Tại sao còng gió xúc cát

Hơn 120 cây dương liễu (phi lao) có chức năng chắn gió - cát vịnh Đà Nẵng bị chặt hạ, nhưng Công ty công viên cây xanh TP.Đà Nẵng đã né tránh trách nhiệm.

Thi công là chặt cây tùy tiện !

Những ngày qua, người dân Đà Nẵng xót xa, lo ngại khi chứng kiến cả trăm cây dương liễu bị chặt hạ dọc 2 km đường Nguyễn Tất Thành (từ P.Xuân Hà đến P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), trong khi đã vào mùa bão và thiên tai ngày càng khốc liệt. Các cây dương liễu này đều hơn chục năm tuổi, đường kính hơn gang tay, cao 4 - 8 m, bị chặt hạ để lấy mặt bằng thi công cống thoát nước của thành phố.

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, nguyên Phó giám đốc Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng, đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, do mở đường Nguyễn Tất Thành lấn sát bãi biển nên những năm 2000 khi bão đổ bộ, sóng gió đánh tan hoang vỉa hè; cát biển, rác, gạch lát bị lật tung, văng ra giữa đường. “Trước hậu quả đó, từ năm 2010, thành phố phát động trồng dương liễu điều hòa khí hậu, chắn gió - cát và hơi nước mặn, lọc hơi muối trong không khí… Tuy nhiên việc mở đường Nguyễn Tất Thành khiến bãi cát còn quá ít, nên thành phố đành phải trồng cây xen trên vỉa hè”, ông Thắng nói.

Tại sao còng gió xúc cát

Hàng dương liễu bị chặt để thi công cống thoát nước

NGUYỄN TÚ

Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm, nguyên Trưởng ban Quy hoạch TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Bảo vệ lưu vực và dải biển VN, cảnh báo thi công ở vịnh Đà Nẵng cần đặc biệt chú ý vì không chỉ đường Nguyễn Tất Thành giành bãi biển, mà còn có Khu đô thị quốc tế Đa Phước lấn biển hơn 200 ha. “Vịnh Đà Nẵng không lớn, các dự án lấn biển gây xâm thực dọc vịnh theo quy luật bồi lở. TP.Đà Nẵng đã mất rất nhiều tiền làm kè. Do sóng gió vào vịnh cũng mạnh hơn nên đã khuyến khích trồng dương liễu”, ông Diệm nói.

Theo ông Diệm, để tránh tái diễn nghịch lý trồng dương liễu đến khi vừa có tác dụng chống bão thì lại chặt bỏ, cần phải quy hoạch tổng thể công trình ngầm. Theo đó, cần hướng đến việc tôn trọng hiện trạng, ưu tiên tránh tuyến đã trồng cây, không để thi công là chặt cây tùy tiện. Chặt hàng dương liễu khiến mất chức năng chắn gió - cát, khi bão đổ bộ không chỉ thiệt hại cho công trình được đầu tư từ ngân sách mà còn thiệt hại rất lớn về dân sinh.

\n

Né tránh trách nhiệm !

Ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND P.Xuân Hà, cho hay người dân mong mỏi và phường cũng đề nghị bứng dương liễu đến trồng lại gần đó; bởi trồng rất lâu mới được hàng dương liễu lớn như vậy, chặt bỏ rất phí.

Đặt vấn đề vì sao không di dời mà chặt dương liễu, PV Thanh Niên được bà Nguyễn Thị Quỳnh Diễm, Giám đốc Công ty công viên cây xanh Đà Nẵng, trả lời: Việc này không thuộc trách nhiệm quản lý cây xanh vì công ty không thi công cống thoát nước và không chặt cây. Đơn vị chịu trách nhiệm là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (gọi tắt là BQL). Do đó, bà Diễm cho biết không có trách nhiệm phát ngôn về việc này và liên tục tránh né, bất hợp tác khi PV liên hệ xin cung cấp các văn bản liên quan.

Tuy nhiên ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc BQL, khẳng định việc chặt hạ 123 cây dương liễu trước đó đã được phía Công ty công viên cây xanh khảo sát. Hai bên thống nhất phương án với BQL và việc xử lý cây xanh do BQL hợp đồng với chính Công ty công viên cây xanh thực hiện gói thầu.

Như vậy có thể thấy Công ty công viên cây xanh TP.Đà Nẵng cho rằng mình không có trách nhiệm với số cây dương liễu bị chặt hạ này là không chính xác, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.

Tin liên quan

  • Lấn chiếm mặt nước xây nhà trái phép
  • Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động
  • Cán bộ gợi ý 'tiền trà nước' khi phát tiền hỗ trợ

Tầm tháng ba, tháng tư âm lịch, khi gió đông nam thổi từ biển vào, cũng là lúc mùa săn còng gió của người dân các vùng biển ngang bắt đầu…

Còng gió còn gọi là con dã tràng, có lẽ vì nó chạy nhanh như gió nên người ta gọi là còng gió. Để tìm thức ăn, khi thủy triều xuống, còng gió còn xe cát thành từng viên nhỏ trên bãi biển, mỗi khi thấy cát xe nhiều thì người dân vùng biển mừng thầm vì cho rằng đó là dấu hiệu một mùa cá cơm bội thu (có nơi cho rằng còng đã làm muối để chượp cá). Còng gió là loài giáp xác nhỏ, kích thước gần bằng con ba khía, có đặc điểm chạy rất nhanh nhờ những cái chân cao lêu khêu. Da còng gió vàng pha trắng, điệp cùng màu cát biển. Các đặc điểm này khiến còng rất khó bị phát hiện, dễ lẫn trốn trong cát. Còng gió là loài nhanh nhẹn, nhanh từ khâu tự vệ, đào hang, bắt mồi cho tới chạy trốn. Ở những vùng biển ngang, lúc thủy triều xuống, trên bãi cát có vô số còng gió chui ra khỏi hang phơi nắng nhưng sẽ chạy thoăn thoắt để trốn vào hang hoặc các ngóc ngách khi nghe tiếng động...

Tại sao còng gió xúc cát
Còng gió (dã tràng). Ảnh: C.H

Tuy khôn ngoan và nhanh nhẹn là vậy, nhưng còng gió cũng có điểm ngờ nghệch là tự vùi mình trong cát khi đêm về mà không cần đào hang sau khi đã chạy xuống mép nước tìm mồi ăn no. Chỉ cần cầm đèn pin soi trên cát, thấy dấu chân của nó thì người bắt cứ vậy mà lần theo, đến khi thấy dấu cát bị vùi bất thường thành ụ là chộp tay tóm gọn bỏ vào giỏ. Đi bắt còng gió theo cách này vừa vui mà hiệu quả, còng bắt được toàn là loại có càng, có cựa, tức là những con còng lớn có bụng đã chuyển sang màu gạch sẫm. Đây chính là những con còng béo ngậy mà người săn chọn lựa để chế biến nhiều món khoái khẩu. Cũng có nhiều cách săn còng khác như dùng lưới để kéo rê trên cát dọc mép nước vào lúc chập choạng tối, lúc mà còng đang rời hang xuống ăn phù du, nhưng cách kéo lưới này tuy được nhiều nhưng đa số là con nhỏ, mà còng khi đã dính lưới thì mau chết nên thịt ăn không ngon. Hoặc người ta dùng xô lớn để bẫy còng, họ dùng những chiếc xô nhựa khoảng 20 lít, rồi đào hố ở bãi biển chôn xô thấp hơn mặt đất một vài phân, trong đáy xô bỏ vài con cá ươn. Còng gió đánh hơi thấy mùi cá nên mon men tới chén và sẩy chân rơi xuống đáy xô. Khoảng vài giờ sau là người đặt bẫy tới chỉ việc gom còng mang về, con nào lớn thì lấy, con còn nhỏ thì thả…

Còng bắt được đem về nhặt từng con ra để làm sạch mai, vặt bỏ vuốt chân nhọn rồi rửa sạch để chế biến. Có nhiều món ăn được chế biến từ còng gió như xào sả ớt, nướng mọi, nấu cháo, nấu canh chua hoặc rang với nước mắm cốt…, món nào cũng ngon. Đi săn còng gió không chỉ tìm nguồn thực phẩm khoái khẩu mà còn là thú vui của rất nhiều người. Người ta thích nhất là vào những ngày hè, khi màn đêm buông xuống, hàng trăm ánh đèn pin đi soi còng lấp loáng dọc bờ biển đẹp như sao sa lượn lờ, cùng tiếng hò reo đuổi bắt khi có con còng ranh mãnh thoát được. Nhiều nhóm thanh niên vùng biển rủ bạn về quê săn còng, đốt lửa nướng còng ngay trên bãi...

CÔNG HÙNG