Tại sao hidro là phi kim

Phi kim được hiểu là những nguyên tố hóa học nhận e. Chúng sẽ nằm ở phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Khi tham gia vào phản ứng hóa học, phim kim sẽ có xu hướng nhận electron nên thường mang điện tích âm. Ngược lại kim loại sẽ bị mất electron nên mang điện tích dương.

Phi kim bao gồm:

  • Các loại khí hiếm: He, Ne, Ar, Rn,…
  • Các halogen: Cl, F, Br, I, At
  • Các phi kim còn lại: O, S, N, P, Se…
  • Một số á kim như: Si, Bo…

Tính chất vật lí của phi kim

Hầu hết các phi kim đều không có khả năng dẫn điện.

Ở điều kiện thường, các phi kim có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí.

  • C, S, P… là những phi kim tiêu biểu tồn tại ở trạng thái rắn.
  • Br tồn tại ở trạng thái lỏng,
  • Các phi kim như Cl2, O2, H2… tồn tại ở trạng thái khí. 

Các phi kim đều có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Một số phi kim có thể chứa độc tố như clo hay brom.

Tính chất học hóa của phi kim

Phi kim tác dụng với hidro

Nhiều phi kim có thể tác dụng với khí hidro để tạo thành sản phẩm là hợp chất khí.
Ví dụ: H2+Cl2→2HCl [khí]

Hay: H2+Br2→2HBr

Phi kim tác dụng với kim loại

Tác dụng với kim loại là một trong những tính chất hóa học đặc trưng của phi kim. Hầu hết các phi kim khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối. Tuy nhiên, khi oxi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành các oxit. Và các oxit này được gọi là oxit.  

Ví dụ:

2Na+Cl2→2NaCl

Tác dụng với phi kim khác

Thông thường, các phi kim sẽ tác dụng với oxit để tạo ra oxit axit.

S+O2→SO2

C+O2→CO2

Vậy qua các tính chất này, chúng ta đã phần nào thấy được sự khác nhau giữa tính chất hóa học của kim loại và phi kim rồi phải không nào? Các kim loại khi tác dụng với phi kim sẽ tạo ra muối. Vì thể, hiểu được bản chất về tính chất hóa học của hai chất này, ta sẽ phần nào suy ra được tính chất hóa học của muối.

Mức hoạt động hóa học của các phi kim

Mức hoạt động hóa học của phi kim sẽ được xác định dựa trên khả năng cũng như mức độ phản ứng của phi kim đó với hidro và đặc biệt là kim loại. Mức độ phản ứng với kim loại hay hidro càng mạnh thì phi kim đó hoạt động càng mạnh và ngược lại.

Dựa trên đặc điểm này, các nhà khoa học đã xác định được:

  • Flo và Clo là những phi kim hoạt động rất mạnh. Hai chất này phản ứng rất nhanh và mạnh với hidro và kim loại, đặc biệt là Flo.
  • C, S hay Si lại là những phi kim có mức độ phản ứng kém hơn. Do đó chúng có mức độ hoạt động kém hơn.
Người đăng: hoy Time: 2020-09-22 10:03:46

Hidro là gì? Tính chất hóa học và nguyên tử khối của Hidro

Tìm hiểu về nguyên tố hóa học Hidro

15 19.971

Tải về Bài viết đã được lưu

Hidro là gì? Tính chất hóa học của Hidro

Hidro là một nguyên tố khá phổ biến trong tự nhiên nói chung cũng như trong hóa học nói riêng. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ với các em học sinh về một số tính chất hóa học của Hidro cũng như kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của Hidro.

Hidro là gì

Hidro là một nguyên tố hóa học trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố với nguyên tử số bằng 1, nguyên tử khối bằng 1 đvC.

Trước đây còn được gọi là khinh khí [như trong "bom khinh khí" tức bom H]; hiện nay từ này ít được sử dụng. Sở dĩ được gọi là "khinh khí" là do hydro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, với trọng lượng nguyên tử 1,00794 u. Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75% tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Các sao thuộc dải chính được cấu tạo chủ yếu bởi hydro ở trạng thái plasma. Hydro nguyên tố tồn tại tự nhiên trên Trái Đất tương đối hiếm do khí hydro nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng khỏi thoát ra ngoài không gian, do đó hydro tồn tại chủ yếu dưới dạng hydro nguyên tử trong các tầng cao của khí quyển Trái Đất.

Đồng vị phổ biến nhất của hydro là proti, ký hiệu là H, với hạt nhân là một proton duy nhất và không có neutron. Ngoài ra hydro còn có một đồng vị bền là deuteri, ký hiệu là D, với hạt nhân chứa một proton và một neutron và một đồng vị phóng xạ là triti, ký hiệu là T, với hai neutron trong hạt nhân.

Tính chất hóa học của Hidro

Ở điều kiện thường, các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành những phân tử gồm hai nguyên tử H2. [Ở những nhiệt độ cao, quá trình ngược lại xảy ra.]

Ở điều kiện tiêu chuẩn, hydro là một chất khí lưỡng nguyên tử không màu, không mùi, không vị và là một phi kim.

Trong các hợp chất ion, hydro có thể có thể tồn tại ở hai dạng. Trong các hợp chất với kim loại, hydro tồn tại dưới dạng các anion hydrua mang một điện tích âm, ký hiệu H-. Hydro còn có thể tồn tại dưới dạng các cation H+ là ion dương sinh ra do nguyên tử hydro bị mất đi một electron duy nhất của nó. Tuy nhiên một ion dương với cấu tạo chỉ gồm một proton trần trụi [không có electron che chắn] không thể tồn tại được trong thực tế do tính dương điện hay tính axit và do đó khả năng phản ứng với các phân tử khác của H+ là rất cao. Một cation hydro thực sự chỉ tồn tại trong quá trình chuyển proton từ các axit sang các bazơ [phản ứng axit-bazơ]. Trong dung dịch nước H+ [do chính nước hoặc một loại axit khác phân ly ra] kết hợp với phân tử nước tạo ra các cation hydroni H3O+, thường cũng được viết gọn là H+. Ion này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hóa học axit-bazơ.

Hydro tạo thành các hợp chất cộng hóa trị với hầu hết các nguyên tố khác. Nó có mặt trong nước và hầu hết các hợp chất hữu cơ cũng như các cơ thể sống.

Dưới đây là những tính chất hóa học nổi bật nhất của nguyên tố hidro. Những tính chất mang tính đặc trưng và ứng dụng cao trong bộ môn hóa học cũng như thực tiễn

Hidro tác dụng với Oxi

Thí nghiệm đưa ngọn lửa chỉ chứa khí H2 vào trong lọ đựng khí Oxi ta thu được những nhận xét sau:

Hidro tiếp xúc với Oxi ở nhiệt độ cao tiếp tục cháy mạnh hơn và trên thành lọ những giọt nước nhỏ li ti. Nếu đốt Hidro trong không khí cũng mang lại những giọt nước tương tự.

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 -----to---> 2H2O

Nhận xét:

  • Hidro tác dụng với Oxi ở nhiệt độ cao
  • Hỗn hợp khí Oxi và khí hidro là một hỗn hợp nổ
  • Theo chứng minh, hỗn hợp này sẽ gây nổ lớn nhất nếu trộn nhau ở tỉ lệ là 2:1

Hidro tác dụng với Đồng Oxit [CuO]

Thí nghiệm: Cho luồng khí hidro tinh khiết đi qua bột Oxit của Cu [CuO], sau đó đốt đến nhiệt độ trên 400 độ C, ta có nhận xét sau:

Ở nhiệt độ thường không có phản ứng hóa học xảy ra

Đốt nóng tới khoảng 400 độ C, CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch của Cu

Phương trình phản ứng: H2 [k] + CuO[r] -----to--> H2O[h] + Cu[r]

Tính chất rút ra: Khí hidro đã chiếm lấy nguyên tốt Oxi trong hợp chất oxit của Cu, CuO. Do đó ta nói Hidro có tính chất khử.

Kết luận tổng quát:

Sau 2 thí nghiệm trên ta có thể kết luận khí Hidro không chỉ kết hợp được với đơn chất Oxi mà nó còn kết hợp được với Oxi trong một số Oxit kim loại và cho ra phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Do đó, tính khử là một trong những tính chất hóa học của hidro và được xem là một tính chất khá quan trọng.

Ứng dụng của Hidro trong thực tế

Một số tính chất ứng dụng phổ biến của khí Hiro là:

  • Dùng trong động cơ tên lửa, làm nhiên liệu thay cho những nhiên liệu như xăng, dầu. Do tính chất cháy sinh ra nhiều nhiệt hơn, nên thường được thay thế bởi các nguyên liệu khác.
  • Dùng làm đèn xì - oxi để hàn cắt kim loại [ Hidro phản ứng với Oxi tỏa nhiệt lớn]
  • Là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất các hợp chất hữu cơ cũng như axit, amoniac
  • Điều chế kim loại nhờ vào khả năng khử hợp chất oxit
  • Hidro là khí nhẹ nhất, do đó thường dùng để vận hành khinh khí cầu, sản xuất bóng bay..

Tham khảo thêm

  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 36
  • Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 39: Benzen
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 34
  • Gióng giả là gì?
  • Heli là gì? Tính chất hóa học và nguyên tử khối của Heli
  • Liti là gì? Tính chất hóa học và nguyên tử khối của Liti
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 27

Video liên quan

Chủ Đề