Tại sao Kiều liên tức nhắc đến cái chết

Đề bài: Những từ ngữ nào cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết?

Bài làm:

Đoạn trích "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du quả thực là một khúc "đoạn trường" trong thiên "Đoạn trường tân thanh". Trong đoạn trích này, ta cảm nhận được một Thúy Kiều giàu tình cảm, giàu đức hi sinh và có ý thức về tình yêu, cuộc sống, tuy nhiên một nhân cách cao đẹp như bông hoa mới nở lại bị sóng gió vùi dập tan tác. Đã không ít lần nàng Kiều nghĩ đến cái chết, chính những suy nghĩ của nàng đã mang lại những giọt nước mắt thấm đẫm trang giấy của Nguyễn Du suốt mấy trăm năm vẫn chưa ráo.

Đoạn trích "Trao duyên" là cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Thúy Vân, Kiều nhờ cậy em mình trả mối ân tình cho Kim Trọng, hoàn thành lời hẹn ước gắn bó trăm năm, có như vậy nàng mới yên tâm bán mình cứu cha, làm tròn bổn phận người con giữ trọn chữ hiếu. Đây là cảnh tượng cảm động vô cùng, có thể nói là đau lòng chưa từng thấy trong nền văn học nhân loại, từng lời nói của Thúy Kiều là những lời đay nghiến xã hội mà Nguyễn Du gửi gắm, vốn dĩ hai chữ hiếu - tình không thể đặt lên bàn cân, một xã hội bắt con người ta phải lựa chọn thì đó là một xã hội thối nát, tàn bạo. Nàng Kiều đã lựa chọn chữ hiếu, hi sinh chữ tình, khi ấy nàng đã coi như mình không còn tồn tại trên cõi đời này nữa, lời nói của nàng như là nước mắt, là máu rỉ ra trong lòng.

"Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Ơn nghĩa khi nhờ cậy Vân là thứ mà cả đời này Kiều khó có thể trả cho được, chính vì vậy, Kiều nhắc đến cái chết để chứng tỏ cho sự trả ơn đối với Vân, những từ "thịt nát xương mòn" và "ngậm cười chín suối" mang ý nghĩa của cái chết. Khi trao duyên cho em mình, nhận thấy em đã bằng lòng, Kiều quay về sống với nỗi lòng và tình yêu của mình. Trong mười bảy cặp câu thơ lục bát, ngoài hai câu thơ trên, còn có rất nhiều câu chứa đựng những từ ngữ ám chỉ cái chết, các từ ngữ ấy như: Người mệnh bạc, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan...

"Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về."

Nguyễn Du đã để cho các từ ngữ này tập trung một cách dày đặc chứng tỏ tâm trạng rối bời và sự trống trải trong lòng Kiều, đối với nàng, mối tình của nàng và Kim Trọng đã trở thành lẽ sống, khi buộc phải trao duyên cho Vân, nàng tự biết rằng mình không chỉ vứt bỏ đi tình yêu với chàng Kim mà còn từ bỏ đi chính cuộc sống của mình. Tình duyên với Kim Trọng đã đứt gánh, dang dở, đó là sự mất mát to lớn đối với Thúy Kiều, nàng đã coi mối nhân duyên đó như lẽ sống của cuộc đời, vậy nên khi mất đi tình yêu cũng chính là mất đi lẽ sống, coi như mình là một người đã chết, mà dù có chết hồn vẫn quanh quẩn, vảng vất nơi đây. Khi phải nghĩ đến cái chết, đó là khi Kiều đã xót xa thấu da thịt thân phận của mình - một người con gái có tình yêu trong sáng, thủy chung và tha thiết nhưng lại không được sống với tình yêu của mình, trở thành người phụ bạc. Hơn nữa, Kiều muốn chết bởi nàng cũng đã nghĩ đến những oan nghiệt trên đời mà nàng sẽ phải gánh chịu, cái chết của nàng cũng sẽ là cái chết đầy oan nghiệt.

Những từ ngữ thể hiện suy nghĩ về cái chết của Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã thể hiện tâm trạng bế tắc, đau khổ tột cùng của Kiều trước bi kịch tình yêu của mình, đồng thời còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người trong xã hội tàn bạo. Bên cạnh đó, ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với số phận của người con gái bạc mệnh, ca ngợi tấm lòng thủy chung, hiếu nghĩa của nàng Kiều.

Khi trao duyên cho Thúy Vân, cùng với tâm trạng xót xa, đau đớn đến tái tê cõi lòng của nàng Kiều, ta còn hơn một lần thấy Thúy Kiều nhắc đến cái chết. Những từ ngữ nào cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết? Suy nghĩ ấy thể hiện điều gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi trên thông qua việc tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé!

