Quản trị sản xuất và tác nghiệp là gì

 Quản trị sản xuất là một lĩnh vực ra đời từ rất sớm gắn liền với sự đi lên và phát triển của văn minh con người. Kỉ nguyên công nghiệp bắt đầu ở châu Âu đã mở đường cho quản trị sản xuất trở thành những môn khoa học mang tính học thuyết, góp phần đưa trình độ sản xuất của con người lên một tầm cao mới. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, quản trị sản xuất có những vai trò gì?

Quản trị sản xuất là gì?

Để hiểu được vai trò của quản trị sản xuất trước hết cần hiểu được khái niệm của nó. Quản trị sản xuất bao gồm các hoạt động tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm chuyển hoá thành kết quả ở đầu ra là sản phẩm và dịch vụ với chi phí sản xuất thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp thì quá trình sản xuất có khả năng tạo ra hiệu quả lớn nhất. Vì quá trình sản xuất trực tiếp sử dụng các yếu tố sản xuất, nên nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp. Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm soát hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Hay nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định

Vai trò của quản trị sản xuất

Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất  là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra. Hoàn thiện quản trị sản xuất tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị được hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và  các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp.

Các phân hệ trong hệ thống doanh nghiệp được hình thành và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát của toàn hệ thống đã đề ra. Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất và tác nghiệp, tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường với chi phí thấp nhất. Ngược lại sản xuất là cơ sở duy nhất tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho chức năng Marketing. Sự phối hợp giữa quản trị sản xuất và marketing sẽ tạo ra hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, giảm lãng phí về nguồn lực và thời gian. Chức năng tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và tác nghiệp; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp. Kết quả của quản trị sản xuất tạo ra, làm tăng nguồn và đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, giữa các phân hệ trên có những mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng, về giá cả. Trong khi các cán bộ marketing đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có những giới hạn về công nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng do những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược lại nhiều khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản xuất không được bộ phận tài chính cung cấp kịp thời. Những mâu thuẫn đôi khi là khách quan, song cũng có khi do những yếu tố chủ quan gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản là phải tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các chức năng trên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp đề ra

Từ khi ra đời, quản trị sản xuất đã trở thành một vấn đề quan trọng sống còn của một doanh nghiệp hay bất kì chủ thể kinh tế nào. Quản trị sản xất chính là một trong những biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.  

Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ - www.tuvanhotro.vn

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài và doanh nghiệp cũng lại được cấu thành bởi nhiều bộ phận với những chức năng riêng biệt. Muốn đạt được các mục tiêu của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành như sản xuất, marketing, tài chính, nhân lực. Theo tiếp cận thế chân kiềng của doanh nghiệp thì sản xuất cùng với marketing và tài chính được xác định là 3 trục cơ bản. Sản xuất là một phân hệ chính có vai trò quyết định trong việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp. Quản trị hệ thống sản xuất là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp. Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu bảo đảm cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vưng và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Sản xuất hoặc tác nghiep bao gồm các hoạt động mua, dữ trữ, biến đổi đầu vào thành đầu ra cũng như các hoạt động bảo dưỡng; bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất. Trong đó, hoạt động chế biến là hoạt động cốt lõi của mọi hệ thống sản xuất. Thực chất quá trình chế biến là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra.

Quản trị sản xuât/tác nghiep là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiếm soat hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuât đề ra.

Dưới nhãn quan hệ thống, sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuât được thể hiện qua hình 1.1

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống sản xuât/tác nghiệp

Bộ phận trung tâm của hệ thống sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến,chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra gồm hàng hóa hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì được xác định là bộ phận hạt nhân của hệ thống sản xuất, do đó kêt quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản trị quá trình biến đổi này.

Các yếu tố đầu vào rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, thông tin khách hàng,… Chúng là những nguồn lực cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuât nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiep có hiệu quả đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.

Đầu ra thường bao gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dangkhó nhận biết một cách cụ thể như của hoạt động sản xuất.Ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất/cung ứng dịch vụ còn có một số phụ phẩm khác có ích hoặc không có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí lớn cho việc xử lý, giải phóng chúng, nhất là trong yêu cầu phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn phế phẩm, chất thải các loại…

Thông tin ngược lại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiep. Những thông tin này cho biết tình hình thực tế diễn ra như thế nào? Từ đó sẽ giúp nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý trong quản trị.

Các đột biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất, đôi khi làm cho sản xuất không thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thanh đổi về chính sách, thị hiếu của khách hàng thay đổi…

Nhiệm vụ của quản trị sản xuất/tác nghiệp là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu. Đó chính là phải tạo ra giá trị gia tăng cho doanh ngiệp. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng tạo ra động cơ phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Với xã hỗi tạo ra ngày cang nhiều giá trị gia tăng sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy của cải cho một xã hội ngày càng giàu có và phat triển.

                                                   Giáo trình Quản trị tác nghiệp

TS.Trương Đức Lực – THS. Nguyễn Đình Trung[ Đồng chủ biên]

Quantri.vn  biên tập

Video liên quan

Chủ Đề