Chiến trường chính và vùng sau lưng địch là gì

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Vùng sau lưng địch làchiến trường sau lưng địch, đó là khu vực địch đã chiếm và kiểm soát tình hình tại địa bàn đó.

Theo mik là vậy. Nếu sai mong bạn thông cảm

Chúc bạn học tốt !!!

Điểm chung về hoạt động quân sự của...

0

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu -đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
bao vây, đánh lấn và đánh công kiên. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.

Nam Bộ - chiến trường sau lưng địch

Bộ đội và du kích ở chiến trường Nam Bộ đã làm rối loạn hậu phương địch, góp phần cô lập địch ở Điện Biên Phủ

Sáng 5-5, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Bảo tàng TPHCM, Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường Nam Bộ”. Hội thảo đã nhận được 120 tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử.

Tiêu hao, kìm chân địch

Trong cuộc tái xâm lược Đông Dương sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, thực dân Pháp chọn Nam Bộ làm bàn đạp, hậu phương cho cuộc chiến. Theo PGS-TS Ngô Văn Lệ, ở Nam Bộ từ đầu năm 1947 đến giữa năm 1953 đã diễn ra một số trận đánh chủ lực, như Tầm Vu, La Ngà, Sóc Xoài..., lối đánh đặc công và biệt động đã xuất hiện như một sáng tạo mới ở chiến trường Nam Bộ. Để phá tan kế hoạch tập trung quân của Navarre, ngoài những chiến trường trọng điểm có các đơn vị chủ lực mạnh, hoạt động làm phân tán lực lượng cơ động của địch, chia cắt và kìm chân địch, bộ đội địa phương và du kích Nam Bộ hoạt động làm rối loạn hậu phương địch, khiến địch không thể đem quân chi viện cho các chiến trường khác. TS Lê Hữu Phước cho biết thêm: “Trong mùa khô 1953-1954, tại các vùng du kích và vùng tạm chiếm, các lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ đã đánh 2.133 trận, tiêu diệt và bứt rút 197 đồn bót tháp canh, thu nhiều chiến lợi phẩm...”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu Quân đội VN giao: “Nam Bộ là chiến trường sau lưng địch, có nhiệm vụ tiêu hao địch, kìm chân địch, bồi dưỡng ta lớn mạnh” [22-1-1953].

Kháng chiến và xây dựng hậu phương kháng chiến

Trung tướng - TS Nguyễn Thới Bưng cho rằng, nhiệm vụ chiến lược của cả nước trong Đông Xuân 1953-1954, Nam Bộ nói chung và Phân liên khu miền Đông Nam Bộ nói riêng là chiến trường phối hợp. Theo PGS-TS Võ Văn Sen, một trong những quy luật cơ bản quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp là vừa kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương kháng chiến một cách toàn diện. Và chúng ta đã có hệ thống địa đạo Phú Thọ Hòa, An Phú Đông, có hệ thống phòng thủ hữu hiệu mà nhân dân sáng tạo ra là “hệ thống kiên cố cản” [đắp cản, rào sông, tạo chướng ngại vật không cho tàu địch tiến công căn cứ]...

Chính sự hoạt động bền bỉ, liên tục, rộng khắp này đã góp phần cô lập địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành công tác chuẩn bị để mở màn trận quyết chiến chiến lược, cùng cả nước dốc sức cho Điện Biên Phủ toàn thắng.

Thiếu tướng - GS-TS Huỳnh Nghĩ khẳng định, đòn đánh ác hiểm sau lưng địch là đòn chiến lược phối hợp đã khiến Navarre rất lo sợ, buộc chúng phải để một số quân cơ động đối phó lại các cuộc tiến công của ta ở đồng bằng.

VU GIA

Các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập tiến sâu vào vùng Pháp chiếm đóng, cùng cán bộ và nhân dân địa phương xây dựng cơ sở kháng chiến. Lực lượng vũ trang [LLVT] ba thứ quân đã được xây dựng hoàn chỉnh, gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong các vùngtạm bị địchchiếm, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, thị xã.

