Sự phủ định biện chứng theo hình thức nào năm 2024

- Tính khách quan: Phủ định biện chứng là phủ định tự thân, nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật.

Ví dụ: Vòng đời của cây táo; Vòng đời của con bướm [không phụ thuộc vào ý chí của con người] - Tính phổ biến: Phủ định biện chứng diễn ra trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy. Ví dụ : Cộng sản nguyên thủy thay thế bởi chế độ chiếm hữu nô lệ. - Tính đa dạng và phong phú: Thể hiện trong nội dung và hình thức của sự phủ định. - Tính kế thừa: Phủ định biện chứng là sự phủ định mà mãi mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị tính cực của cái cũ, bổ sung thêm những cái mới phù hợp Ví dụ: Con cái ảnh hưởng, kế thừa hình dáng, phong cách, lối sống từ bố mẹ

[1] Quá trình vận động và phát triển của các sự vật luôn hàm chứa sự kế thừa biện chứng - Kế thừa có hai có hai loại: kế thừa biện chứng và kế thừa siêu hình: + Kế thừa siêu hình: là giữ lại nguyên si những đặc điểm, thuộc tính mà bản thân sự vật có ở giai đoạn phát triển trước, không bỏ đi bất cứ yếu tố nào + Kế thừa biện chứng: là sự chọn lọc, giữ lại và cải tạo những đặc điểm, thuộc tính còn thích hợp cho sự phát triển của sự vật, đồng thời bổ sung những yếu tố tích cực mới làm cho sự vật phát triển ở trình độ cao hơn, tiến bộ hơn. [2] Quá trình vận động, phát triển của sự vật là một quá trình phủ định của phủ định, nghĩa là phải trải qua nhiều lần phủ định. - Sau hai lần phủ định hoặc nhiều hơn hai lần phủ định thì sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Một chu kỳ phát triển của sự vật được hoàn thành đồng thời mở ra một chu kỳ tiếp phát triển theo. - Cái khẳng định -> Phủ định lần 1 -> Phủ định lần 2 -> Phủ định lần 3... \=> Sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Ví dụ: Hạt lúa là cái khẳng định, hạt lúa phát triển thành cây lúa => Cây lúa là cái phủ định [lần 1]. Cây lúa vận động, phát triển trổ bông. => Bông lúa

-Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu

của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn

ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu

trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc

nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên

trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn

của sự phát triển.

-Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái

ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn

non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì

vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần có nhận thức đúng về cái mới và có thái độ

đúng đối với cái mới đồng thời chủ động phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát

triển.

-Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa

những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ "hư vô chủ nghĩa", "phủ định sạch trơn".

Liên hệ thực tiễn: Sự phát triển của xã hội Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy xa xưa đến thời

kỳ đi theo thể chế chủ nghĩa xã hội là một quá trình phát triển tất yếu. Những phong tục tập

quán, điều lệ xưa cũ, nề nếp ăn ở từ thời tiền sử, qua thời gian sẽ ngày càng trở nên lạc

hậu, cũ, bị lãng quên hoặc thậm chí bị cho là sai trái. Một số hủ tục như tảo hôn hay hôn

nhân cận huyết thậm chí còn bị coi là vi phạm pháp luật. Theo chiều phát triển của xã hội,

nhận thức con người thay đổi, phong tục tập quán lạc hậu dần bị bãi bỏ, trong khi đó những

truyền thống văn hóa tốt đẹp tiếp tục được lưu truyền, tiếp nối cho đến tận ngày hôm nay.

Phủ định biện chứng

● Khái niệm:

+ Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận

động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải

bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

+ Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề

phát triển của sự vật.

Ví dụ: quá trình “hạt giống nảy mầm”. Cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ

định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát

triển.

● Vai trò và đặc trưng của phép phủ định biện chứng

-Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển: Phủ định biện chứng giữ vai trò

tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự

thân phủ định – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định

đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó,

tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua

được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.

-Đặc trưng của phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là

sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát

triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó

của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ

định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố

nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có

thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.

Chủ Đề