Ví dụ về câu nghi vấn không dùng để hỏi

III. NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC

- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

-  Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Đọc những đoạn trích [SGK]. Xác định câu khi vấn và công dụng của nó.

+ Các câu nghi vấn:

a] Hồn ở đâu bây giờ?

b] Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

c] Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

d] Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

e] Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

+ Các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên đây đều không dùng để hỏi, mà dùng để:

* Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ [a].

* Đe dọa [b, c].

* Khẳng định [d].

* Bộc lộ sự ngạc nhiên [e].

+ Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Ví dụ ở đoạn văn [e], câu nghi vấn thứ hai kết thúc bằng dấu chấm than.

IV. LUYỆN TẬP

1. Đọc những đoạn trích [SGK] và trả lời câu hỏi.

- Các câu nghi vấn và tác dụng:

a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

Câu văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc [đau khổ, buồn bã].

b. Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn [trừ thán từ: Than ôi!] mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?Câu văn mang ý cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

d. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? Câu văn mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Xem những đoạn trích [SGK] và trả lời câu hỏi.

- Các câu nghi vấn:

a] “Sao cụ lo xa thế?”; “Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?”; “Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?”

b] “Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”

c] “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”

d] “Thằng bé kia, mày có việc gì?”; “Sao lại đến đây mà khóc?”

-  Đặc điểm hình thức để nhận dạng các câu trên là câu nghi vấn là ở các từ nghi vấn [sao, gì, làm sao, ai] và ở dấu chấm hỏi khi kết thúc mỗi câu.

- Những câu nghi vấn này dùng để:

+ Cả ba câu trong đoạn trích [a] đều diễn đạt ý phủ định.

+ Câu nghi vấn trong đoạn trích [b] thể hiện sự băn khoăn, ngần ngại.

+ Câu nghi vấn trong đoạn trích [c], mang ý khẳng định.

+ Cả hai câu trong đoạn trích [d] đều dùng để hỏi.

- Các câu nghi vấn ở đoạn [a], [b], [c] đều có thể được thay thế bằng những câu khác tương đương mà không phải nghi vấn. Các câu tương đương theo thứ tự lần lượt là:

a. “Cụ không phải lo xa quá thế”; “Không nên nhịn đói mà để tiền lại”; “Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu”.

b. “Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò không”.

c. “Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử”.

3. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của bộ phim vừa được trình chiếu và bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.

- Con có thể kể cho mẹ nghe nội dung bộ phim hôm qua con xem không?

- Lão Hạc ơi, sao cuộc đời lão lại bi kịch thế?

4. Trong giao tiếp, nhiều câu nghi vấn không nhằm để hỏi, hãy cho biết công dụng của chúng.

Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?… thường dùng để chào. Trong trường hợp này, người nghe không nhất thiết phải trả lời câu hỏi, mà có thể trả lời bằng một câu chào khác. Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật.

Câu nghi vấn đung để hỏi nhằm khai thác thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó. Câu nghi vấn rất phổ biến, được sử dụng cả trong văn học hay trong giao tiếp thông thường. Vậy câu nghi vấn là gì? Ví dụ về câu nghi vấn như thế nào?

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là loại câu hỏi với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Cùng với câu trần thuật thì nghi vấn là câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn học, tiểu thuyết.

Loại câu này thường xuất hiện đi kèm với các từ như sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra sao, bao nhiêu, bấy nhiêu, rồi, hả, sao… Cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Ví dụ câu nghi vẫn

Chú ơi, cho cháu hỏi bạn Nam có ở nhà không?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về sự tồn tại, xuất hiện của nhân vật Nam.

Thứ mấy chúng ta gặp nhau?

→  câu nghi vấn có mục đích hỏi về thời gian.

Nhà chú ở đâu?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nơi ở.

Vì sao bạn đến trễ vậy?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nguyên nhân.

Vai trò của câu nghi vấn

Câu nghi vấn được dùng để hỏi một sự vật, việc hay một vấn đề gì đó. Mục đích truyền đạt thông qua việc sử dụng từ nghi vấn. ngoài ra câu nghi vấn còn được dùng với nhiều mục đích khác như: khẳng định, biểu cảm….

Ví dụ:

Con nên tập trung học chứ nhỉ?

→  tuy có hình thức là câu hỏi – có dấu chấm hỏi và từ để hỏi nhưng cầu này lại được dùng với mục đích nhắc nhở, khuyên bảo là chính.

Ôi, con mèo này đáng yêu quá hả?

→ câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích để bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với sự vật đang được nói đến.

Không tắt đèn à?

→  câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích là để ra lệnh, cầu khiến.

Đặc điểm câu nghi vấn

Câu nghi vấn là dạng câu dùng để hỏi. cho nên dấu hiệu để nhận biết là dấu câu. Mỗi loại câu đều có dấu câu nhất định như: câu cầu khiến [.], câu cảm thán [!], câu nghi vấn [?]. ví dụ: con ăn cơm chưa.

Ngoài ra còn có thể sử dụng từ dùng để hỏi như: ai, gì, bao giờ, khi nào, bấy nhiêu….và một số từ có quan hệ nghi vấn : hoặc, hay. Ví dụ: ai là người đến trể nhất?

Khi muốn hỏi về thời gian dùng từ: khi nào, lúc nào, bao giờ, bao lâu.

Ví dụ: con đi học từ khi nào?

Bao lâu nữa thì ba đến?

Mẹ đến đây từ lúc nào?

Khi muốn hỏi về nơi chốn dùng từ: ở đâu, nơi nào

Ví dụ: mẹ gặp con ở đâu?

Nhà mình sẽ đi ăn ở nơi nào?

Khi muốn hỏi về nguyên nhân, lý do có thể sử dụng từ: tại sao, vì sao

Ví dụ: Tại sao con không đi học ?

Vì sao con bỏ học ?

Khi muốn hỏi về sự lựa chọn có thể dùng từ: hay, hoặc, hay là, hoặc là

Ví dụ: Em thích ăn bắp hay ăn xôi?

Mình đi ăn hoặc đi shoping?

Khi muốn hỏi về sự khẳng định hay phủ định có thể sử dụng từ: không, chưa, à, ư, hả.

Ví dụ: Em uống sinh tố  không?

Con uống thuốc chưa?

Chú ý: Cần lưu ý phân biệt từ nghi vấn và từ phủ định. Tuy có cùng hình thức ngữ âm nhưng có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Mẹ chưa ăn cơm.

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ phủ định.

Mẹ ăn cơm chưa?

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ dùng để hỏi.

Nhận xét: Tùy chủ ý của người nó mà từ nghi vấn có thể được đặt ở đầu câu hay cuối câu.

Ví dụ:

Khi nào mẹ đi chợ về?

→  Từ để hỏi “khi nào” được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người nói.

Nhưng cũng có thể đặt từ để hỏi ấy ở giữa hoặc cuối câu

Ví dụ:

Mẹ khi nào đi chợ về?

Mẹ đi chợ về khi nào?

Chính vì vậy từ nghi vấn không có vị trí cố định. Cho nên trong một số trường hợp người nói có thể lượt bỏ hết chủ ngữ, vị ngữ chỉ để lại dùng để hỏi.

Ví dụ:

Chỗ nào?

Câu nghi vấn được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra người nói sẽ lên giọng hoặc nhấn giọng vào một số từ nghi vấn. Còn người nghe thì căn cứ vào ngữ điệu của người nói để nhận diện.

Xuống nước

→  Nếu được nói với giọng điệu nhấn mạnh ngạc nhiên thì đây cũng là câu nghi vấn.

Trên đây là nội dung bài viết ví dụ về câu nghi vấn. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề