Sưng amidan phải làm sao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Thái đã có hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ.

Viêm Amidan hốc mủ là khi Amidan bị viêm mãn tính. Bệnh nếu không chữa sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm Amidan hốc mủ. Vậy, viêm Amidan hốc mủ có nên cắt không?

Trường hợp thứ nhất bệnh viêm Amidan hốc mủ nên thực hiện việc cắt Amidan đó là nếu bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài không dứt; mặc dù đã điều trị bằng nội khoa nhưng mà không mang lại được kết quả. Cơn đau, tình trạng khó chịu, triệu chứng vẫn xuất hiện. Lúc này khi đi khám lại, các bác sĩ có thể đưa ra yêu cầu nên cắt viêm Amidan hốc mủ.

Thứ 2 là bệnh tái phát nhiều lần đồng thời gây ra tình trạng viêm hạch cổ.

Thứ 3 là áp xe quanh Amidan và phải nhập viện để điều trị.

Thứ 4 là bệnh biến chuyển sang giai đoạn nặng, làm tắc cả đường hô hấp trên, bệnh nhân khó nuốt, khó thở, ngủ không yên, ngáy, ....

Thứ 5 là bệnh nặng và gây ra các biến chứng như viêm xoang hay viêm tai, viêm thanh quản,.....

Thứ 6 là Viêm Amidan nhưng lại làm sưng hạch cổ, người bệnh cần liên hệ bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư Amidan, rất nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua.

Amidan đóng vai trò bảo vệ vòm họng trước những vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh. Vì thế không phải trường hợp nào bị Viêm amidan hốc mủ cũng thực hiện cắt Amidan. Chỉ trong những trường hợp bắt buộc thì mới nên cắt bỏ. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh.

Amidan tuy dễ viêm nhưng cũng là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuỳ tiện cắt bỏ không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại hậu quả lâu dài như:

  • Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể [đặc biệt là ở trẻ < 5 tuổi]
  • Người trung niên trên 45 tuổi cắt Amidan dễ bị chảy máu do Amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
  • Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt Amidan.
  • Nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt Amidan rồi thì sẽ không không bao giờ bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm Amidan hốc mủ nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản cũng gây mệt mỏi, nguy hiểm không kém.

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

Hiện nay, ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh viêm Amidan hốc mủ gây khó khăn sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào từng mức độ phát triển của bệnh mà có những phương thức điều trị như sau:

2.1. Điều trị bằng thuốc tây y

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống lại các tác nhân gây bệnh bình thường do sự ức chế tổng hợp màng tế bào gắn vào một số protein đích yếu khiến những ký sinh trùng không thể hoạt động được.
  • Nếu nghi ngờ viêm Amidan hốc mủ do nguyên nhân liên cầu Beta tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm Alpha-choay, amitase.
  • Thuốc giảm ho.

Điều trị tại chỗ:

  • Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%, ....
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine, ....

Với viêm Amidan hốc mủ mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết có chỉ định cắt Amidan.

Cùng với thuốc kháng sinh bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm nhằm giảm viêm nhiễm, hỗ trợ làm các dấu hiệu bệnh Amidan hốc mủ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc: thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm phù nề, giảm ho,...

Cùng với thuốc kháng sinh bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm nhằm giảm viêm nhiễm, hỗ trợ làm các dấu hiệu bệnh amidan hốc mủ nhanh chóng biến mất

Với giai đoạn bệnh nhẹ, việc dùng thuốc tây y hay thuốc dân gian chữa viêm amidan hốc mủ sẽ mang lại hiệu quả bằng cách giảm thiểu triệu chứng. Từ ngày xưa, ông bà ta đã biết cách sử dụng những bài thuốc đông y để điều trị chữa khỏi nhiều bệnh tật. Có thể chữa viêm Amidan tại nhà hiệu quả bằng những bài thuốc dưới đây.

  • Bài thuốc sử dụng Thổ phục linh, Dã cúc hoa, Bạc hà, Sinh cam thảo, kim ngân hoa, Bắc sa sâm sắc cùng 600ml nước chia ra thành 4-6 lần để ngậm và súc miệng trong ngày, mỗi ngày 1 thang sử dụng liệu trình 15 thang thuốc thì sẽ có hiệu quả tích cực.
  • Bài thuốc: Huyền sâm, Kinh giới, Liên kiều, Xích thược, Bạch cương tàm, Tang bì, Bạc hà. Thực hiện bằng cách sắc cùng 1 lít nước đến khi nước chỉ còn một nửa thì chia thành 4 phần uống hết trong ngày, sử dụng đều đặn trong 15 ngày sẽ khỏi.
  • Bài thuốc: Ngân hoa, Ngưu bàng tử , Bạc hà, Hoàng cầm, Cam thảo, Mã thầy sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc có thể áp dụng điều trị cho cả trẻ em và người lớn.

Tóm lại khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu, biểu hiện lạ nào; bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Chẩn đoán bệnh sớm, phát hiện sớm. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sẽ giải quyết bệnh tật được hiệu quả, nhanh chóng.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm Amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Đặng Thị Thùy Trang - chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Amidan hoạt động như một “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi sinh vật qua đường hô hấp nên dễ bị sưng, viêm. Viêm amidan thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh lý cũng xuất hiện trên người lớn, và biểu hiện với tình trạng tái phát và kéo dài dai dẳng, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Amidan là tên gọi của một hệ thống tổ chức lympho, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi phát hiện thấy vi khuẩn, cơ quan này lập tức bắt lấy, tạo ra kháng thể hoặc tiến hành thực bào bằng các men sinh hóa để tiêu diệt chúng, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong.

Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ em thuộc độ tuổi học đường [5-15 tuổi]. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công vùng mũi họng, amidan phải hoạt động quá mức chống lại, từ đó xuất hiện phản ứng viêm, biểu hiện là tình trạng bị sưng, đỏ, đau.

Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm xung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái

Amidan được hình thành từ lúc mới sinh ra, hoạt động mạnh mẽ nhất trong những năm đầu đời với chức năng miễn dịch tại chỗ vùng họng miệng. Đến sau tuổi dậy thì, hệ thống miễn dịch tại các cơ quan khác đã hoàn chỉnh, các tổ chức amidan sẽ teo dần và thoái hóa. Tuy nhiên, không nên chủ quan, cho rằng viêm amidan sẽ không gặp ở người lớn, bởi nếu cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng tái đi tái lại, do môi trường ô nhiễm hoặc hệ thống miễn dịch kém, amidan bị kích hoạt dẫn đến quá trình viêm mạn tính kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Tuy với tỷ lệ thấp hơn nhưng viêm amidan ở người lớn cũng thường gặp với hình thức các đợt viêm amidan cấp tính trên nền viêm mạn tính thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên [viêm quá phát] hoặc không [viêm xơ teo].

Các tác nhân gây viêm amidan có thể là vi khuẩn như liên cầu tan huyết β nhóm A, S.pneu hemophillus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí; virus như cúm, sởi, ho gà...

Nếu có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, nhạy cảm với thời tiết thay đổi đột ngột [nhiệt độ giảm nhanh khi mưa gió, độ ẩm cao...], môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây viêm amidan ở người lớn.

Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém, có các ổ viêm nhiễm vùng họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang... sẽ là nơi ẩn náu và phát triển của vi khuẩn, gây viêm amidan kéo dài.

Liên cầu là tác nhân gây viêm amidan

Triệu chứng viêm amidan ở người lớn cũng tương tự như ở trẻ nhỏ nhưng mức độ có thể ít rầm rộ hơn. Tuy nhiên, trong các đợt cấp tính, người bệnh vẫn có thể thấy cảm giác lạnh run sau đó là sốt cao với thân nhiệt có thể lên đến 39-40 độ C. Đồng thời, bệnh nhân còn thấy lừ đừ, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, nuốt vướng, nuốt đau, chán ăn.

Đi khám soi họng thấy khối amidan sưng to và đỏ hai bên vòm họng, có khi che gần hết đường giữa. Đôi khi còn thấy trên bền mặt hai amidan sưng đỏ là những chấm mủ trắng, dễ bong tróc và rất hôi.

Đối với trường hợp viêm amidan mạn tính, ngoài các đợt tái phát cấp tính như trên, bệnh nhân thường có thể trạng gầy yếu, xanh xao và thường sốt âm ỉ về chiều. Đôi khi bệnh nhân đến khám vì ho, khàn tiếng, cảm giác nuốt vướng, nuốt đau kéo dài ở họng như có dị vật trong họng, hơi thở thường nặng mùi dù vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Một số ít lại biểu hiện khò khè, ngủ ngáy to nên dễ lầm tưởng với các bệnh lý khác. Chỉ phát hiện được nguyên nhân là tại amidan nếu soi thấy nhiều khe và hốc, chứa đầy mủ trắng giống chất bã đậu trên bề mặt amidan.

Không như trẻ em, do hệ thống miễn dịch tại các cơ quan đã hoàn thiện hơn, viêm amidan ở người lớn nhìn chung có tiên lượng nhẹ nhàng hơn và vốn chỉ gây bất tiện, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị đúng và kịp thời, viêm amidan ở người lớn vẫn có thể diễn tiến nặng nề và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu quá trình viêm nhiễm chỉ khu trú tại chỗ, viêm amidan sưng phồng to có thể gây loét khe amidan, viêm loét lan ra xung quanh amidan và thành bên họng. Nếu dịch viêm lan rộng hơn, amidan không còn là cơ quan giữ chức năng bảo vệ cho cơ thể nữa mà trở thành ổ viêm nhiễm đáng báo động, gây viêm hạch cổ, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh - khí - phế quản, viêm phổi.

Không chỉ như vậy, amidan còn là "cửa vào" của một số vi khuẩn hay virus có độc tính rất cao, làm viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm não, viêm màng não... Nếu vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết và điều trị không đáp ứng với kháng sinh thì người bệnh rất dễ rơi vào sốc nhiễm trùng và tử vong.

Tóm lại, tuy ít gặp nhưng viêm amidan ở người lớn lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng nhiễm trùng không kiểm soát. Do đó, cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hầu họng, không được chủ quan mà nên thăm khám sớm khi có các dấu hiệu của bệnh và tuân thủ điều trị là việc cần thiết để chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Amidan có đốm hạt trắng là bị gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề