Tại sao không nên ăn lá rau cần

Hiểm họa khôn lường nếu ăn rau cần chưa được nấu chín

Con người ăn rau cần chưa được nấu chín có nguy cơ bị nhiễm giun, sán đặc biệt là sán lá ruột, rất nguy hiểm.

Theo BS. Bùi Thị Hoa – Đại học Y Hà Nội, rau cần cũng giống như nhiều loại rau khác được trồng dưới nước như rau rút, rau muống, rau ngổ… dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn hay giun, sán, đặc biệt là sán lá ruột [Fasciolopsis buski].

Loại sán này thường có trong phân, phát triển mạnh ở các vùng nước ngọt như sông, hồ, ao, suối, mương hay đồng ruộng. Theo thời gian, loại sán này sẽ phát triển thành trùng lông, xâm nhập vào ốc chuyển sang dạng ấu trùng. Từ đó, ấu trùng sẽ nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi rời ốc rồi xâm nhập vào các loại rau có đặc thù sống ở dưới nước, trong đó có rau cần.

“Con người, nếu ăn phải các loại rau có chứa ấu trùng chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán , rất nguy hiểm”, bác sĩ Hoa nói.

Cũng theo bác sĩ Hoa, con người khi nhiễm loại ấu trùng sán này sẽ có nhiều triệu chứng từ nhẹ tới nặng được phân chia thành các giai đoạn khác nhau.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu mệt mỏi nhiều, thiếu máu , sức lực giảm sút. Giai đoạn tiếp theo [toàn phát] bệnh nhân lâm tình trạng đau bụng từ âm ỉ tới dữ dội, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lỏng, bụng trướng, thức ăn khó tiêu.

Vào giai đoạn cuối [nặng], người bệnh sẽ phù toàn thân, nặng nhất là mặt và chân. Bệnh nhân nhiễm sán cần phải được điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu kết hợp chữa trị hỗ trợ để nâng cao thể trạng, sức khỏe.

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ càng nặng thêm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.

Do vậy, bác sĩ Hoa khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun sán, người dân cần tuân thủ tuyệt đối việc ăn chín, uống sôi, không ăn sống các loại rau thủy sinh như: rau muống, rau rút, rau cần hay rau ngổ.

“Các loại rau nên được nấu chín, đặc biệt là rau cần và các loại rau thủy sinh khác để phòng tránh nguy cơ nhiễm sán”, bác sĩ Hoa khuyến cáo.

Những ai không nên ăn rau cần?

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., tên khoa học là Oenanthe javanica [Blume], là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt... Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu… Tất cả các bộ phận của rau này đều có tác dụng chữa bệnh.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần. Dưới đây là nhóm người không nên ăn rau cần để tránh mang họa:

Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt

Những phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Rau cần có tính hàn, ăn vào sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Người mắc bệnh da liễu

Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như: vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.

Người huyết áp thấp

Trong Đông y, rau cần có tính thanh nhiệt, mát, có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tuyệt đối không ăn rau cần để tránh bệnh thêm trầm trọng.

Người bụng dạ yếu

Rau rần, rau rút, rau ngổ hay rau muống đều là những loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng giun, sán. Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Theo Khả Minh

VTC News

Từ khóa: rau cần, ấu trùng sán, rối loạn tiêu hóa

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Rau cần ta tính lương, vị ngọt, cay nhẹ, có thể dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm gan, bí tiểu, đái ra máu, kinh nguyệt đến sớm, cao huyết áp, tiểu đường… Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh từ dược liệu này.

Hình ảnh cây rau cần ta
  • Tên khác: Cần cơm, hồ cần, cần nước, cần ống, hương cần
  • Tên khoa học: Oenanthe javanica [Blume] 
  • Họ: Hoa tán – Apiaceae
  • Cần ta thuộc dạng cây thân thảo đa niên. Cây mọc thẳng có chiều cao từ 20 – 60cm.
  • Thân cây xốp, mềm, màu trắng, xanh nhạt hoặc màu huyết dụ, chia làm nhiều đốt. Phần thân giữa các đốt rỗng bên trong. Những đốt trên ngọn thường mang một lá. Cuống lá dài và có bẹ ôm lấy thân.
  • Lá rau cần ta màu xanh đậm, chia thành nhiều thùy. Hai bên mép lá có hình răng cưa.
  • Từ các kẽ lá có thể mọc ra những nhanh con có thể phát triển thành cây mới.
  • Phần gốc rau cần ta già nên cứng và dai hơn. Gốc dính liền với chùm rễ ăn sâu vào lớp bùn để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài ra, rễ cây còn mọc rải rác ở một số đốt.

Cây rau cần ta có nguồn gốc ở Đông Á. Ngoài Việt Nam thì cây còn được trồng phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Nhật Bản, Ấn Độ hay Đài Loan để làm lương thực và dược liệu chữa bệnh.

Rau cần ta ưa sống ở những nơi khí hậu mát mẻ [ 15 – 20 độ ], ẩm ướt, nhiều nước và bùn như ao, hồ, sông, ruộng. Đây là loại cây sinh sản vô tính, phát triển bằng cách đâm chồi ở các kẽ lá.

Toàn thân cây cần ta [ gồm rễ, gốc, thân và lá ] đều có giá trị dược liệu và được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 10Gr 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Rau cần ta được trồng quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 11 và 12 hàng năm. Sau khoảng 30 ngày trồng có thể bắt đầu thu hoạch. 

Trước khi cắt, người dân rút bớt nước sao cho mực nước dưới gốc chỉ còn 3 – 5cm. Tùy theo mục đích sử dụng mà cây có thể được nhổ lên để lấy phần gốc và rễ hoặc cắt cách gốc 2 – 3 cm để lấy phần thân và lá.

Dược liệu được đem về rửa sạch. Dùng tươi hoặc đem phơi cho thật khô tích trữ sử dụng dần.

  • Tinh dầu
  • Tro 1,4%
  •  Protein: 1,51%
  • Sắt
  • Chất béo 0,28%
  • Canxi
  • Carbohydrate 2,47%
  • Đạm
  • Đường
  • Photpho
  • Caroten
  • axit hữu cơ
  • Các loại vitamin A, B1, B2, P, C
  • Carbonhydrate
  • Tính lương [mát]
  • Vị ngọt, cay nhẹ

Rau cần ta có khả năng đi vào các kinh

Đông y ghi nhận, rau cần ta tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, lợi tiểu, giảm đau, khu phong, trừ thấp. Chủ trị sốt cao, vàng da, tiểu buốt, tiểu khó, quai bị, ho, viêm phế quản, cao huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt đến sớm, tiểu tiện ra máu…

Rau cần ta tính mát, vị ngọt, quy vào kinh Phế, Vị

Theo nghiên cứu hiện đại:

  • Rau cần cung cấp nhiều sắt và photpho giúp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu, cải thiện chứng thiếu máu.
  • Thường xuyên ăn cần ta giúp ổn định huyết áp
  • Thành phần albumin được tìm thấy trong cây cần có tính năng giải độc, thanh lọc cơ thể, tiêu trừ mụn nhọt
  • Với hàm lượng chất xơ dồi dào, cần ta còn giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterole xấu và mỡ máu.
  • Phụ nữ sau sinh sử dụng rau cần ta có thể giúp hỗ trợ điều trị sản hậu với các biểu hiện xuất huyết, đau bụng.
  • Bệnh nhân bị viêm khớp, ho do lao phổi, viêm gan mãn tính, suyễn… dùng cần ta sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh.

Rau cần ta có thể được dùng làm dược liệu dưới dạng tươi hoặc khô. Các hình thức sử dụng bao gồm: Sắc uống, xay hoặc ép rau tươi lấy nước uống, giã đắp ngoài tổn thương hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc.

Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ rau cần ta như sau:

1. Chữa nôn ói

  • Kết hợp 30g rễ rau cần và 15g cam thảo
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu với 300ml nước 
  • Khi sôi được khoảng 10 phút, gạn lấy nước và đập ngay 1 quả trứng gà vào
  • Uống hết nước sắc và ăn cả trứng. Dùng vài lần sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn ói sau ăn.

2. Tiêu độc, giải khát, chữa ngộ độc kim loại nặng

Dùng 1 nắm toàn thân cây rau cần [ bao gồm cả rễ ] ép nước uống hàng ngày. Nhờ chứa hàm lượng albumin phong phú, rau cần ta có khả năng giải độc cho cơ thể.

3. Giảm cholesterol máu

Dùng 200g cây cần ta nhặt bỏ rễ, rửa và ngâm với nước muối. Ép lấy nước cốt rau cần rồi trộn chung với một ít mật ong chia uống làm 3 lần.

Lấy 10 cây rau cần ta cắt ngắn, giã nát. Sau đó cho vào ấm cùng với 10 quả táo tàu sắc nước đặc uống 2 lần trong ngày.

Dùng 120g cần ta [ lấy cả rễ ] đem nấu cháo với gạo tẻ. Ăn 3 bữa một tuần.

4. Điều trị hen suyễn khó thở cho bệnh nhân bị viêm khí quản mạn tính

  • Chuẩn bị thang thuốc gồm: 15g rễ rau cần, 9g bạch phục linh, 6g hoa kinh giới, 12g đường phèn và 10 hạt hoa tiêu
  • Trước tiên cho rễ rau cần, bạch phục linh và hoa tiêu vào sắc trước. 
  • Khi ấm thuốc sắc sôi được khoảng 10 phút tiếp tục cho hoa kinh giới vào đun thêm 5 phút nữa.
  • Chắt nước thuốc hòa với 6g đường phèn uống vào buổi sáng
  • Phần bã đổ thêm một ly nước vào sắc tiếp trong 10 phút nữa. Sau đó gạn nước pha với lượng đường phèn còn lại uống vào buổi chiều.
  • Dùng thuốc trong 10 ngày liên tục

5. Chữa bí tiểu

  • Thành phần: 50 – 100g cần ta tươi
  • Rửa sạch rau, cắt ngắn đem nấu khoảng 10 phút
  • Lấy nước uống vài lần trong ngày

6. Điều trị bệnh ho gà, ho kéo dài

  • Dùng 500g rau cần, bao gồm cả rễ, thân, lá. Rửa sạch, giã nát lấy nước cốt
  • Cho thêm vài hạt muối ăn vào trong chén nước rau cần rồi đem hấp cách thủy 10 phút
  • Người bệnh nên làm thuốc vào lúc sáng sớm và chia hai phần uống. Một phần dùng ngay sau khi vừa sắc thuốc xong, phần còn lại uống vào buổi tối.
  • Dùng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh ho gà được điều trị khỏi hoàn toàn.

7. Trị đau răng do hỏa độc

  • Chuẩn bị: 60g gốc cần ta, 1 quả trứng vịt
  • Rau cần đem luộc chung với trứng vịt
  • Lấy nước uống và ăn trứng

8. Trị ho cho bệnh nhân lao phổi

  • Lấy 30g rễ rau cần ra, thái nhỏ
  • Trộn rễ cần chung với 2 muỗng mật ong xào chín ăn
  • Dùng món ăn bài thuốc này mỗi ngày 2 – 3 lần

**Lưu ý: Nếu không có mật ong người bệnh có thể thay thế bằng đường đỏ.

9. Điều trị bệnh cao huyết áp

Rau cần ta 200g, tiểu kế và mã diêu linh mỗi vị 15g. Sắc các vị trên với 500ml nước cho cạn còn một nửa, vớt bỏ bã. Tiếp tục đun nước sắc cho cô đặc còn 100ml . Bảo quản thuốc trong tủ lạnh dùng dần.

Mỗi lần uống 10ml x 3 lần/ngày để ổn định huyết áp

Chuẩn bị 500g rau cần. Nhặt rửa sạch, luộc chín lấy xác ăn trong bữa cơm. Phần nước quậy thêm chút đường cho hơi ngọt và uống thay trà.

Dùng 250g rau cần ta ép lấy nước uống hàng ngày. 

Rau cần ta được xay tươi lấy nước uống chữa cao huyết áp

10. Bổ huyết, chữa thiếu máu

  • Dùng rau cần tây luộc nấu canh ăn thường xuyên 
  • Hoặc có thể dùng rau cần ta xào chung với các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, gan ăn mỗi tuần 2 bữa.

11. Điều trị bệnh tiểu đường

  • Ép 500g rau cần ta lấy nước cốt chia 2 lần uống
  • Hoặc dùng rau cần tươi trụng quá nước sôi, cắt khúc ngắn vừa ăn rồi trộn chung với các gia vị ăn thay rau.

12. Điều trị bệnh viêm phế quản

  • Chuẩn bị 100g gốc rau cần, trần bì [ vỏ quýt ] 9g, mạch nha 30g.
  • Đun sôi mạch nha rồi cho hai vị thuốc còn lại vào sao cháy
  • Thêm 400ml nước vào sắc cạn còn một nửa
  • Số thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

13. Hạ áp, giảm trạng thái hưng phấn và căng thẳng thần kinh

– Bài 1:

  • Rửa sạch 250g rau cần tươi rồi chần qua nước sôi trong 2 phút
  • Vớt ra cho rau ráo nước rồi giã nát
  • Hòa thêm 2 chén nước đun sôi để nguội
  • Lọc nước cốt chia uống 2 lần, mỗi lần 1 chén

– Bài 2

  • Chuẩn bị 30g rau cần ta dạng khô, 12g mướp đắng
  • Cả hai thái nhỏ, sắc chung lấy nước uống 

14. Điều trị bệnh viêm gan mãn tính, đi tiểu ra máu

  • Chuẩn bị 200g cần ta và 50g mật ong
  • Giã cần ta lấy nước cốt rồi trộn chung với mật ong chia 2 lần uống

15. Chữa kinh nguyệt đến sớm

  •  Chuẩn bị 100g cần ta tươi [ tương đương 30g dược liệu khô ]
  • Nấu nước uống thay trà. Mỗi liệu trình nên uống liên tục từ 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả.

16. Điều trị mụn nhọt do nhiệt độc

  • Chuẩn bị một số thành phần: 100g cần ta, bồ công anh, 1 nắm lộc trường [ bại tương thảo]
  • Tất cả rửa sạch, ngâm cùng nước muối 20 phút để diệt khuẩn
  • Giã nát làm thuốc đắp vào khu vực cần điều trị khi mụn nhọt chưa vỡ

17. Điều trị sản hậu xuất huyết ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị 60g rau cần, 2 quả trứng gà ta
  • Đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị luộc chín
  • Uống nước luộc rau cần và ăn trứng gà

18. Điều trị vàng da

  • Chuẩn bị: 60g gốc và rễ cần ra, 1 lạng thịt nạc lợn bằm, 30g hoàng hoa thái
  • Nấu canh ăn mỗi tuần 3 lần

19. Trị sản hậu đau bụng

  • Dùng 60g cần tây khô sắc với 200ml nước 
  • Đun sôi 15 phút bớt bỏ xác rau cần, thêm vào nước 1 thìa rượu trắng hoặc đường đỏ
  • Uống khi bụng đang đói

20. Điều trị bệnh quai bị

  • Lấy vài cây cần ta giã nát
  • Thêm dầu vừng vào trộn đều làm thuốc đắp lên khu vực cần điều trị

21. Chữa viêm khớp, phong thấp

  • Thành phần của bài thuốc: 300g cần tươi, đường trắng vừa đủ
  • Giã cần ta lấy nước rồi đem nấu sôi
  • Thêm một ít đường trắng vào, quậy tan uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối

22. Trị nhức đầu

  • Chuẩn bị 100g rễ cần ta, 2 quả trứng gà
  • Rễ cần rửa sạch, cắt nhỏ đem tráng chung với trứng gà
  • Dùng 3 lần mỗi tuần

23. Chữa mất ngủ

  • Chuẩn bị các vị gồm: 9g rễ cần ta, 9g nhị nhân [ toan táo nhân]
  • Đem cả 2 sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày

24. Chữa sốt dai dẳng ở trẻ nhỏ

  • Kết hợp cần ta, cây mã đề, mạch nha lượng vừa đủ
  • Sắc nước cho trẻ uống vài lần để hạ nhiệt

25. Chữa nôn ói, tiêu chảy ở trẻ em

  • Lấy 100g cần nước, rửa sạch
  • Luộc lấy nước cho bé uống nhiều lần cho đến khi khỏi bệnh

26. Chữa tiểu khó, tiểu buốt

Dùng 100g cần tươi sắc uống thay trà hàng ngày hoặc ép nước uống.

Không dùng cây cần ta làm thuốc chữa bệnh cho các trường hợp bị:

  • Bệnh vẩy nến 
  • Tỳ vị hư hàn
  • Huyết áp thấp
  • Nhiễm giun sán

Rau cần được trồng dưới ruộng hoặc ở bờ ao, bờ hồ nên dễ bị nhiễm trứng giun sán. Vì vậy, khi dùng dược liệu dưới dạng tươi, người bệnh nên rửa qua nhiều lần nước cho sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cẩn thận hơn có thể trần qua nước sôi để tiêu diệt trứng giun.

Thêm vào đó, mặc dù có nhiều tác dụng quý nhưng không phải ai dùng rau cần ta cũng hiệu quả. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề