Vì sao ăn nhiều đồ ngọt ít vấn động dễ bị béo phì

Tình trạng thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể trở thành “đại dịch” gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh béo phì và những nguyên nhân béo phì thường gặp nhất.

1. Béo phì là gì?

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, người trưởng thành, trừ những trường hợp có thai, nếu có chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 đến 29,9 được cho là thừa cân. Nếu chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 thì được gọi là béo phì.

Béo phì đang dần trở thành “đại dịch”

Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI như sau:

BMI = Cân nặng/ [[Chiều cao]2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Dấu hiệu để nhận biết tình trạng thừa cân béo phì là sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Đặc biệt, khối lượng mỡ tích tụ ở phần đùi, bụng, eo, ngực, bắp tay, bắp chân,… tăng lên một cách rõ ràng.

Tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Cũng giống như bệnh đái tháo đường tuýp II, nếu không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, bệnh béo phì cũng sẽ trở thành “đại dịch” mới của thế giới.

Bệnh béo phì sẽ kéo theo nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tiêu hóa và cả một số loại ung thư. Những nghiên cứu gần nhất đã chỉ ra rằng, người bị bệnh béo phì sẽ bị giảm tuổi thọ và chất lượng sống một cách đáng kể.

2. Nguyên nhân gây béo phì

Dưới đây là những nguyên nhân béo phì phổ biến mà bạn cần biết để phòng ngừa nguy cơ béo phì, đảm bảo cho một cơ thể luôn khỏe đẹp:

2.1. Béo phì do ăn uống chưa đúng cách

Chế độ ăn uống chính là những yếu tố hàng đầu tác động đến trọng lượng và sức khỏe của chúng ta và đó cũng chính là lý do phổ biến nhất gây ra bệnh béo phì. Những người có chế độ ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… sẽ dẫn tới thừa năng lượng và tích tụ, dần trở thành thừa cân, béo phì.

Béo phì do ăn thực phẩm chế biến sẵn

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy áp dụng một chế độ ăn khoa học, hạn chế những loại thực phẩm giàu năng lượng, tốt nhất hãy ăn trái cây và rau quả. Tránh xa những loại bánh ngọt, đồ uống có ga và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.

2.2. Béo phì do thường xuyên căng thẳng

Có thể bạn chưa biết nhưng sự căng thẳng và lo âu cũng là một trong những “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Cụ thể, sự căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cơ thể tạo ra peptit và chính hợp chất này sẽ thúc đẩy việc hình thành các khối mỡ, đặc biệt là những khối mỡ vùng bụng.

Béo phì do thường xuyên căng thẳng

Nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa căng thẳng và béo phì đã cho thấy những kết quả khá rõ ràng. Cùng một chế độ ăn giàu năng lượng nhưng những người hay lo lắng, buồn phiền sẽ có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi những người vui vẻ, lạc quan.

Chuyên gia khuyên bạn: Không nên để sự căng thẳng kéo dài. Nếu stress cần nhanh chóng giải tỏa ngay và vui vẻ trở lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm soát chế độ ăn rất nghiêm ngặt, đặc biệt trong giai đoạn stress. Rất nhiều trường hợp stress đã tìm đến đồ ăn như một phương pháp giải tỏa và dẫn tới béo phì không kiểm soát.

2.3. Béo phì do ăn thực phẩm gluten

Gluten được cho là nguyên nhân béo phì và cũng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, khi nội tiết tố bị mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố sẽ dễ gặp phải tình trạng béo phì do thực phẩm gluten.

Gluten là một loại carbonhydrate khiến cơ thể dễ bị tăng cân và gặp phải một số tình trạng như táo bón, ăn không tiêu, viêm ruột. Gluten là chất có nhiều trong bánh mì, các loại mỳ ống, pizza, hay các loại bánh ngọt,…

Chuyên gia khuyên bạn: Không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa gluten. Đồng thời hãy tập thói quen thường xuyên vận động và hạn chế sử dụng rượu bia.

2.4. Béo phì do tình trạng rối loạn chuyển hóa

Những người có vấn đề về tâm lý hay mắc các bệnh về đường hô hấp dễ bị rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid [do hệ thần kinh và nội tiết tố điều khiển] sẽ khiến cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, những đối tượng bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên cũng dễ bị thừa cân, béo phì.

Chuyên gia khuyên bạn: Nên có một chế độ ăn khoa học, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, đồng thời giảm lượng tinh bột và hạn chế thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, hãy tăng cường vận động giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh.

2.5. Béo phì do gen di truyền

Gen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì. Nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những trường hợp khác.

Chuyên gia khuyên bạn nên vận động mỗi ngày để hạn chế nguy cơ béo phì.

2.6. Béo phì do lười vận động

Cơ thể dung nạp thức ăn và tạo ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Nếu những năng lượng này không được sử dụng hết nó sẽ hình thành mỡ thừa, tích tụ lại cơ thể và gây béo phì. Chính vì thế, những người lười vận động có nguy cơ rất cao đối với thừa cân, béo phì, đặc biệt ở vùng mông, đùi, bụng.

Lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì

Chuyên gia khuyên bạn: Nên tăng cường vận động, tránh ăn khuya, nằm hoặc ngồi ngay sau khi ăn.

Nguyên nhân béo phì rất đa dạng, nhưng nếu duy trì một chế độ ăn khoa học và chăm chỉ vận động, tập luyện thì chắc chắn bạn sẽ có thể phòng tránh được nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Bạn có thắc mắc về bệnh béo phì, về chế độ dinh dưỡng hay những vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Khi bạn buồn, mệt mỏi, chán nản, stress ăn một ít đồ ngọt sẽ có thể giúp bạn trở nên phấn chấn, sảng khoái, nhưng nếu bạn "nghiện" đồ ngọt điều đó chẳng tốt chút nào. Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH điểm qua 6 tác hại của việc ăn đồ ngọt quá nhiều nhé!

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm hay chỉ số glycemic [GI] càng cao nhất là những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, làm nặng hơn bệnh tiểu đường, bệnh tim và có thể liên quan đến một số bệnh ung thư.

2. Làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Bánh, kẹo, nước ngọt có gas,... chứa nhiều đường tạo cảm giác sảng khoái khi sử dụng, tuy nhiên khi bạn dùng liên tục trong thời gian dài khiến cơ thể bị "nghiện" đường. Lúc này nếu không được tiếp tục ăn chất ngọt bạn sẽ có cảm giác uể oải, khó chịu,... để giảm cảm giác này bạn lại sử dụng thức ăn chứa đường dù biết là không tốt, như vậy về lâu dài khiến cơ thể càng suy nhược, mệt mỏi hơn.

3. Thiếu chất crôm trong cơ thể

Crôm là nguyên tố vi lượng thiết yếu có tác dụng tăng cường chức năng của insulin và quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu.

Crôm có nhiều trong thịt, hải sản, rau củ quả, nếu bạn sử dụng quá nhiều bánh kẹo hay thức ăn tinh bột đã qua tinh chế sẽ làm cơ thể thiếu crôm là vi chất rất quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh.

4. Gây sâu răng

Khi bạn ăn ngọt, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tiêu hóa phần chất ngọt này và tạo ra acid làm ăn mòn răng, phá hủy lớp men răng, gây sâu răng.

Nếu vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn chứa nhiều đường hoặc đồ ngọt ngoài việc gây sâu răng còn dẫn đến các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng, viêm nha chu,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Không hấp thụ được chất dinh dưỡng

Đồ ngọt cung cấp nhiều năng lượng nhưng chỉ nằm ở mức tạm thời và lại nghèo các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê, sắt,... đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể hoạt động bình thường, nâng cao sức đề kháng.

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ làm cho cơ thể không hấp thu được những chất dinh dưỡng thiết yếu, qua đó sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, bạn sẽ dễ cảm cúm, không có sức đề kháng tốt.

6. Gây stress

Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể kích thích các hormon làm cơ thể bực bội, khó chịu. Do vậy bạn nên hạn chế thức ăn chứa nhiều đường mà hãy bổ sung nhiều rau củ, trái cây,... vừa có nhiều vitamin vừa giảm cơn thèm ngọt của bạn. Hơn nữa, còn có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo theo đó sẽ là một tinh thần thoải mái, năng động.

Một số cách giảm ăn đồ ngọt:

  • Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều protein như thịt gia cầm, cá, thịt nạc, các loại rau, hạt giàu protein,... ở cả bữa chính và bữa phụ.
  • Dừng tất cả các dạng thực phẩm chứa đường bao gồm: đồ uống và đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, bột mì trắng. Dù có thể bạn cảm thấy khó chịu nhưng cơ thể làm quen tốt hơn với chế độ ăn ít ngọt và chấm dứt cơn thèm ngọt nhanh hơn.
  • Thông thường bạn thèm ngọt khi cơ thể mệt mỏi, stress vì vậy hãy ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, để nâng cao sức khỏe, tinh thần minh mẫn, giúp cai nghiện đồ ngọt dễ dàng hơn.

Xem thêm

Trên đây là 6 tác hại của việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt, vì một cơ thể khỏe mạnh bạn hãy ăn ít đồ ngọt lại nhé! Cùng xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại Mẹo vào bếp của Điện máy XANH nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ suckhoedoisong.

Biên tập bởi Đoàn Huỳnh Bảo Duy • 03/02/2021

Video liên quan

Chủ Đề