiều bạn mất tự tin trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với những người xung quanh và gây cản trở trong công việc hàng ngày. Có những biện pháp đơn giản giúp bạn kiểm soát mồ hôi chân tay tốt hơn, nếu không hiệu quả thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh lý, từ đó mới có thể khắc phục hiệu quả.

Kiểm soát mồ hôi chân tay giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống

2. Những cách đơn giản để giảm ra mồ hôi chân tay

Những cách đơn giản sau chỉ sử dụng đồ dùng xung quanh chúng ta, có tác dụng cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết có hiệu quả với các trường hợp ra nhiều mồ hôi chân tay không phải do căng thẳng tinh thần hoặc điều kiện không khí thời tiết.

2.1. Dùng phấn rôm em bé

Phấn rôm em bé có rất nhiều công dụng khác, trong đó có thể khắc phục tình trạng mồ hôi chân tay ra nhiều khá hiệu quả. Loại phấn này mịn, hạt nhỏ, không mùi và an toàn với da nên có thể sử dụng thường xuyên. Phấn rôm em bé sẽ có tác dụng hút ẩm, kiềm dầu và khử mùi do mồ hôi cơ thể ra nhiều rất tốt.

Với mồ hôi tay, bạn rắc bột phấn ra tay và xoa đều nhẹ nhàng khi thấy tay ra nhiều mồ hôi và ẩm ướt. Cùng với đó, dùng phấn rôm rắc vào giày hoặc xoa tương tự với chân để hút ẩm, giảm mùi hôi do ra nhiều mồ hôi chân. Cách kiểm soát mồ hôi chân tay này vô cùng tiện lợi phải không? Hãy luôn mang theo chai phấn rôm nhỏ trong người để có thể dùng ngay khi cần.

Phấn rôm giúp cứu nguy nhanh chóng khi bạn bị ra mồ hôi chân tay nhiều

2.2. Dùng giấm táo

Giấm tạo có tính chất acid, vị chua dịu nhẹ, có tác dụng cân bằng pH trong cơ thể, se khít lỗ chân lông nên có tác dụng hạn chế dầu thừa, giảm tiết mồ hôi tay chân và cơ thể. Hãy lựa chọn giấm táo hữu cơ có mùi chua và màu cam đậm hơn giấm táo thông thường, sử dụng để giảm mồ hôi chân tay như sau:

  • Trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1, ngâm tay và chân trong khoảng 5 phút. Sau khi ngâm thì rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau tay bằng khăn giấy. Ngâm tay chân vào nước giấm táo 2 lần mỗi ngày.

  • Trộn 10ml giấm táo với nước ấm, thêm 1 ít mật ong để uống hàng ngày.

2.3. Giảm mồ hôi chân tay bằng thực đơn phù hợp

Thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể là một yếu tố góp phần khiến mồ hôi chân tay ra nhiều không kiểm soát được. Vì thế hãy lưu ý trong thực đơn ăn hàng ngày:

Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Những loại thức ăn này gây nóng cơ thể, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nên khiến bạn ra nhiều mồ hôi chân tay hơn. Ngoài ra, cũng nên hạn chế uống thức uống chứa nhiều caffeine và đồ uống có cồn.

Bổ sung nhiều Vitamin B

Ngược lại với nhóm thực phẩm trên, bổ sung Vitamin B giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể tốt hơn, từ đó giảm hoạt động của tuyến mồ hôi. Những thực phẩm giàu Vitamin B bao gồm: cá, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trứng, thịt gia cầm,…

Chế độ ăn giàu Magie cũng giúp cải thiện mồ hôi chân tay nhiều

Bổ sung nhiều Magie

Việc mồ hôi chân tay ra nhiều có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu Magie, hãy bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày những thực phẩm sau: sữa đậu nành, các loại đậu, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, chuối, các loại đậu, hạnh nhân,…

3. Điều trị mồ hôi chân tay như thế nào cho hiệu quả?

Thực tế hiện nay, chưa có biện pháp điều trị nào có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng ra mồ hôi chân tay nhiều, chỉ có thể cải thiện. Một số biện pháp can thiệp khá hiệu quả hiện được áp dụng bao gồm:

3.1. Mổ nội soi cắt dây thần kinh giao cảm

Với phương pháp can thiệp này, bác sĩ sẽ phá hủy hạch giao cảm hoặc các chuỗi liên kết hạch chi phối tình trạng tăng tiết mồ hôi, từ đó giảm mồ hôi chân tay. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ, kết quả khiến khoảng 90% bệnh nhân sau điều trị hài lòng.

Ngoài ra mồ hôi chân tay nhiều thì phương pháp này cũng áp dụng ở những người ra nhiều mồ hôi nách.

Can thiệp cắt dây thần kinh giao cảm giúp giảm mồ hôi chân tay hiệu quả

3.2. Tiêm botox

Phương pháp tiêm botox để giảm mồ hôi chân tay đạt hiệu quả từ 82 - 87%, giúp người bệnh giảm tình trạng tiết mồ hôi nhiều khá hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì kết quả thì người bệnh phải tiêm định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần tùy vào khả năng đáp ứng của cơ thể cũng như tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay. Vì thế dù đơn giản và hiệu quả song phương pháp điều trị này khá bất tiện.

3.3. Chạy ion

Đây là phương pháp cuối cùng được lựa chọn nếu cả các biện pháp giảm mồ hôi chân tay tại nhà lẫn điều trị trên không hiệu quả. Phương pháp điều trị chạy ion giúp giảm khoảng 81% lượng mồ hôi tiết ra, song phương pháp này khá tốn kém và gây đau đớn nên không được ưa chuộng nhiều.

Trên đây là những cách giảm ra mồ hôi chân tay tại nhà và điều trị y khoa, hầu hết người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình với những phương pháp này. Trước hết, hãy thử bằng các biện pháp cải thiện đơn giản tại nhà, nếu không hiệu quả hãy đi bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hiện tượng đổ mồ hôi tay này giống như phản ứng để làm mát, giảm nhiệt độ của cơ thể. Hiện tượng đổ mồ hôi tay do đó cũng xuất hiện khi nhiệt độ xung quanh quá nóng hay khi chúng tra chạy bộ, theo MSN.

Mồ hôi tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?

Đổ hồ môi tay cũng xuất hiện khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, vốn có chức năng giúp con người phản ứng hiệu quả hơn với căng thẳng, bác sĩ da liễu Marlyanne Pol-Rodriguez, tại bệnh viện Stanford Health Care [Mỹ], cho biết.

Dưới góc độ tiến hóa, căng thẳng xuất hiện khi tổ tiên con người đối mặt với các mối nguy trong tự nhiên, chẳng hạn như đối mặt với thú dữ.

Mồ hôi tay tiết ra nhiều hơn có chức năng cải thiện độ bám của lòng bàn tay, giúp con người dễ dàng trốn thoát hơn khi leo trèo.

Không những ở bàn tay, mồ hôi trong trường hợp này còn xuất hiện ở bàn chân, nách và mặt, bà Pol-Rodrigue nói thêm.

Ngoài tình trạng căng thẳng, hồi hộp thì một số loại thực phẩm cũng có thể góp phần làm đổ mồ hôi tay, chẳng hạn như món cay, các loại thức uống có nhiều caffeine và hút thuốc, các chuyên gia sức khỏe cho biết.

Để giảm đổ mồ hôi tay, trước tiên hãy kiếm soát căng thẳng. Hít thở sâu thường là cách giảm căng thẳng hiệu quả. Hít một hơi thật sâu, giữ vài giây rồi từ từ thở ra.

Một cách khác là hãy tìm đến bác sĩ và có thể sử dụng một số loại thuốc thoa chống ra mồ hôi tay vào ban đêm.

Nếu chảy mồ hôi tay do bệnh lý thì sẽ được bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, theo MSN.

Tin liên quan

Đổ mồ hôi tay chân nhiều là triệu chứng báo hiệu mắc bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay chân có thể là do rối loạn thần kinh thực vật hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý như cường giáp, nhiễm độc, rối loạn nội tiết,... Đổ mồ hôi tay chân không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ đến cuộc sống và công việc.

Hiện nay, Bệnh viện Bình Dân triển khai Tầm soát miễn phí Đổ mồ hôi tay chân hàng tuần, Quý khách hàng liên hệ Tổng đài 19007123 để được hướng dẫn đặt hẹn trước.

Các tin khác

  • Xử lý biến chứng sau phẫu thuật tiền liệt tuyến 30/08/2022, 08:53
  • Điều trị bệnh trĩ ít xâm lấn: Lợi - Hại ra sao? 16/08/2022, 10:42
  • Chăm sóc ống thông đường tiết niệu, cần lưu ý gì để tránh nhiễm trùng? 16/08/2022, 10:40
  • Phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ, có phẫu thuật được không? 16/08/2022, 10:37
  • Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi 12/08/2022, 09:30
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không? 11/08/2022, 13:32
  • Sỏi túi mật khi nào nên phẫu thuật? 25/07/2022, 16:13
  • Tán sỏi đường tiết niệu có những kỹ thuật nào? 25/07/2022, 16:04
  • Làm sao để phát hiện sớm ung thư dạ dày? 20/07/2022, 17:11
  • Điều trị ung thư bàng quang có những bước tiến nào? 20/07/2022, 17:00

Đổ mồ hôi tay đa số là tình trạng sinh lý bình thường. Ra mồ hôi là cách cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi ra mồ hôi quá mức có thể khiến bạn gặp rắc rối. Đặc biệt là mồ hôi tay ra nhiều khiến bạn tư ti, ngại giao tiếp. Vậy đây là tình trạng bệnh lý gì? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tại sao tay đổ mồ hôi?

Ở lòng bàn tay có nhiều các tuyến mồ hôi. Khi nhiệt độ cao hoặc hoạt động thể chất có thể kích thích các tuyến này hoạt động và bài tiết mồ hôi. Khi tình trạng đổ mồ hôi tay của bạn không liên quan đến nhiệt độ hay các hoạt động thể chất, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • Hạ đường huyết.
  • Cường giáp.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật.
  • Bệnh lý nhiễm trùng.

