Tại sao chó đực bỏ nhà đi

Những người chủ nuôi mèo có thể gặp phải tình trạng mèo bỏ nhà đi vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí không bao giờ quay lại. Đặc biệt là khi mèo đến tuổi trưởng thành, chúng thường có xu hướng ra ngoài nhiều hơn. Vậy lý do nào khiến mèo bỏ đi khỏi nhà và cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

CẢNH BÁO: LÝ DO KHIẾN MÈO BỎ NHÀ ĐI

Lý do khiến mèo bỏ nhà đi

– Mèo đực nếu chưa triệt sản sẽ có xu hướng bỏ đi nhiều hơn mèo cái bởi chúng muốn tìm bạn tình để giao phối.

– Mèo bỏ nhà đi khi nhà bạn có vật nuôi mới, hoặc một sự thay đổi mới nào đó trong gia đình khiến chúng cảm thấy khó chịu hoặc không an toàn

– Mèo rất tò mò và có thể chúng ra khỏi nhà để khám phá thế giới bên ngoài, tiếp xúc với những con mèo khác và sau đó chúng bị đi lạc, quên mất đường về hoặc nhập hội với những con mèo hoang.

– Nhiều con mèo có thể bỏ đi khi chúng bị chủ không quan tâm đến hoặc bị ngược đãi

– Mèo không thích thức ăn bạn chuẩn bị nữa và muốn tự đi kiếm ăn hoặc đến ăn chung với mèo nhà hàng xóm.

– Mèo bỏ đi khi chúng bị trầm cảm, ví dụ như mèo đực sau khi triệt sản rất dễ cảm thấy buồn, stress. Hoặc mèo bỏ nhà đi khi bị căng thẳng, lo lắng, ví dụ như bị chó, mèo hoang đe doạ, đuổi bắt.

– Nhiều con mèo lại muốn ra đi để tìm sự bình yên và cân bằng tinh thần, đặc biệt là khi chúng đã già. Do vậy, để giữ mèo ở lại suốt cuộc đời, bạn cần phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu tâm lý cũng như chăm sóc thật tốt và cho chúng nhiều yêu thương như nuôi đứa con của mình.

Phải làm thế nào để mèo không bỏ nhà đi?

Nếu lo lắng chuyện mèo bỏ nhà đi, bạn có thể thử những cách sau để đảm bảo chúng luôn ở bên mình:

– Giữ mèo con trong nhà cho đến khi chúng được tiêm ngừa và triệt sản hoàn toàn [ít nhất đến 4 tháng tuổi].

– Cấy microchip theo dõi mèo phòng khi chúng đi lạc, hoặc đặt vào vòng cổ chúng số điện thoại liên hệ, nhưng vòng cổ sẽ rất dễ bị vướng vào cành cây và lạc mất nhé.

– Hãy nuôi những con mèo có vẻ chung sống hoà thuận, đặc biệt những con mèo là anh chị em trong cùng một bầy để tránh trường hợp chúng bỏ nhà đi vì ghét nhau.

– Tập cho mèo thói quen ở nhà vào buổi đêm.

– Chú ý đến hàng xóm xung quanh có nuôi nhiều mèo không và nếu có hãy rào chắn cẩn thận để đảm bảo mèo nhà không thể chui ra được và mèo lạ không thể chui vào được.

– Đặt khay cát trong nhà để mèo có chỗ đi vệ sinh an toàn, phòng tránh bên ngoài có nhiều mối đe doạ.

– Cho mèo có khoảng không gian riêng để nó được tự do làm quen với những người thân trong gia đình mà không bị áp lực bắt buộc phải giao tiếp với ai.

