Tại sao cần phải xây dựng xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Lời mở đầuNhư chúng ta đã biết, một dân tộc chỉ thực sự bị diệt vong khi nền văn hóacủa họ biến mất. Vì thế việc gìn giữ và phát triển nền văn hóa của một quốc gialà vô cùng quan trọng.Đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội [CNXH], vìthế việc định xây dựng một nền văn hóa Xã hội Chủ nghĩa [XHCN] cũng là điềutất yếu, tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần củachế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tưtưởng, ý thức của xã hỗi cũ lạc hậu.Mặt khác, xây dựng nền văn hóa XHCN là một yêu cầu cần thiết trongviệc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng,sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thầnViệc bỏ qua Chủ nghĩa Tư bản [CNTB] để tiến tới CNXH của những ngườiđứng đầu đất nước là vô cùng đúng đắn nhưng lại gặp muôn vàn những khókhăn đến từ các nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Để xây dựng mộtnền văn hóa mang đậm tính XHCN trong thời điểm hiện tại lại càng khó khănhơn nữa.Để chống lại những tư tưởng đả phá nhà nước, đòi dẹp bỏ chế độ CNXHhiện tại, ta cần làm rõ vì sao việc quá độ lên CNXH là hoàn toàn đúng đắn, cụthể trong bài tiểu luận này là làm rõ được “Tính tất yếu phải xây dựng nền Vănhóa XHCN”.pg. 11. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩaa. Khái niệm văn hóa, nền văn hóaVăn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.Văn hóa là biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhấtđịnh.Khi nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người, chủ nghĩa MácLênin đã khái quát các loại hình hoạt động của xã hội thành hai hoạt động cơbản là “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”. Với ý nghĩa như vậy, theonghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: Văn hóavật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sảnphẩm vật chất.Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Văn hóatinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đờisống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.Như vậy, nói tới văn hoá là nói tới con người, tới việc phát huy nhữngnăng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiệnxã hội. Do vậy, văn hoá có mặt trong mọi hoạt động của con người, dù đó làhoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, hay trong tư tưởng, tinh thần...Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp.Điềukiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi giai cấp khác nhau, nhất là củagiai cấp thống trị là yếu tố quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau.Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóađược hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịchsử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển vàquyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.Kinh tế là cơ sở của nền văn hóa còn chính trị là yếu tố quy định khuynhhướng phát triển của nó, tạo nên ý thức hệ của nền văn hóa. Chính vì vậy, mộtnền chính trị lạc hậu tất yếu sẽ không tạo ra một nền văn hoá tiến bộ. Do đó, nềnvăn hoá của bất cứ thời kỳ nào của lịch sử cũng đồng thời có sự kế thừa, sử dụngnhững di sản của quá khứ và sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới.Trong xã hội có giai cấp và quan hệ giai cấp, các giai cấp thống trị củamỗi thời kỳ lịch sử đều in dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển của văn hoávà tạo ra nền văn hoá của xã hội đó, hình thành những giai đoạn khác nhau tronglịch sử phát triển văn hoá.b. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩaSự ra đời của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá trìnhphát triển của lịch sử, là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sảnpg. 2xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩahình thành.Chủ nghĩa xã hội được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chínhtrị [giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền]và tiền đềkinh tế [chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập], đócũng chính là những tiền đề hình thành nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.Vì thế, có thể khái quát: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hoáđược xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân,do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên vềđời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trởthành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.c. Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tưtưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủnghĩa.Thứ hai, là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắcthể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng xã hội mới và nềnvăn hóa mới xã hội chủ nghĩa.Thứ ba, là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác,dướisự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng Cộng sản, có sự quảnlý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hìnhthành một cách tự phát. Trái lại, nó phải được hình thành và phát triển một cáchtự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giaicấp công nhân. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, vớinền văn hoá xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hoá tinhthần của xã hội phát triển lệch lạc, mất phương hướng.2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩaTính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được xuấtphát từ những căn cứ sau1] Xuất phát từ tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòihỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuấttinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyếtđịnh phương thức sản xuất tinh thần. Do đó, khi phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa bị xoá bỏ, phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ra đời thì việcxây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời diễn ra nhằm thay đổibản chất của ý thức xã hội, xây dựng ý thức xã hội mới phù hợp với sự thay đổipg. 3về chất đã tạo ra với việc xác lập quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động.2] Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cảitạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóngnhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu.Mặt khác, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa còn là một yêu cầu cần thiếttrong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêudùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần. Đó là một nhiệm vụ cơ bản,phức tạp và lâu dài của quá trình xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa.Về thực chất đây chính là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, đấu tranh giữahai hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng vô sản trong quá trình phát triển xã hội.3] Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nângcao trình độ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động, khắc phục tình trạngthiếu hụt văn hóa. Đây là điều kiện cần thiết để đông đảo nhân dân lao độngchiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hoá của quầnchúng. Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ởnước Nga, V.I.Lênin chỉ ra ba kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, đó là bệnh kiêu ngạocộng sản, nạn mù chữ, nạn hối lộ và đồng thời ông cũng khẳng định rằng chỉ cólàm cho tất cả mọi người đều phải có văn hoá, phải nâng cao trình độ văn hoácủa quần chúng nhân dân thì mới có thể chiến thắng được kẻ thù đó một cáchcăn bản.4] Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầukhách quan, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trong xã hội xã hội chủnghĩa phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,vì sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Điều đó cho thấy văn hoá là kếtquả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời các nhân tố văn hoá cũngluôn gắn bó với đời sống kinh tế-xã hội và trở thành động lực của sự phát triểnkinh tế - xã hội. Nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa tạo những tiền đề quan trọngnâng cao phẩm chất, năng lực, học vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhândân lao động, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động v.v. Văn hoá xã hội chủnghĩa với nền tảng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành điều kiện tinhthần của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, là động lực và mục tiêu của chủnghĩa xã hội.3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩaa. Nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩaMột là, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hộimới.Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.pg. 4Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa.b. Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩaThứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấpcông nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lýcủa nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kếthợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọnlọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.Thứ tư, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào các hoạt động sángtạo văn hóa. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao độngchính là chủ thể sáng tạo và cũng là những người hưởng thụ những thành quảcủa văn hoá. Chính vì vậy, để phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân,Đảng và Nhà nước cần phải tổ chức thực hiện nhiều phong trào nhằm lôi cuốnđông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hoá.4. Thực trạng phát triển của nền văn hóa XHCN ở nước ta hiện naya. Thành tựuTrong điều kiện hiện nay đất nước ta đi lên XHCN , trải qua hơn 10 nămđổi mới cùng những thay đổi tích cực của nền kinh tế xã hội, văn hoá Việt Namcũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.Trước tiên phải xét đến lĩnh vực tư tưởng lối sống và đạo đức – trong lĩnhvực này chúng ta đi theo con đường chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh . Đây chính là con đường đúng đắn mà từ đây đã vậnh dụng và phát triểnsáng tạo cho nền văn hoá dân tộc . Có thể coi đây là kim chỉ nam cho hành độngcủa Đảng và Cách Mạng nước ta phát triển đúng hướng. Nhờ đó mà ý thức rènluyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng được nâng cao lên. Nhiều nhân tố mới vềgiá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức được hình thành.Không khí dân chủ gia tăng, nhiều việc làm hướng về cội nguồn trở thànhviệc làm quần chúng. Sự nghiệp giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuậtthu được rất nhiều thành quả. Trình đọ dân chúng nâng cao , học vấn của thế hệtrẻ mở rộng các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệthuật truyền thống được giữ gìn như : hội hoạ , sơn mầi , tuồng , cải lương …ngoài ra còn có thêm nhiều tác phẩm về đề tài cách mạng kháng chiến hay côngcuộc đổi mới . Số lượng và chất lượng giới văn nghệ sĩ ngày một nâng cao và cóxu thế dân tộc . Quan điểm sáng tác phục vụ cho đông đảo quần chúng nhândân, văn học nghệ thuật cho dân tộc thiểu số cũng được quan tâm đáng kể.Quan hệ hợp tác quốc tế được chú trọng, thông tin đại chúng phát triểnnhanh cả về số lượng và chất lượng như : Đài, Báo, Tivi, Internet… điều nàydần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nền văn hoá trong nướcpg. 5càng có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. Đồng thời cũng có thể giớithiệu bạn bè các nước trên trường quốc tế.b. Hạn chế - Nguyên nhân – Giải pháp- Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu là nhiều khuyết điểm yếu kém vànhững vẫn đề tiêu cực nảy sinh từ thực tiễn cần được giải quyết.Trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội nhữngnăm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hoá cònchưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đờisống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạpđặc biệt là trong giới trẻ, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏđến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân và sự phát triển củaquốc gia.Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hoá còn bị ônhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hoá mêtín dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng...Sản phẩm văn hoá và các dịch vụ văn hoá ngày càng phong phú nhưngvẫn rất thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng vànghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống. Có biểu hiện lúngtúng trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng trong lý luận - phêbình và sáng tác văn học nghệ thuật, trước những tác động ngày càng phức tạpcủa quá trình hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá.Xu hướng thương mại hoá, chạy theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phậnbáo chí, xuất bản, hoạt động văn hoá nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệuquả, đã làm giảm sút, hạ thấp các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ củavăn hoá.Việc xây dựng thể chế văn hoá, các văn bản quy phạm pháp luật, cácchính sách trên lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là chính sách về quan hệ giữa kinh tếvà văn hoá còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng củavăn hoá đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước.Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hoá - tinh thần ởnhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộcthiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệuquả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng miền, khuvực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.- Nguyên nhân: Những khuyết điểm, yếu kém nói trên do nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan, các nguyên nhân chủ quan là do:Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá chưa thật đầy đủ,các quan điểm chỉ đạo, phương hướng phát triển và các nhiệm vụ của văn hoápg. 6được xác định trong Nghị quyết chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc,việc tổ chức thực hiện còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ, không kiên quyết.Nhiệm vụ xây dựng văn hoá trong các cơ quan nhà nước chưa được triểnkhai tích cực, có nơi còn bị xem nhẹ; không ít cán bộ, đảng viên chưa nêu đượctấm gương văn hoá cho quần chúng.Trong tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Chậm thể chế hoá các quanđiểm, chủ trương lớn, bị động trước những khuynh hướng mới xuất hiện và mộtsố biến đổi phức tạp trên lĩnh vực văn hoá; chưa xây dựng được cơ chế, chínhsách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hoá trong cơ chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.- Giải pháp: Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đường hướng và mục tiêu:Trên cơ sở phân tích những thành tựu, những yếu kém của văn hoá và conngười ở nước ta thời gian đã qua, trong nghị quyết Đại hội X đầu năm 2006 củaĐảng đã chỉ rõ: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền vănhoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơnvới phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực củađời sống xã hội".Trên cơ sở thực tiễn xây dựng văn hoá những năm qua, Đảng ta đã xácđịnh ba lĩnh vực quan trọng, đó là đời sống văn hoá cơ sở những sản phẩm vănhoá đỉnh cao và những công trình văn hoá lớn tiêu biểu cho giai đoạn phát triểncông nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.Về đời sống văn hoá cơ sở trước hết cần tập trung, phát huy tinh thần tựnguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ, sáng tạo của nhân dân trong đời sốngvăn hoá. Đây là động lực lớn nhất đồng thời là nguyên nhân có tính quy định tạonên tính bền vững, chất lượng và hiệu quả của phong trào "Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hoá" hướng đến mục tiêu tạo nên môi trường văn hoá tốtđẹp, lành mạnh, phong phú cho mỗi người và cả cộng đồng.Thứ hai, đa dạng hoá các phương thức tổ chức phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hoá".Thứ ba, khuyến khích việc sáng tạo những sản phẩm văn hoá có giá trịcao về tư tưởng, nghệ thuật có ảnh hưởng và tác động tích cực, sâu sắc đến đờisống tinh thần của xã hội. Trên đây là hướng đi và mục tiêu cho sự nghiệp xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang khuynhhướng XHCN, đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và tương lai sắp tới.5. Ý kiến của bản thânTrong vấn đề này, cần đặc biệt chú trọng tầng lớp thanh niên, thiếu niên,đưa văn hóa, nghệ thuật đến với họ cũng như tạo điều kiện cho tầng lớp nàysáng tạo ra văn hóa. Đây là dối tượng có trình độ văn hóa, nhạy cảm với cái mới,tiếp cận nhanh với cách mạng và cũng là lực lượng làm chủ tập thể về văn hóapg. 7nghệ thuật, có nhiều hứa hẹn cho tương lai. Văn hóa, nghệ thuật chúng ta phảitrẻ, khỏe, đẹp, cho nên càng cần chú trọng phát huy quyền làm chủ tập thể củathanh, thiếu niên về văn hóa, nghệ thuật.Việc phát triển nền văn hóa theo khuynh hướng XHCN cũng đi liền vớiđó là phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới có nền vănhóa của riêng mình. Chúng ta cần gìn giữ những nét văn hóa văn hiến ngàn năm.Một nền văn hóa lâu đời đậm đà biểu tượng của dân tộc Việt chúng ta. Khi tất cảđã mất, văn hóa là cái sẽ còn lại, và nó là cái để phân biệt dân tộc này với dântộc kia. Vì vậy, nếu chúng ta đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, có khác gìchúng ta là những người mất nước ?Theo tôi cố gắng học tập thật tốt là một công dân tốt có tư tưởng chính trịvững vàng trước những tác động xấu từ bên ngoài, yêu nước, yêu CNXH, họctập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Kế thừa và phát huy truyền thốngquí báu của dân tộc, mang những nét văn hóa của Việt Nam giới thiệu với bạnbè thế giới. Giáo dục thế hệ trẻ phải biết tự hào với truyền thống quê hương.CNXH lý tưởng phải đầy đủ các yếu tố dân chủ, tự do, công bằng, pháptrị, phồn vinh, văn minh, phúc lợi xã hội. Nhiều nước TBCN đã vượt xa chúngta về một vài chỉ số, vì vậy việc kiên quyết đi theo con đường XHCN của đấtnước ta quả thực là một thách thức rất lớn nhưng bắt buộc phải làm nếu khôngmuốn bị lạc hậu thêm nữa, phải có bước đại nhảy vọt như vậy để từng bước bắtkịp với các nước trên thế giới, tất cả các mặt như văn hóa, kinh tế, chính trị đềuphải đi theo con đường CNXH.Vì vậy, theo quan điểm của cá nhân, cũng với những phân tích ở trên, tôikhẳng định rằng việc nước ta xây dựng nền Văn hóa XHCN là điều tất yếu.6. Tổng kếtVăn hoá là của con người, chỉ có ở con người. Văn hoá, đối với một conngười, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, cấtcách và bản lĩnh của dân tộc. Việc xây dựng một nền văn hóa XHCN là tất yếu.Tiền đồ của dân tộc ta vô cùng xán lạn. Tiền đồ của nền văn hóa xã hộichủ nghĩa nước ta vô cùng rạng rỡ. Những nhiệm vụ của chúng ta trong nhiềunăm sắp tới là hết sức nặng nề. Mọi hoạt động văn hóa phải hướng vào nhiệm vụtrung tâm là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những đặctrưng nổi bật là yêu lao động, làm chủ tập thể, yêu chủ nghĩa xã hội và có tinhthần quốc tế vô sản. Trước mắt chúng ta cần tập trung phục vụ các phong tràocách mạng của quần chúng, nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lầnthứ hai, chủ yếu là các phong trào lao động sản xuất trong nông nghiệp.Để bảo đảm cho văn hóa, văn nghệ nước ta phát triển đúng hướng, cầntăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa, văn nghệ. Văn hóapg. 8là vũ khí chính trị, tư tưởng, là công cụ đấu tranh giai cấp, gắn liền với nềnchuyên chính vô sản. Đảng phải lãnh đạo toàn bộ công tác văn hóa, văn nghệ, đólà một tất yếu tuyệt đối. Bởi vì chủ nghĩa xã hội nhất định phải chiếm lĩnh trậnđịa tư tưởng và văn hóa, chiếm lĩnh toàn bộ lĩnh vực hoạt động và sáng tạo tinhthần, một địa hạt rộng lớn, quan trọng, phức tạp của đời sống xã hội. Toàn bộnền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa phải thấm nhuần thế giới quan mác-xít vànhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi với nền vănhóa mới của nó, khi nó đấu tranh không điều hòa với những quan điểm tư tưởngthù địch và lạc hậu. Hoạt động của văn hóa phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,phục vụ cho mục tiêu phấn đấu của Đảng thì mới phát triển đúng hướng, phụcvụ lợi ích thiết thực của nhân dân và của đất nước.pg. 9

Video liên quan

Chủ Đề