Chứng minh câu nói: Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống trong Vợ nhặt Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du Những từ ngữ nào thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du Word - Tạo chữ cái lớn ở đầu dòng trong văn bản Word Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều

 TRAO DUYÊN

1. Tìm hiểu vị trí của đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều.

Trả lời:

Trước sự kiện "trao duyên" cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã bán mình lấy tiền hối lộ cho bọn sai nha để bố và em trai Vương Quan khỏi bị giam cầm, đánh đập. Có nghĩa là lời thề nguyền với Kim Trọng không thể thực hiện được nữa, Nguyễn Du đã có một sáng tạo nhỏ mà quan trọng so với Kim Vân Kiều truyện : ở nguyên tác, Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân trước khi bán mình, tức là "trao duyên" trước khi tình yêu với Kim Trọng bị tan vỡ. Lôgic của cảm xúc như vậy không có sức thuyết phục bằng việc đặt sự kiện trao duyên sau khi đã bán mình.

2. Tìm những câu thơ trong đoạn trích Trao duyên cho thấy Kiều nhớ về các kỉ niệm của tình yêu. Qua các câu thơ này, hãy nêu nhận xét về tình yêu của Kiều.

Trả lời:

Ví dụ, các câu thơ có những từ, cụm từ như: quạt ước, chén thề, chiếc vành, tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền, đốt lò hương, so tơ. Cần đọc các chú thích để hiểu những câu thơ đó gợi nhớ những kỉ niệm nào.

Khi kỉ niệm được Kiều trân trọng, nâng niu tức là tình yêu đối với Kiều hết sức sâu sắc, mạnh mẽ. Kiều hi sinh tình vì hiếu nhưng đầy đau đớn, dằn vặt.

3. Anh [chị] cảm nhận được gì về nỗi đau của Kiều qua các từ, cụm từ : thịt nát xương mòn, chín suối, chị về, hồn, thác oan ? Hãy giải thích vì sao cái chết ám ảnh Kiều.

Trả lời:

Bài tập này yêu cầu :

- Cảm nhận về nỗi đau của Kiều qua các từ, cụm từ đã cho.

- Giải thích vì sao cái chết ám ảnh Kiều.

Các từ ngữ yêu cầu được giải nghĩa đều nói đến cái chết ở các góc độ khác nhau. Không bảo vệ được tình yêu với Kim Trọng, Kiều thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa. Nàng đau đớn tưởng tượng đến cái chết [cái chết giả tưởng]. Sự tập trung dày đặc các từ ngữ liên quan đến cái chết cũng góp phần cho thấy nàng thiết tha với tình yêu như thế nào.

4. Trong đoạn trích, Kiều nói chuyện với Thuý Vân rồi chuyển sang nhắn gửi cho Kim Trọng. Sự chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều ?

Trả lời:

- Khi Kiều nói với Thuý Vân là khi nàng tính việc nhờ Thuý Vân thay mình "trả nghĩa" cho chàng Kim, một việc thiên về lí trí. Nhưng trong khi bàn việc trao duyên, nghĩ đến người yêu, tình cảm của Kiều lại bộc lộ mạnh mẽ. Kiều như quên Thuý Vân đang ngồi trước mặt mà chuyển sang trò chuyện với chàng Kim trong tưởng tượng : "Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang ! - Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thuý Vân thì tâm trạng nhân vật sẽ đều đều, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều cũng không có điều kiện bộc lộ [Lí do đơn giản : Kiều không thể nói hết nỗi lòng nếu chỉ có Thuý Vân trước mặt. Kiều còn than thân trách phận, còn tâm sự với Kim Trọng như Kim Trọng đang ở trước mặt nàng].

- Việc chuyển đổi đối tượng này cho thấy Kiều luôn nghĩ về Kim Trọng, do đó chiều sâu tình cảm của nàng được bộc lộ.

Đây lại thêm một cách tả, cách nhìn tình yêu của Kiều từ một phương diện khác. Nghệ thuật diễn tả nội tâm đã góp phần khắc hoạ vẻ đẹp toàn diện, mới mẻ của Thuý Kiều. Nguyễn Du muốn cho độc giả thấy Thuý Kiều không chỉ là cô gái hiếu nghĩa mà còn là cô gái có tình yêu sâu sắc.

NỖI THƯƠNG MÌNH

1Hãy nêu lên những biện pháp nghệ thuật diễn tả được hoàn cảnh và thân phận của Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình. Vì sao Nguyễn Du lại dùng biện pháp nghệ thuật đó ?

Trả lời:

Kiều đã rơi vào lầu xanh. Đây là một tình cảnh rất éo le đối với người phụ nữ, nhất là phụ nữ trong xã hội phong kiến Nho giáo. Bởi trong xã hội phong kiến, chữ trinh được xem là phẩm giá hàng đầu của người phụ nữ. Không ít nhà Nho cùng thời Nguyễn Du và cả một số nhà Nho ở đầu thế kỉ XX đã lên án Thuý Kiều là dâm, đĩ. Nguyễn Du với chủ nghĩa nhân đạo vĩ đại, với cái phần độ lượng, cảm thông, đã đối diện với sự việc khó khăn này. Ông muốn thuyết phục người đọc rằng, nếu ta hình dung được những gì diễn ra trong nội tâm nàng Kiều, ta sẽ cảm thông với thân phận của nàng mà không lạnh lùng nhìn vào hình thức là nàng phải trải qua chốn lầu xanh. Các nhà văn nhân đạo lỗi lạc thường gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về con người - cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Để diễn tả thân phận Kiều lúc này, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều ngôn từ ước lệ nhằm tránh nói quá thực, quá thẳng, có thể làm hại cho mĩ cảm của người đọc đối với một nhân vật chính diện.

Ước lệ, nói một cách đơn giản, là cái đã được quy ước. Bút pháp ước lệ sử dụng các hình tượng, ngôn từ, điển tích, điển cố với ý nghĩa đã được truyền thống quy ước; tránh nói trực tiếp, tránh gọi sự vật bằng đúng cái tên của nó. Cần đọc kĩ các chú thích để nhận biết hết các dạng thức ước lệ khác nhau đã được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích. Ở đây, bút pháp ước lệ có tác dụng khá lớn. Những hình ảnh ước lệ như: "bướm ong", "cuộc say", "trận cười" [nói về cuộc sống diễn ra trong chốn lầu xanh] ; những điển cố, điển tích như : "Tống Ngọc", "Trường Khanh" [chỉ các khách làng chơi],... giúp tác giả vượt qua một vấn đề nan giải, một mặt vẫn nói lên sự thực, không né tránh tình cảnh thực tế của nhân vật chính [do đó tạo nên chất phê phán hiện thực của tác phẩm], mặt khác, vẫn giữ được hình tượng cao đẹp của nhân vật Kiều. Nguyễn Du khi dùng bút pháp ước lệ đã thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông đối với Thuý Kiều.

2. Tìm các dạng thức đối xứng khác nhau trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

Trước hết phải hiểu thế nào là đối xứng. Đối xứng nói ở đây là sự đối ý và đối lời [đối về từ vựng, về luật bằng trắc,...]. Nghệ thuật đối được khai thác khá triệt để trong văn học trung đại. Trong đoạn trích, Nguyễn Du triển khai nghệ thuật đối trên nhiều cấp độ khác nhau.

- Đối xứng ở cấp thấp nhất là tiểu đối trong cụm từ bốn chữ như những thành ngữ:

Viết không đối xứng

Viết theo bút pháp đối xứng

Bướm ong lả lơi

Bướm lả / ong lơi

Cành lá gió chim

Lá gió / cành chim

Dày dạn sương gió

Dày gió / dạn sương

Bướm ong chán chường

Bướm chán / ong chường

Mây mưa Tần Sở

Mưa Sở/ mây Tần

Hoa gió tựa kề

Gió tựa / hoa kề

Kết cấu tiểu đối nhấn mạnh hơn ý của cụm từ ấy nhưng không đặt trong kết cấu tiểu đối. So sánh bướm ong lả lơi với bướm lả ong lơi : tách hai yếu tố bướm và ong, lả và lơi ra và đặt ở thế đối xứng, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ được tô đậm, nhấn mạnh hơn, gây cảm giác xót xa hơn.

- Đối xứng trong khuôn khổ một câu sáu chữ hoặc tám chữ:

+ Sớm đưa Tống Ngọc / tối tìm Trường Khanh

+ Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh

+ Nửa rèm tuyết ngậm / bốn bề trăng thâu

+ Cung cầm trong nguyệt / nước cờ dưới hoa

Đối xứng kiểu này cũng có giá trị nhấn mạnh ý của câu thơ hơn là kiểu viết không đối xứng vì nó tạo nên ấn tượng láy lại, lặp đi lặp lại.