– Chơi đùa với mèo mỗi ngày để thoả mãn nhu cầu và bản năng săn mồi của chúng

Để phòng ngừa mèo trở về với nơi ở cũ hoặc về nhà cũ nếu bạn chuyển nhà, bạn cần chú ý những điều sau:

Khi bạn vừa dọn đến nhà mới hoặc đón một bé mèo mới về, chú mèo này sẽ rất dễ bị mất tích. Bạn hãy nhớ lại xem chúng từng có thói quen đi săn bên ngoài không? Và kiểm tra tất cả các bụi rậm và ga-ra gần đấy. Nếu vẫn không tìm ra mèo, bạn nên quay về khu vực nhà cũ tìm kiếm lần nữa.

Nếu bạn đã chuyển nhà hoặc đang có ý định chuyển nhà, hãy cân nhắc đến những điều sau:

– Đảm bảo rằng mèo cưng đã được cấy microchip và địa chỉ mới được cập nhật trong thời gian sớm nhất.

– Giữ mèo trong nhà mới một vài tuần và cho chúng ăn những bữa ăn nho nhỏ ngon lành 3-4 lần/ngày.

– Có thể cho phép mèo ra ngoài ngay trước bữa ăn.

– Nếu mèo mất tích, hãy nhờ những hàng xóm ở nhà cũ để mắt xem mèo có quay về không. Tốt nhất bạn hãy nhờ chủ nhà hiện tại xem hộ và dặn mọi người đừng cho mèo ăn mà hãy thông báo ngay cho bạn khi tìm thấy nó.

– Nếu mèo ngoan ngoãn, hãy nhờ hàng xóm bắt mèo về và giữ chúng ở một nơi an toàn chờ bạn đến đón. Sau khi đem mèo về nhà, bạn hãy cho chúng nhiều món ăn ngon hơn, mua đủ các loại đồ chơi mô phỏng “con mồi” để mèo rượt bắt, chơi đùa và làm chúng quên dần nơi cũ.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng ngừa mèo bỏ nhà đi mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với //vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Ngày:16/03/2020 lúc 15:04PM

Đối với những người nuôi mèo, bạn thường thấy rằng khi đến tuổi trưởng thành, mèo đực hay bỏ nhà ra đi. Nhưng vì sao mèo đực lại bỏ nhà đi? Làm thế nào để ngăn chặn việc này? Hãy cùng Dog Paradise tìm hiểu nhé.

Vì sao mèo đực bỏ nhà đi khi đến tuổi trưởng thành?

Thông thường, mèo đực sẽ đi theo "tiếng gọi" của trái tim và sở thích. Vì vậy, nếu con mèo của bạn không chịu ở trong nhà và nhất quyết muốn ngoài trời, có khả năng là nó đã tìm thấy thứ gì đó thu hút hoặc bị cuốn vào những điều sau:

- Sinh sản: Mèo đã đến tuổi động dục và đi tìm bạn tình.
- Săn bắt: Một "nguồn cung cấp" quá hời về chuột hoặc con mồi khác có thể đã dụ dỗ con mèo của bạn hành động theo bản năng tự nhiên của nó.
- Lãnh thổ: Chống lại một con mèo khác đã xâm nhập vào lãnh thổ của chúng để chiếm hết thức ăn hạt cho mèo hay pate - thức ăn ướt cho mèo; đối nghịch với mèo hàng xóm là có thật.
- Thức ăn: Hàng xóm của bạn có thể đang cho mèo đực của bạn ăn; vì vậy chúng quen thói nên tìm đến họ.
- Bệnh tật: Một số con mèo chạy trốn để không muốn chủ nhìn thấy mình bị bệnh và chết đi.
- Cảm thấy không an toàn: Động vật hoặc người mới trong gia đình, môi trường không ổn định [lạm dụng, chó hung dữ, thiếu chăm sóc từ chủ, v.v ...]. Chúng không được cung cấp đủ sữa cho mèo, xương khớp - canxi, ...

Và tin đáng buồn là: Rất hiếm mèo đực trở về nhà sau khi chúng bỏ nhà ra đi. Một phần vì tìm được thú vui mới bên ngoài; phần khác là do bệnh tật hoặc bị bắt mất.

Làm thế nào để ngăn việc mèo đực bỏ nhà đi?

Chỉ cho mèo ở trong nhà

Theo một số chủ sở hữu, cách nuôi mèo trong nhà tốt nhất chính là giữ cho mèo chỉ ở trong nhà 24/7[điều này kéo dài tuổi thọ của chúng rất nhiều]. Mèo sống trong nhà được bảo vệ khỏi virus và bệnh có thể lây lan từ các cuộc chiến của mèo với chó hay những chú mèo khác. Đừng để mèo của bạn ở bên ngoài nếu bạn sống ở khu vực nguy hiểm [đông xe cộ và thú dữ].


Cho mèo đực đi triệt sản

Triệt sản cho mèo đực cũng là chuyện bạn nên cân nhắc, dù chúng sẽ làm bé con của bạn buồn một thời gian. Nhưng điều này thật sự có tác dụng trong việc ngăn chúng ra ngoài tìm bạn tình và mắc các bệnh về hệ sinh dục.

Giúp mèo thích nghi với thay đổi mới

Động vật mới, thú cưng mới hay em bé mới? Cho mèo của bạn thời gian để điều chỉnh thái độ và hành vi nhé. Vì chúng sẽ sợ bạn không còn yêu thương và quan tâm như trước. Hãy chắc chắn rằng chúng cảm thấy an toàn, được bảo vệ như trước.

Để ý các khu vực cửa khi có khách

Nếu bạn có khách tới nhà, hãy cân nhắc đặt con mèo của bạn vào phòng an toàn cho đến khi khách đi[mọi người có xu hướng để cửa ra vào và cửa sổ mở].


Trình theo dõi/ Ứng dụng GPS

Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường để giúp bạn bắt được tín hiệu, xác định vị trí của mèo. Chúng bao gồm các thiết bị theo dõi nhỏ [thường chỉ nặng vài gram] có thể được gắn vào cổ mèo của bạn hoặc nằm trên cổ áo. Một khoản đầu tư tuyệt vời nếu bạn lo lắng cho người bạn lông xù của mình!


Cung cấp các nhu cầu thiết yếu

Cung cấp cho mèo đầy đủ thức ăn, nước uống, đồ chơi, tình yêu và thời gian chơi với chủ nhân nữa! Đồng thời hãy xem xét đào tạo mèo để chúng quen với một dây xích hoặc vòng cổ dây dẫn cho mèo.

Mèo cần sự chăm sóc yêu thương từ các bạn nhiều hơn, đặc biệt là khi nhà bạn có em bé hoặc thú nuôi mới, hãy học cách nuôi mèo trong nhà chu đáo. Hy vọng những tips trên giúp bạn phòng ngừa được tối ưu việc mèo đực bỏ nhà ra đi.

Cách đây vài hôm nhà tôi vừa mới mất một con chó. Nó đi theo ba tôi xuống đường lớn như mọi khi và trưa nó không trở về ăn cơm. Đây không phải lần đầu nhà chúng tôi bị mất trộm chó, dù mỗi khi ra ngoài, chúng tôi đều đề phòng và không cho nó đi theo.

Nó tên là Xu Xu, một con chó cái màu nâu, má tôi xin ở gia đình một người quen khi nó mới vừa biết ăn. Xu Xu rất thích đùa giỡ với chúng tôi, nó như một đứa trẻ thích được chạy nhảy và vui đùa. Mỗi lần như thế tôi hay nói đùa với nó, mày giỡn lã quá Xu. Khi chúng tôi đi làm về, từ xa Xu Xu đã nghe được tiếng xe và nhảy băng ra mừng rối rít như con nhớ mẹ vậy. Có lần má tôi chở nặng sút bị nó chạy ra ngán đường té, tôi bực mình hết sức ra quở mắng nó, Xu Xu dường như đọc được cảm xúc của chủ, nó cúi đầu, lắm lét nhìn tôi với biết lỗi.

Nuôi chó cái, khổ nhất là giai đoạn nó chịu đực, bọn chó đực tìm tới, vô tận trong nhà. Có lúc bọn chúng tập trung đông, nổi máu anh hùng cắn nhau loạn xạ trước nhà, tôi bực mình ra ném đá cho bọn nó bỏ đi. Tối tối khi chúng tôi đều đã đi ngủ, bọn chó đực tới mấy trụ cột ở nhà đái vào, kiểu như chào hàng, sáng ra tôi bực mình chịu hổng nổi, quay sang mắng con Xu Xu mất nết và thề không nuôi chó cái nữa. Lũ chó đực bọn nó cũng si tình lắm, bọn nó say mê con chó cái nào là nó bỏ nhà đi đến ở lì nhà chó cái để trồng cây si. Bọn chúng bỏ ăn, mặt mày đến bơ phờ mệt mỏi đến đáng thương. Có lần tôi dậy sớm ra ngoài, nhìn thấy con chó nâu rất to cao và đẹp, nó trồng cây si con chó cái nhà tôi từ đêm hôm qua tới giờ, đói lả và mệt, trông đến rất tội. Khi thấy bóng con Xu Xu đi đi lại lại trong nhà, nó mừng rỡ, chân và mắt linh hoạt hẳn lên, nó chạy tới, nhưng giống chó nó cũng kỳ lạ, nó thích con nào thì nó chịu con đó chứ không như giống gà. Con Xu Xu quay đuôi bỏ vào nhà mặc cho con chó kia nhìn theo ánh mắt đắm đuối và đau khổ.

Rồi con Xu Xu cũng có mang, ả phải lòng một con chó lùn màu đen và rất xấu mà tôi không ngờ, từ đó thì đám chó đực trước nhà mất dạng. Dường như với chúng cuộc đi săn đã đến hồi kết, con mồi đã sa bẫy và chẳng còn gì thú vị nữa. Những ngày Xu Xu mang thai, nó tỏ ra lười nhác và ỏng ẹo, nó đi đứng chểnh mảng và ra bộ mệt mỏi, ai đụng vào nó, vuốt vuốt nó là nó nằm oằn xuống như muốn nói, tôi đang mang bầu, hãy thương tôi đi. Chúng tôi chăm nó như chăm một bà cô mang bầu, nó lười ăn và chỉ muốn được ăn ngon, nhưng nhà tôi đâu có đồ xa xỉ như vậy. Đến gần ngày sanh, Xu Xu cứ ở hẳn trong phòng tôi, đuổi thế nào cũng không chịu ra, nó chui rúc trong góc phòng hoặc dưới giường. Có khi nhà vắng người nó thoát lên giường, nằm mơ màng trên ấy, khi bị chúng tôi phát hiện nó còn tỏ ra vẻ đáng thương nữa. Nhưng tôi nào để yên, tôi mắng nó làm bẩn giường, nó cúp đuôi, nhìn tôi lấm lét rồi trèo xuống.

Chúng tôi sợ nó đẻ trong phòng thì hôi, lôi đầu nó kéo ra ngoài và mắng một trận, cấm cửa không cho vô nhà. Hôm đó trời mưa xối xả, Xu Xu cào cửa đùng đùng muốn vô nhà cho bằng được, nó còn chạy loanh quanh nhà, bắt chân từ cửa sổ ngó vào như một tử tù xin được ân xá. Một hồi tôi mang cho nó tấm áo cũ đặt chỗ nằm cho đỡ lạnh. Nửa đêm, nghe tiếng ẳng ẳng của chó con, tôi bật dậy và soi đèn pin, Xu Xu đã hạ sinh được 02 con chó con, nó thấy tôi càng cuốn quýt hơn như muốn nói, tui đã sinh rồi cô chủ ạ. Tôi bắt 2 con chó con lên soi đèn, một giống cha một giống mẹ, đen và nâu. Trời bên ngoài vẫn còn mưa và lạnh tôi mang thêm cho nó một tấm áo cũ và đặt hai con chó con vào trong ấy cho ấm, Xu Xu cũng nằm xuống bên cạnh, tôi định bụng ngày mai sẽ sắp đặt chỗ nằm cho mẹ con nó.

Thời gian đầu, chó con chưa mở mắt, bọn nó cứ đi xêu qua vẹo lại và xoay vòng vòng trông rất mắc cười, nhưng khi đánh hơi mùi của mẹ gần đó, chó con nhào tới ủi ủi vào bụng mẹ và bú liền một mạch no căng rồi lăn ra ngủ. Con Xu Xu rất kén ăn, chúng tôi phải dành thức ăn ngon cho nó để nuôi con. Thỉnh thoảng tôi ra chơi với hai con chó con, quay phim và chụp hình nó … giống khùng lắm. Khi hai con chó con mở mắt và bắt đầu ăn mạnh, chúng tôi phải mang nó cho một gia đình người hàng xóm, vì không muốn nuôi thêm nữa.

Xu Xu là một con chó rất ngoan, nó đã đẻ hai lứa rồi nhưng mà thích đùa giỡn rất dai. Nó thích cạ cái cổ của nó lên chân tôi, mỗi lần có ai đó về nhà nó là con phi ra đầu tiên để đón chủ, nó nhảy lên bá chân vào người nhiều lúc làm dơ đồ tôi, tôi phát bực và la nó. Thế mà hôm nay nó đi chơi bị người ta bắt mất, thật đáng tiếc.

—————————————-

Trước con Xu Xu, chứng tôi có nuôi vài con chó, và con sống lâu nhất cũng được chục năm. Nó là con chó đực màu trắng mà ông Nội tôi xin về, và con chó con nào về nhà tôi đều được chúng tôi làm một cái chuồng xinh xinh bằng giấy các tông để cho nó ở. Ban đầu mấy con chó con tỏ vẻ sợ hãi nơi ở mới, khuya tắt điện đi ngủ, bọn nó kêu khóc om sòm trong nhà không ai ngủ được, ba tôi phải mang nó ra trại nhốt lại để vài hôm cho quen thì mới vô nhà. Con Lu Lu đó, ở với chúng tôi gần chục năm, mọi con chó khác bị bắt, hoặc chết chỉ riêng mình nó còn sót lại. Vì vậy mà Lu Lu rất khôn, nó hiểu từng nét mặt vui buồn hay giận dữ trên khuôn mặt chủ mà biết là nó nên tiến lại gần hay tránh xa. Lu Lu già đến mức mà lông nó ngắn ngũn, có chỗ bị bong tróc, nó ở với chúng tôi lâu như vậy có lẽ vì nó là con chó đã bị thiến, không đi theo chó cái nữa, nó an phận nằm nhà giữ nhà.

Thế mà rồi một buổi chiều tới giờ ăn không thấy nó xuất hiện, mấy hôm sau nữa cũng vậy, chúng tôi không biết nó bị bọn trộm chó bắt đi hay vì nó quá già và muốn nghỉ ngơi đâu đó. Nhưng tôi nghĩ nó bị bắt nhiều hơn, vì nó to và mập mạp, bọn trộm chó rất thích, chúng tôi rất buồn và tiếc nó.

Ban đầu nhà tôi dự định nuôi 2 con chó thôi, nhưng cô của tôi mang về cho nhà thêm một con chó Na Na. Nó là giống chó cảnh, có bộ lông xù màu trắng. Má tôi rất thích nó, bà xem việc bắt con Na Na ra tắm, rồi bắt de cho nó làm niềm vui vì vậy nó thường quấn quýt má, còn tôi thì nó sợ, không dám tới gần. Đáng lý ra đây là giống chó kén ăn, nhưng vào nhà tôi nó quen dần với 2 con chó trong nhà, tối tối nó mò ra chảo cháo dành cho heo để ăn. Thế là nó lớn lên với cháo heo và bộ lông trắng thành lem luốt, đen thui.

Cách đây mấy hôm, sau khi Xu Xu bị bắt mất, chúng tôi cho chích thuốc diệt ve cho nó. Sau khi chích hôm trước, hôm sau con Na Na lăn ra bỏ ăn và chạy đi đâu mất. Má tôi tìm kiếm nó khắp nơi, bà sợ chết đâu đó trong nhà thì hôi. Qua 1 ngày và 2 đêm ba tôi mới phát hiện nó nằm ngoài mương ruộng, phía sau hè. Ba mang nó vào nhà, khi má về bà rất mừng và vội mang đồ ăn cho nó. Con Na Na thừa sống thiếu chết, nó quằn quại lê lếch chỉ liếm chút thức ăn rồi thôi. Má nói với tôi chắc nó không qua khỏi.

Thế mà, khi tôi đi Tuy Hòa 2 ngày về, câu đầu tiên tôi hỏi bà là con Na Na chết chưa thì má cười nói, nó sống lại rồi. Nghe tiếng chúng tôi đang ăn cơm trong nhà, nó cào cào cửa để đi vào. Nó đi liêu xiêu, ngã qua ngã lại như say rượu nhưng cũng đến được chỗ thức ăn. Hôm nay trời nắng, Na Na đã ra ngoài sân sưởi nắng, nó ăn uống được bình thường, mấy chỗ lở do ve cắn nay đã bong tróc và lên da non. Nhìn nó sạch sẽ và chạy nhảy vui đùa trờ lại, chúng tôi rất vui.

Ngoài chó, nhà tôi còn nuôi 1 con mèo được 4 đến 5 năm. Mèo thì sạch sẽ hơn chó, bộ lông nó mượt mà hơn và nó tự biết “tắm” cho mình hơn. Mèo không hung dữ như chó, nó hiền dịu và lười nhác. Nó thích làm đẹp, làm nũng và đi rong. Thế nhưng khác với chó, nó nịnh chủ nó để được yêu, con mèo nhà tôi chẳng bao giờ cho tôi ẳm trong lòng. Mỗi khi tôi rình để bắt được nó, nó liền cào, bấu để thoát ra, thế là tôi giận giữ hét lên, sao tao nuôi mày mà mày không cho tao nựng là sao. Con mèo nó đếch thèm biết tui nói gì, nó phóng đi cái lèo, nhảy lên trần nhà nằm đó, chỉ có lúc ăn là nó mới cần mình. Tui thích nhìn con mèo sưởi nắng, thích vuốt lông nó, thích gãi gãi dưới cổ nó, lúc đó nó mới chịu nằm yên để hưởng thụ.

Tôi thấy nuôi động vật trong nhà rấy vui, mình xem nó như một thành viên nhỏ trong nhà, nó vừa giữ nhà, vừa là con vật để mình vui đùa, tôi không hiểu sao nhiều gia đình không hứng thú việc này. Khi bạn nuôi nó, bạn sẽ cảm nhận được động vật cũng có những suy nghĩ rất riêng. Tôi nuôi gà, tôi để ý đến tính nết của từng con gà. Có con thích ăn lúa, có con thích mổ linh tinh. Có con thích ngủ trên cao, con thích ngủ dưới thấp. Gà mái tơ thì thích chải chuốt cho lông mượt mà, dáng đi thì yểu điệu còn gà mái đẻ thì lông lá xác xơ hơn, bước đi cục mịch. Nói chung là không con nào giống y con nào cả. Má tôi nuôi heo, bà kể là định bán con heo nái đó vì nó đẻ bị hư, nó nghe biết sẽ bị bán đi nó buồn và bỏ ăn. Vậy đó, đừng nghĩ động vật không có cảm nhận như con người, chúng cũng biết đau, biết ghê sợ chỉ không lý giải được mọi thứ cao cấp như con người thôi. Tôi thấy rất tiếc là trẻ em ở thành phố không được sống gần gũi với thiên nhiên, để cảm nhận và trân trọng những động, thực vật tồn tại trên trái đất, xung quanh ta.

Video liên quan

Chủ Đề