Về phía thực dân Pháp, sau một thời gian đối phó với các cuộc tiến công của ta ở trung du, Đường số 18 và Hà-Nam-Ninh, chúng tăng cường chiến tranh tổng lực, đánh phá dữ dội cơ sở kháng chiến trong vùng tạm chiếm, cướp đoạt tài sản, giành giật nhân lực, vật lực, chống lại chiến tranh du kích, gây cho ta nhiều khó khăn mới. Các căn cứ du kích và khu du kích của ta ở đồng bằng bị đánh phá nặng nề; nhiều vùng bị chúng chiếm đóng trở lại. Hàng nghìn vị trí, tháp canh của địch được dựng khắp nơi. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong vùngtạm bị địchchiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Bộ đội chủ lực Chiến khu 2 huấn luyện quân sự cho du kích tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu

Trước tình hình trên, Hội nghị Trung ương II [khóa II] của Đảng [họp từ ngày 27-9 đến 5-10-1951] tập trung bàn về "nhiệm vụ và phương châm công tác trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích". Hội nghị chia vùng sau lưng địch thành vùng tạm chiếm và vùng du kích, hoạt động theo hai phương châm: Vùng tạm bị địch chiếm lấy xây dựng cơ sở, đấu tranh chính trị và kinh tế làm chính; vùng du kích lấy đấu tranh vũ trang làm chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế. Có 3 công tác chính: Dân vận, vận động ngụy binh và đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân vận là gốc của mọi công tác.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương II, quân và dân trong cả nước đẩy mạnh hoạt động, chuyển hướng mạnh mẽ công tác tác chiến trong vùng sau lưng địch, phối hợp chặt chẽ chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, giành thắng lợi mới.

Để đối phó với ta, quân Pháp muốn có một thắng lợi quân sự để xoa dịu dư luận, trấn an tinh thần binh sĩ, vừa để tranh thủ viện trợ của Mỹ, nên đã vạch ra kế hoạch quân sự, mở cuộc hành quân Lotus đánh chiếm Hòa Bình-Đường 6-Sông Đà-Ba Vì.

Ngày 24-11-1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh địch trên cả hai mặt trận: Chính diện [Hòa Bình] và sau lưng địch [trung du và Đồng bằng Bắc Bộ]. Lực lượng tham gia đánh địch ở mặt trận Hòa Bình có 3 đại đoàn [308, 312 và 304]; ở mặt trận sau lưng địch có 2 đại đoàn [316 và 320]. Ngoài ra, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng được điều động phối hợp.

Sau hơn hai tháng chiến đấu [từ ngày 10-12-1951 đến 25-2-1952], trên cả hai mặt trận, quân và dân ta đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình-sông Đà. Chiến thắng này giúp ta mở rộng các căn cứ du kích và nối liền thành một thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông, hình thành các vùng căn cứ du kích, khu du kích liên hoàn giữa các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường Bình-Trị-Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, phát triển lực lượng kháng chiến, mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ, làm thay đổi cục diện chiến trường theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta.

Sau khi thất bại trong Chiến dịch Hòa Bình, thực dân Pháp huy động lực lượng chủ lực mở các cuộc càn quét ở vùng chúng tạm chiếm trong suốt 5 tháng liền với hy vọng cứu vãn nguy cơ ở đồng bằng. Quy mô các cuộc càn quét lần này rất lớn. Riêng trong chiến dịch Mercure [Thủy ngân], từ ngày 25-3 đến ngày 26-4-1952, đánh vào vùng Tây Nam tỉnh Thái Bình, thực dân Pháp sử dụng tới 5 binh đoàn [tương đương 20 tiểu đoàn bộ binh], 2 tiểu đoàn cơ giới cùng với hỏa lực pháo, tàu chiến, ca nô và một số quân dù bao vây càn quét khu vực 4 huyện: Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần huyện Vũ Tiên, nơi đặt cơ quan của Bộ tư lệnh Đại đoàn 320 và Tỉnh ủy Thái Bình. Nắm chắc tình hình, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống bắt thanh niên vào lính, mở rộng cơ sở kháng chiến.

Tác chiến trong vùng địch hậu là một trong những sáng tạo nghệ thuật tác chiến hết sức tài tình của Đảng ta, nhờ đó đã từng bước đẩy lùi, tiến tới đánh bại hoàn toàn đội quân xâm lược nhà nghề, có vũ khí trang bị hiện đại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Nghệ thuật tác chiến này vẫn giữ nguyên giá trị cho công cuộc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

PGS, TSHOÀNG MINH THẢO

Video liên quan

Chủ Đề