Khi lòng bàn tay ra mồ hôi nhiều vì các bệnh lý trên, bạn có thể thấy đi kèm với các triệu chứng khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu đổ mồ hôi kèm theo ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, choáng váng hoặc sốt.

Ngoài ra di truyền có thể là nguyên nhân tay ra mồ hôi quá mức. Nếu trong gia đình có người đổ mồ hôi tay quá nhiều hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì nguy cơ bạn gặp tình trạng tương tự cao hơn người bình thường.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân thứ phát khiến lòng bàn tay hay ra mồ hôi

Triệu chứng tay đổ mồ hôi nhiều

Những người mắc bệnh này sẽ ra mồ hôi vào bất kỳ mùa nào, không chỉ là mùa xuân hay mùa hè.

Lòng bàn tay có thể bị nhão hoặc ẩm ướt, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp, bắt tay. Hay như trong công việc phải sử dụng tay nhiều như gõ bàn phím.

Các triệu chứng này thường tăng lên nếu căng thẳng hoặc lo lắng. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay sớm khi còn nhỏ. Các triệu chứng sẽ tăng lên khi bạn bước vào tuổi dậy thì.

Khi ở khoảng 40 – 50 tuổi, các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay thường giảm. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của nó không phải do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

Mồ hôi tay có thể khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp

Chẩn đoán chứng đổ mồ hôi tay

Bác sĩ sẽ xem xét kiểu đổ mồ hôi tay, thời gian cũng như các triệu chứng đi kèm khác như sốt, đau ngực, sụt cân để loại trừ tay ra mồ hôi bởi các bệnh lý nêu trên.

Nếu không phải các nguyên nhân thứ phát, bác sĩ thường thực hiện hai loại xét nghiệm để chẩn đoán đổ mồ hôi tay. Bao gồm:

  • Thử nghiệm tinh bột – iot. Dung dịch iốt được bôi lên lòng bàn tay. Sau khi khô, rắc tinh bột lên. Ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, dung dịch i-ốt và tinh bột sẽ làm lòng bàn tay chuyển sang màu xanh đen.
  • Test giấy [paper test]: Bác sĩ đặt một loại giấy đặc biệt lên lòng bàn tay để thấm mồ hôi. Sau đó, tờ giấy sẽ được cân để lượng mồ hôi đã tích tụ trên lòng bàn tay.

Để chẩn đoán người bị ra mồ hôi lòng bàn tay thì mồ hôi phải ra nhiều và kéo dài từ 6 tháng trở lên mà không rõ nguyên nhân. Các yếu tố khác góp phần vào chẩn đoán bao gồm:

  • Tần suất đổ mồ hôi [có ít nhất một đợt đổ mồ hôi mỗi tuần].
  • Tuổi [vì nó phổ biến ở độ tuổi dưới 25].
  • Tiền sử gia đình.
  • Đổ mồ hôi ở cả 2 tay và không bị đổ mồ hôi trong khi ngủ.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay tại nhà

Chất chống mồ hôi

Thoa chất chống mồ hôi lên tay có thể giảm độ ẩm ướt và dính. Tốt nhất nên thoa vào ban đêm vì lúc đó bàn tay có nhiều thời gian hơn để hấp thụ. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách báo hiệu cho cơ thể ngừng tiết mồ hôi. Hãy bắt đầu bằng các loại chống mồ hôi không cần kê đơn. Nếu không hiệu quả, hãy gặp bác sĩ để tư vấn về loại chống mồ hôi theo đơn.

Baking soda

Sửu dụng baking soda là cách nhanh chóng và ít tốn kém để giảm đổ mồ hôi tay. Hiệu quả của baking soda trong việc làm sạch và làm trắng răng đã được nhiều người biết đến. Và chúng cũng hoạt động như một chất chống mồ hôi và khử mùi. Bởi baking soda có tính kiềm nên nó có thể làm giảm tiết mồ hôi và khiến mồ hôi bốc hơi nhanh chóng.

Bạn có thể thực hiện bằng cách trộn một vài thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên tay trong khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch.

Giấm táo

Giấm táo có thể giữ cho lòng bàn tay khô ráo bằng cách cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện bằng cách lau tay bằng giấm táo. Để qua đêm sẽ có hiệu quả tốt nhất. Cách khác là bạn hãy thêm giấm táo vào chế độ ăn hàng ngày.

Sử dụng giấm táo có thể khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay

Những cách trên đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ cho bạn một biện pháp khắc phục khác tốt hơn các biện pháp khắc phục tại nhà.

Lòng bàn tay trơn trượt, ướt nhẹp cả ngày do ra mồ hôi không chỉ cản trở đến công việc mà còn có thể khiến người bệnh có tâm lý e ngại, xấu hổ.  Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời vì sao tay đổ mồ hôi và cách khắc phục đổ mồ hôi tay. Nếu các triệu chứng kéo dài và kèm theo sốt, đau ngực,… bạn nên đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm nguyên nhân chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề