Tại sao đổi tiền đô bị phạt

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

>>> XEM THÊM : NHỮNG ĐIỀU BỔ ÍCH CẦN BIẾT TRƯỚC KHI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

Ngày 23/10 vừa qua, UBND TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với anh Nguyễn Cà Rê [38 tuổi, thợ điện, ngụ Ninh Kiều] do có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép. Đáng nói, số ngoại tệ anh Rê bị bắt khi trao đổi chỉ là 100 USD [2,3 triệu đồng], chỉ bằng chưa tới 1/40 lần so với số tiền anh bị xử phạt.

Theo tìm hiểu, việc xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ được quy định tại Nghị định 96/2014 của Chính phủ.

Cụ thể, Nghị định này hướng dẫn xử phạt người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được cấp giấy phép kinh doanh như trường hợp của anh Rê sẽ bị xử phạt 80-100 triệu đồng. Cơ sở kinh doanh không có giấy phép nhưng vẫn thực hiện thu mua, quy đổi ngoại tệ cũng sẽ bị xử phạt theo khung 500-600 triệu đồng.

Thậm chí, với hành vi mua, bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau, hay quy đổi không đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định... cũng sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, mức phạt bổ sung với hoạt động vi phạm này sẽ là tịch thu số ngoại tệ và tiền Việt Nam Đồng trong giao dịch trái phép này.

Đổi USD ở đâu để không bị phạt?
Thực tế, nhu cầu đổi ngoại tệ của người dân chỉ ở mức nhỏ lẻ và tự phát. Vì vậy, người dân thường lựa chọn cơ sở gần nhất để trao đổi và rất khó nhận biết cơ sở nào là hợp pháp.

Hầu hết chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều được phép trao đổi ngoại tệ. Ảnh minh họa: ACB.
Hiện tại, hầu hết ngân hàng thương mại đều được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mua, bán ngoại tệ. Vì vậy, tất cả chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại đều là các điểm trao đổi USD, ngoại tệ hợp pháp.

Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ lại thay đổi theo từng ngày và từng ngân hàng, nên người dân cần tham khảo trước tỷ giá niêm yết tại mỗi ngân hàng để so sánh và lựa chọn địa chỉ phù hợp nhất như Techcombank, BIDV, Eximbank... Cũng giống như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hiện nay được các ngân hàng niêm yết công khai trên website chính thức và đều tuân thủ theo khung biến động do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Ngoài các ngân hàng thương mại trong nước, người dân cũng có thể tìm đến các điểm kinh doanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng này đều phải công khai danh sách địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử để người dân nhận biết.

Có được đổi ngoại tệ ở tiệm vàng?
Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác "chợ đen".

Như tại khu vực phố Hà Trung [quận Hoàn Kiếm], nơi vốn được xem là phố ngoại tệ của Hà Nội với hoạt động mua, bán diễn ra rất sôi nổi. Tại một số cơ sở ở đây tỷ giá quy đổi cũng cao hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.

Phố Hà Trung [Hoàn Kiếm] từ lâu đã được xem là phố vàng, phố ngoại tệ của Hà Nội với rất nhiều cửa hàng vàng. Ảnh: Đức Long.
Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp.

Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu... Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ...

Ngoài ra, các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả... Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.

Quang Thắng [ Zingnew]

Nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi tiền ngoại tệ của khách hàng, hiện nay có khá nhiều nơi để đổi tiền đô la Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn đổi tiền đô ở tiệm vàng liệu có bị phạt không?

Sống trong thời đại phát triển như ngày này, việc trao đổi tiền tệ giữa các nước trên thế giới phổ biến hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đô la Mỹ [USD] là loại tiền lưu thông phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua bán ngoại tệ. Ngoài ra, các bạn có thể đổi tiền đô la ở các tiệm vàng có giấy phép của nhà nước.

Nhiều người đang cảm thấy lo lắng về việc đổi tiền Đô ở tiệm vàng bị phạt. Vậy, sự thật về việc đổi tiền Đô la sang tiền Việt bị phạt là như thế nào? Hãy cùng nganhangviet.org tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé!

Các cách đổi tiền Đô sang tiền Việt Nam

Để có thể đáp ứng nhu cầu đổi tiền của nhiều khách hàng, có khá nhiều địa điểm đổi tiền lần lượt được ra đời. Dưới đây là một số gợi ý dành cho khách hàng đang băn khoăn không biết đổi tiền Đô dang tiền Việt Nam ở đâu.

Đổi tiền Đô ở ngân hàng

Dù là tiền Đô hay ngoại tệ nào, bạn cũng đều có thể đổi được ở ngân hàng. Việc đổi tiền Đô ở ngân hàng khá linh hoạt, không giới hạn số lượng đổi. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có tỷ giá đổi khác nhau, bạn nên tham khảo trước khi đổi.

Các cách đổi tiền Đô sang tiền Việt Nam

Khi đổi tiền tại ngân hàng, khách hàng cần mang theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị. Ngoài ra, bạn sẽ cần kê khai tiền đổi cũng như mục đích sử dụng.

Đổi tiền ở tiệm Vàng

Trường hợp khách hàng cảm thấy e ngại trước những thủ tục ở ngân hàng thì có thể đến các tiệm kim hoàn ở thành phố để đổi tiền đô la. So với ngân hàng thì tỷ giá ở đây cao hơn, khách hàng không cần chuẩn bị giấy tờ hay bị giới hạn số lượng đổi.

Song, khách hàng cần lưu ý, không phải tiệm vàng nào cũng đổi được tiền đô. Chỉ một số ít được cấp phép đổi tiền ngoại tệ như Bảo tín minh châu, Mi Hồng, PNJ…còn đâu đa phần là các tiệm vàng đổi chui.

Đổi tiền ở khách sạn, resort lớn

Nếu bạn là người nước ngoài đang sử dụng tiền đô mà chưa có thời gian đi đổi thì có thể hỏi bộ phận lễ tân của nhà hàng hoặc khách hàng đó về việc đổi tiền. Những trường hợp đổi ở đây thì chỉ có thể giao dịch số lượng thấp, thông thường dưới 10 triệu đồng.

Đổi tiền Đô ở cây ATM

Chỉ những cây ATM đa năng thế hệ mới mới có tính năng đổi tiền Đô. Ví dụ như cây ATM đa năng của ngân hàng VietinBank, khách hàng có thể chọn tính năng đổi tiền ngoại tệ. Sau đó, nhập số CMND để xác nhận giao dịch.
Sau đó, đưa tiền vào khe nhận tiền đó tiến hành giao dịch đổi tiền. Cuối cùng, khách hàng chỉ cần nhận tiền quy đổi để kết thúc giao dịch.

Đổi tiền Đô ở sân bay

Việc đổi tiền ngoại tệ ở sân bay tương đối thông dụng. Nhưng, các bạn cần lưu ý không phải sân bay nào cũng có dịch vụ đổi tiền Đô. Hiện nay, chỉ có sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất mới có quầy đổi tiền ngoại tệ.

Đổi tiền Đô ở tiệm Vàng liệu có bị phạt không?

Từ trước đến nay, tiệm vàng luôn là địa chỉ quen thuộc của nhiều người khi có nhu cầu muốn đổi tiền Đô la sang tiền Việt. Thế nhưng, trong thời gian vừa qua có trường hợp đổi 100 USD ở tiệm vàng bị phạt 90 triệu đồng làm xôn xao dư luận.

Đổi tiền Đô ở tiệm Vàng liệu có bị phạt không?

Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và băn khoăn không biết đổi tiền Đô ở tiệm Vàng liệu có bị phạt? Làm thế nào để mua bán ngoại tệ đúng luật tránh bị phạt? Trước thông tin này, chúng tôi đã tìm hiểu và được biết rằng, trường hợp đổi tiền 100 USD bị phạt 90 triệu là do tiệm vàng đó chưa được cấp phép bởi Nhà nước.

Theo thông tư 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 đã quy định rất rõ ràng, việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân chỉ được thực hiện tại những địa điểm được Nhà nước cấp giấy phép. Những hành vi đổi tiền USD tại tiệm vàng không được phép là hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, việc đổi tiền Đô la ở tiệm vàng có bị phạt hay không còn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn lựa chọn. Để tránh bị phạt tiền do mua bán ngoại tệ trái phép, các bạn nên tìm đến những tiệm vàng đã được Nhà nước cấp giấy phép.

Mức phạt đối với hành vi mua bán, trao đổi ngoại tệ trái phép

Tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, thay vì áp dụng một mức phạt chung chung từ 80 đến 100 triệu đồng ở các tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Nay, theo nghị 99, mức phạt sẽ dựa trên lượng ngoại tệ mua và bán. Cụ thể:

  • Mua, bán ngoại tệ dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương sẽ phạt cảnh cáo.
  • Mua, bán ngoại tệ có giá trị từ 1.000 – 10.000 USD phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
  • Mua, bán ngoại tệ có giá trị từ 10.000 – 100.000 USD phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
  • Mua, bán ngoại tệ từ 100.000 USD trở lên, mức phạt tiền sẽ từ 80 đế 100 triệu đồng.

Đổi tiền USD ở đâu để không bị phạt?

Quy định của Pháp luật Việt Nam về việc mua bán ngoại tệ đã khá rõ ràng. Phổ biến nhất vẫn là các hoạt động mua bán USD tại các tiệm vàng. Song, nhiều người không hề biết rằng, trao đổi ngoại tệ tại những tiệm vàng chưa được cấp phép là vi phạm pháp luật.

Khi có nhu cầu mua, bán ngoại tệ, khách hàng cần phải thực hiện tại các địa điểm được cấp phép thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. 

Bên cạnh việc đổi tiền ngoại tệ ở các ngân hàng, khách hàng có thể tìm tới một số cơ sở kinh doanh, tiệm vàng được cấp phép ở khu vực phố Hà Trung hoặc một số tiệm vàng như PNJ, Bảo Tín Minh Châu, SJC, Mi Hồng, Ngọc Thẫm, Kim Tín…

Để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp, các bạn có thể để ý xem có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền không? Những cơ sở này sẽ được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua bán ngoại tệ. Hơn nữa, tỷ giá ở đây cũng phải công khai theo quy định của tổ chức ủy quyền. 

Như vậy có thể thấy rằng, đổi tiền Đô ở tiệm vàng có bị phạt hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Để tránh bị xử phạt, khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ khách hàng cần tìm đến những địa điểm được Nhà nước cấp phép.

TÌM HIỂU THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề