Tại sao không đánh con bằng đũa

Trời nóng nực, thằng bé con của Hồng ốm sốt mọc răng chưa khỏi nên cứ mè nheo, chẳng chịu ăn uống gì, còn nhè ra khắp nhà. Chồng vung đũa đánh con trai của mình, may là Hồng giơ tay đỡ được. Hồng lấy chồng được 3 năm nay. Hai vợ chồng cùng quê, lên thành phố học tập và làm việc quen biết, yêu nhau rồi quyết định về chung một nhà. Hồng học Cao đẳng ra trường xin được công việc văn phòng đúng với ngành học nhưng lương chỉ đủ chi tiêu dè sẻn. Đạt chồng cô do không có bằng cấp gì mà làm nghề tự do nên thu nhập bấp bênh, không ổn định. Hai vợ chồng lấy nhau rồi thuê được một căn phòng nhỏ tạm gọi là “mái ấm” gia đình. Hồi đầu mới lấy nhau, hai vợ chồng sống rất hòa thuận, hạnh phúc. Cả hai đều bảo nhau phải cố gắng làm lụng, tích cóp với hi vọng sẽ mua được một căn nhà nhỏ để đỡ phải cảnh đi thuê. Thế nhưng làm lụng 2 năm trời, hai vợ chồng cũng chẳng để dư ra được là bao. Đúng lúc Hồng lại có em bé. Ông bà hai bên đều già cả lại ở xa, đi lại không tiện nên chẳng thể trông cháu đỡ cho Hồng đi làm lại được. Sinh xong cô phải nghỉ hẳn việc ở nhà chăm con. Gánh nặng kinh tế dồn hết lên vai Đạt. Mình Đạt phải nuôi tận 3 miệng ăn trong khi tiền lương hàng tháng bếp bênh, tháng đủ tháng thiếu. Nhiều khi con ốm, đi viện, tháng đó hai vợ chồng phải vay mượn các nơi để chi tiêu. Biết chồng đã cố gắng hết sức lo cho gia đình, Hồng nhiều khi an ủi: - Em ở nhà chăm con cũng sốt ruột lắm. Anh gắng thời gian nữa, con lớn hơn tẹo, mình gửi con rồi em đi làm phụ anh. Đạt thở dài, chẳng trả lời, Hồng biết chồng cũng đang bế tắc. Con được hơn 1 tuổi, còn nhỏ dại lắm, nhưng Hồng vẫn nhắm mắt gửi đi nhà trẻ, bản thân xin đi làm trở lại. Nhưng khổ nỗi công ty cũ đã đủ người không cần cô nữa. Chỗ mới xin lương thấp hơn và công việc lại vất vả hơn. Nhưng chẳng có nhiều sự lựa chọn nữa, Hồng cần công việc ngay để có tiền phụ chồng lo kinh tế gia đình. Vậy nhưng lương của Hồng cũng chỉ đủ chi tiêu vặt trong nhà rồi đóng tiền học cho con hàng tháng. Thằng bé vốn không có sức khỏe tốt, lại phải đi học sớm nên cứ nay ốm mai đau. Tiền lương hai vợ chồng lại chẳng đủ tiền thuốc thang bồi bổ cho con. Tình yêu của vợ chồng Hồng cũng thế mà nhạt đi, chỉ còn chỗ cho những mệt mỏi, nhọc nhằn. Hai vợ chồng cũng bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn cãi vã cũng chỉ vì chuyện tiền nong. Dạo gần đây, trời nóng bức quá, phòng trọ lại nhỏ, chẳng có điều hòa, mỗi 2 chiếc quạt cây chẳng đủ mát. Thằng bé con sinh ra nóng sốt, lại thêm mọc răng nên cả ngày cứ khóc ngằn ngặt. Hồng phải xin nghỉ không lương để ở nhà chăm con. 6h tối rồi cơm chưa nấu được để ăn, cháo cho con cũng chưa xong. Mớ rau đang nhặt dở phải bỏ đó vì con quấy khóc quá. Đạt đi làm về thấy con khóc chẳng chịu nín, điên quá nên anh đá rổ rau tung khắp nhà rồi gắt lên: - Có im mồm ngay đi không? Mấy giờ rồi mà còn chưa cơm nước, cháo bột gì. Nhà cửa thì bừa bộn hết cả lên thế. - Anh làm gì to tiếng vậy, con cả ngày không cắt sốt, quấy khóc suốt, em sao mà làm được. - Mẹ con cô không biết tự chăm nhau à. Tôi đi làm về đã mệt thì chớ, về đến nhà là khóc, mệt hết cả người. Hồng cũng hiểu được lý do vì sao chồng lại cục cằn, dễ nổi nóng như vậy nên lẳng lặng bế con ra ngoài vỗ về cho con nín. Gánh nặng kinh tế trên vai quá lâu, hạn đóng tiền nhà sắp đến, trời thì lại nóng bức, ngột ngạt, con quấy khóc, tránh sao được chồng lại nổi điên lên. Hôm đó trong bữa ăn tối, hai vợ chồng Hồng ăn tạm bát canh cua cùng vài miếng đậu rán. Cu con đang mọc răng nên cô nấu tạm cháo để con ăn cho dễ. Bát cháo nóng hầm hập hơi, con thì mọc răng ốm sốt cứ ăn vào lại nhè ra, be bét hết cả nhà. Chồng cô bực quá vung đũa lên định đánh con. Hồng giơ vội tay đỡ nên bị chồng vụt trúng vào da thịt đau điếng. - Anh làm cái gì vậy? Định đánh con hả, nó đang ốm không ăn được phải từ từ chứ? - Để đấy tôi dạy nó, tôi chán cái cảnh nhà này lắm rồi. Khóc gì lắm thế... - Con nó bé đã biết gì. Có khổ gì anh cứ trút hết lên đầu tôi đây này. - Cô im đi, tất cả cút hết đi cho yên cái nhà. Tôi không chịu được nữa rồi. - Ác như anh sống một mình đi. Bỏ nửa bữa cơm, Hồng nuốt nước mắt ôm con đang khóc đứng dậy, vơ tạm quần áo vào balo bỏ nhà đi. Cô cũng chưa biết đi đâu, rồi Hồng gọi cho cô bạn thân, định sang đó ở nhờ nửa tháng. 10 giờ tối, hai mẹ con trên taxi, Hồng nhìn đường mà nước mắt cứ thế rơi không kìm được. Hồng thương cho phận mình, thương con, đang nằm ngủ ngon trong lòng mẹ. Vết đôi đũa bị chồng đánh nhầm lúc nãy còn hằn trên tay, đỏ ửng. Cô tự hỏi, bao giờ mới hết cảnh nghèo, bao giờ mới đỡ vất vả. Khi nào chồng cô vơi bớt cục cằn, yêu thương vợ con nhiều hơn. Nghĩ đến cảnh chồng cầm đũa đánh con trai mà lòng cô lại thấy thương nhiều hơn giận. Khổ mấy cô cũng sẽ cố gắng được, nhưng sống bên một người chồng không biết thông cảm, cùng vợ vun vén gia đình, chỉ lấy cái khổ ra để dằn vặt vợ con cô càng thấy khó sống.

1. Đũa ngắn dài không đều

Xuất phát từ quan niệm của người Trung Quốc, "tam trường lưỡng đoạn" - chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều, mang đến những điều xui xẻo, chết chóc. Người xưa cho rằng người sau khi chết sẽ được đưa vào quan tài, sau khi đưa vào quan tài rồi, sẽ không đậy nắp quan tài một thời gian. Quan tài tạo thành bởi 2 tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm 3 tấm ván gỗ dài, 5 tấm ván gỗ dài ngắn này hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra. Vậy nên, sắp đũa dài ngắn là điềm rất xấu.

2. Gõ đũa vào bát

Hành động gõ đũa vào thành bát, được coi là giống với kẻ đi ăn xin. Bởi vì, xưa kia chỉ có người ăn xin mới dùng đũa gõ vào chậu để phát ra âm thanh xin bố thí đồ ăn. Việc làm này bị coi là thất lễ và xui xẻo, tuyệt đối nên tránh, đặc biệt là khi đi ăn giao tiếp với người ngoài.

3. Dùng đũa xiên thức ăn

Nếu trong bữa cơm dùng đũa cắm xuyên vào đồ ăn, việc này đối với người ngồi cùng bàn là một loại hành vi mang tính khiếm nhã, rất mất lịch sự và đại kỵ.

4. Dùng đũa cắm vào bát cơm

Hành vi tối kỵ của người Á Đông khi ăn cơm đó là cắm thẳng đứng đôi đũa vào bát cơm. Hành động này được cho là giống với việc cắm nhang vào bát hương. Nếu đem một đôi đũa cắm vào bát cơm, chẳng khác gì là cúng cơm cho người chết. 

5. Nối đũa

Bạn không nên nhận thức ăn từ đũa của người khác bằng đũa của mình, hay còn gọi là nối đũa. Thay vào đó, hãy đưa bát ra cho để nhận phần thức ăn người khác gắp cho. Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng, bởi vậy đây là một điều nên tránh.

6. Ngón trỏ chỉ về phía trước

Đây cũng là cách cầm đũa "tiên nhân chỉ lộ", dùng ngón cái và ngón giữa, ngón áp út, ngón út cầm đũa, còn ngón trỏ lại chìa ra. Bởi vì đang dùng cơm khi ngón trỏ chìa ra, giống như đang chỉ tay vào người khác, phần lớn là mang ý tứ chỉ trích, nên tránh.

Ngoài ra, một hành động có ý nghĩa tương tự là dùng đũa chỉ vào mặt người đối diện cũng được coi là rất mất lịch sự và thiếu văn hóa.

7. Đặt chéo đũa

Việc đặt chéo đũa trên bàn, dù là đã ăn xong hay chưa ăn cũng không nên, đặc biệt là tới những nơi truyền thống. Bởi lẽ, với người xưa, hành động này được coi là có hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có những tội nhân khi ký tên vào bản cung khai, mới bị quan trên đánh dấu chéo vào.

8. Ngậm đũa

Khi ăn mà đem đũa ngậm trong miệng, dùng miệng cắn gặm qua lại, thi thoảng còn phát ra tiếng động thì bị coi là hành vi vô lễ, thiếu phép tắc. Ngoài ra, hành vi này và âm thanh mà nó phát ra cũng khiến người khác cảm thấy khó chịu và phản cảm, hơn nữa còn rất mất vệ sinh.

9. Nhấc lên đặt xuống không gắp

Trước đây, những cô gái con nhà gia giáo thường được dạy dỗ tuyệt đối nên tránh hành vi dùng đũa khua khoắng trong mâm cơm, lựa chọn đồ ăn, không biết nên hạ đũa gắp chỗ nào cho thỏa đáng. Loại hành vi này là điển hình biểu hiện thiếu tu dưỡng, hơn nữa không coi ai ra gì khiến người khác phản cảm. Trong xã hội hiện đại, hành vi này cũng không có ý nghĩa tốt đẹp.

10. Gẩy thức ăn trong đĩa

Hành vi này còn tệ hơn khua khoắng đũa, đó là việc dùng đũa không ngừng gẩy đĩa thức ăn, lựa chọn những miếng mình yêu thích. Ai có thói quen này cần bỏ ngay bởi dù là quy chuẩn thời xưa hay thời nay thì cũng mang ý nghĩa rất mất lịch sự, phản cảm. 

11. Gắp rơi vãi

Đây cách dùng đũa gắp thức ăn mà không được gọn gàng, dùng đũa khuấy gắp trong bát canh, lại làm vương vãi thức ăn trên bàn. Làm như vậy bị coi là rất thất lễ.

12. Rơi đũa xuống đất

Thời xưa, hành vi này cũng thuộc phạm vi đại kỵ bởi đánh rơi đũa xuống đất biểu hiện sự thất lễ nghiêm trọng. Bởi vì người Trung Quốc cho rằng, tất cả tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy, đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất. Ngày nay, tuy ít mang ý nghĩa tâm linh nhưng việc đánh rơi đũa cũng thể hiện sự hậu đậu, cẩu thả, cần rất chú ý.

13. Dùng đũa ngược

Cách dùng đũa ngược được gọi là "đảo lộn càn khôn", rất không thuận mắt. Bởi vì việc này đại diện cho việc một người không chu đáo, vì đói bụng nên cầm đũa ngược. Về mặt khoa học, việc này cũng không vệ sinh. Do đó, ngay cả khi gắp đồ ăn sống khi ăn lẩu, bạn cũng nên dùng một chiếc đũa khác, thay vì đổi đầu đuôi như thói quen của nhiều người.

Video liên quan

Chủ Đề