- Đối xứng tạo nên giữa hai câu thơ lục/ bát [chủ yếu đối về ý chứ về từ ngữ thì không chỉnh vì số lượng chữ của hai câu lục, bát khác nhau] :

+ Khi sao phong gấm rủ là / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

[Đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm, hạnh phúc và hiện tại đầy nghiệt ngã]

+ Mặt sao dày gió dạn sương / Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !

[Nhấn mạnh có ý so sánh : thân thể còn đau khổ hơn là sự bẽ bàng, chua chát trên vẻ mặt]

+ Mặc người mưa Sở mây Tần / Những mình nào biết có xuân là gì.

[Đối lập người / ta]

Nhận xét chung : Đoạn trích "dày đặc" các kiểu đối xứng khác nhau. Các hình thức đối xứng này có chức năng tuỳ theo mỗi cặp đối, nhưng đều có tác dụng nhấn mạnh ý cần nói, tạo điều kiện nhìn nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau [chuyển đổi góc nhìn] và nêu bật nhân cách của Kiều. Trong khuôn khổ hết sức cô đọng của câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã khai thác triệt để các khả năng tu từ có thể để đạt hiệu quả tối đa.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

1. Những lời nói của Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng đã bộc lộ chất anh hùng của Từ Hải như thế nào ?

Trả lời:

Có những cách khác nhau được vận dụng để miêu tả nhân vật: có thể quan sát từ bên ngoài; cũng có thể nhìn từ bên trong nhân vật, thông qua lời phát ngôn của chính nhân vật. Nguyễn Du đã kết hợp cả hai lối miêu tả này. Hãy đọc kĩ lời Từ Hải nói với Kiều trong các câu :

"Từ rằng: "Tâm phúc tương tri

[...]

Chầy chăng là một năm sau vội gì !".

Chính Từ Hải bộc lộ chất anh hùng của mình qua những lời nói với Kiều : không đồng ý Kiều đi theo mình như thói nữ nhi thông thường, quyết tâm lập sự nghiệp lớn để xứng đáng với Kiều. Chú ý các từ ngữ : mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, mặt phi thường.

2. Nguyễn Du biểu lộ sự trân trọng, kính phục đối với Từ Hải bằng các từ ngữ nào ?

Trả lời:

 Các nhà văn, nhà thơ có thể bày tỏ thái độ đối với nhân vật bằng nhiều cách, trong đó có cách sử dụng từ ngữ định danh nhân vật. Hãy dựa vào chú thích để tìm hiểu hàm nghĩa của các khái niệm :

- Lòng bốn phương chỉ tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Đây là con người không phải của một làng xã cụ thể mà là của thê giới rộng lớn ; con người này tung hoành, vẫy vùng trong một không gian hoành tráng, kì vĩ, có tầm vũ trụ.

- Mặt phi thường nói lên tính chất siêu việt, hơn người của người anh hùng.

Các từ ngữ chỉ thái độ trân trọng, kính phục nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du : những từ Hán Việt có sắc thái tôn xưng như trượng phu [người đàn ông có tài năng xuất chúng], mặt phi thường ; hình tượng chim bằng. [Chú ý : Ở những đoạn khác, Nguyễn Du dùng từ anh hùng để gọi Từ Hải.]

3. Người anh hùng theo quan niệm xưa là người phi thường. Theo anh [chị], ngôn từ và cách tả Từ Hải trong đoạn trích đã nêu lên nét phi thường như thế nào ?

Trả lời:

Cách miêu tả Từ Hải trong đoạn trích mang đậm tính chất ước lệ, lí tưởng hoá, không theo bút pháp tả thực.

- Về cách dùng từ, có các từ, cụm từ như : trượng phu, lòng bốn phương, trời bể mênh mang, bốn bể, chim bằng, gió mây tả con người vũ trụ, không gian hoạt động không cụ thể mà mang tầm vu trụ. Các từ, cụm từ này thường được nhiều nhà văn, nhà thơ xưa sử dụng để tả nhân vật anh hùng nên có thể xem là công thức chung.

- Người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ nhanh, dứt khoát : thoắt, thắng dong, dứt áo ra đi. Vẫn là cách tả ước lệ có phần giống với nghệ thuật sân khấu tuồng. Đây là cách tả người anh hùng rất phổ biến trong văn học trung đại, phục vụ cho việc tô đậm phẩm chất phi thường. Nếu có điều kiện, anh [chị] có thể đọc đoạn Nguyễn Du tả chân dung Từ Hải [từ câu 2165 đến câu 2176] để thấy cái chung trong thi pháp tả người anh hùng.

Sachbaitap.com

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề