Số nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là

Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức có dạng: ax + by = c, trong đó a, b, c là các số đã biết [trong đó a ≠ 0 hoặc b ≠ 0 ].

2. Tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c kí hiệu là [d].

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Tìm điều kiện của tham số để một cặp số cho trước là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.

Phương pháp:

Nếu cặp số thực [x0, y0] thỏa mãn ax+by=c thì nó được gọi là nghiệm của phương trình ax+by=c.

Dạng 2: Viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn tập nghiệm trên hệ trục tọa độ.

Phương pháp:

Xét phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by=c

1. Để viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình, trước tiên ta biểu diễn x theo y [ hoặc y theo x ] rồi đưa ra công thức nghiệm tổng quát.

2. Để biểu diễn tập nghiệm của phương trình trên mặt phẳng tọa độ, ta vẽ đường thẳng d có phương trình ax+by=c.

Dạng 3: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương pháp:

Để tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by=c, ta làm như sau:

Bước 1: Rút gọn phương trình, chú ý đến tính chia hết của các ẩnBước 2: Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ theo ẩn kia.Bước 3: Tách riêng giá trị nguyên ở biểu thức của xBước 4: Đặt điều kiện để phân bố trong biểu thức của x bằng một số nguyên t , ta được một phương trình bậc nhất hai ẩn y và t.

- Cứ tiếp tục như trên cho đến khi các ần đều được biểu thị dưới dạng một đa thức với các hệ số nguyên.​

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 [trang 7 SGK Toán 9 Tập 2]:

Lời giải

a] Xét cặp [-2; 1]. Thay x = -2 ; y = 1 vào phương trình 5x + 4y = 8 ta được :

5x + 4y = 5.[-2] + 4.1 = -10 + 4 = -6 ≠ 8

⇒ cặp số [-2; 1] không là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

Xét cặp[0; 2]. Thay x = 0 ; y = 2 vào phương trình 5x + 4y = 8 ta được

5x + 4y = 5.0 + 4.2 = 8

⇒ cặp số [0; 2] là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

Xét cặp [-1; 0]. Thay x = -1 ; y = 0 vào phương trình 5x - 4y = 8 ta được:

5x + 4y = 5.[-1] + 4.0 = -5 ≠ 8

⇒ cặp số [-1; 0] không là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

Xét cặp [1,5 ; 3]. Thay x = 1,5 ; y = 3 vào phương trình 5x + 4y = 8 ta được

5x + 4y = 5.1,5 + 4.3 = 7,5 + 12 = 19,5 ≠ 8

⇒ [1,5; 3] không là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

Xét cặp [4;-3].Thay x = 4 ; y = -3 vào phương tình 5x + 4y = 8 ta được:

5x + 4y = 5.4 + 4.[-3] = 20 – 12 = 8

⇒ [4; -3] là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

Vậy có hai cặp số [0; 2] và [4; -3] là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8.

b] Xét cặp số [-2; 1].Thay x = -2 ; y = 1 vào phương trình 3x + 5y = -3 ta được:

3x + 5y = 3.[-2] + 5.1 = -6 + 5 = -1 ≠ -3

⇒ [-2; 1] không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3.

Xét cặp số [0; 2] . Thay x = 0 ; y = 2 vào phương trình 3x + 5y = -3 ta được:

3x + 5y = 3.0 + 5.2 = 10 ≠ -3

⇒ [0; 2] không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3.

Xét cặp [-1; 0].Thay x = -1 ; y = 0 vào phương trình 3x + 5y = -3 ta được:

3x + 5y = 3.[-1] + 5.0 = -3

⇒ [-1; 0] là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3. .

Xét cặp [1,5; 3]. Thay x = 1,5 ; y = 3 vào phương trình 3x + 5y = -3 ta được:

3x + 5y = 3.1,5 + 5.3 = 4,5 + 15 = 19,5 ≠ -3

⇒ [1,5; 3] không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3.

Xét cặp [4; -3]. Thay x = 4 ; y = -3 vào phương trình 3x + 5y = -3 ta được:

3x + 5y = 3.4 + 5.[-3] = 12 – 15 = -3

⇒[4; -3] là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3.

Vậy có hai cặp số [-1; 0] và [4; -3] là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3.

Bài 2 [trang 7 SGK Toán 9 Tập 2]:

Lời giải

a] 3x – y = 2 [1]

⇔ y = 3x – 2.

Vậy phương trình có nghiệm tổng quát là [x; 3x – 2] [x ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình [1] là đường thẳng y = 3x – 2 [Hình vẽ].

+ Tại x = \[ \frac{2}{3} \] thì y = 0 ⇒ đường thẳng y = 3x – 2 đi qua điểm [ \[ \frac{2}{3} \] ; 0].

+ Tại x = 0 thì y = -2 ⇒ đường thẳng y = 3x – 2 đi qua điểm [0; -2].

Vậy đường thẳng y = 3x – 2 là đường thẳng đi qua điểm [ \[ \frac{2}{3} \] ; 0] và [0; -2].

b] x + 5y = 3 [2]

⇔ x = 3 – 5y

Vậy phương trình có nghiệm tổng quát là [3 – 5y; y] [y ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của [2] là đường thẳng x + 5y = 3.

+ Tại y = 0 thì x = 3 ⇒ Đường thẳng đi qua điểm [3; 0].

+ Tại x = 0 thì \[ y=\frac{3}{5} \] ⇒ Đường thẳng đi qua điểm [0; \[ \frac{3}{5} \] ].

Vậy đường thẳng x + 5y = 3 là đường thẳng đi qua hai điểm [3; 0] và [0; \[ \frac{3}{5} \] ].

b] \[ c]4x-3y=-1\Leftrightarrow 3y=4x+1\Leftrightarrow =\frac{4}{3}x+\frac{1}{3} \] 

Vậy phương trình có nghiệm tổng quát là \[ \left[ x;\frac{4}{3}x+\frac{1}{3} \right] \] [x ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm phương trình là đường thẳng 4x – 3y = -1.

+ Tại x = 0 thì y = \[ \frac{1}{3} \] 

Đường thẳng đi qua điểm [0; \[ \frac{1}{3} \] ].

+ Tại y = 0 thì x = \[ \frac{-1}{4} \] 

Đường thẳng đi qua điểm \[ \left[ \frac{-1}{4};0 \right] \] .

d] x + 5y = 0

⇔ x = -5y.

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình là [-5y; y] [y ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn nghiệm của phương trình là đường thẳng x + 5y = 0.

+ Tại x = 0 thì y = 0 ⇒ Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

+ Tại x = 5 thì y = -1 ⇒ Đường thẳng đi qua điểm [5; -1].

Vậy đường thẳng x + 5y = 0 đi qua gốc tọa độ và điểm [5; -1].

e] 4x + 0y = -2

\[ \Leftrightarrow 4\text{x}=-2\Leftrightarrow x=-\frac{1}{2} \] 

Phương trình có nghiệm tổng quát [-0,5; y][y ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm là đường thẳng x = -0,5 đi qua điểm [-0,5; 0] và song song với trục tung.

f] 0x + 2y = 5

Phương trình có nghiệm tổng quát [x; 2,5] [x ∈ R].

Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm là đường thẳng y = 2,5 đi qua điểm [0; 2,5] và song song với trục hoành.

Bài 3 [trang 7 SGK Toán 9 Tập 2

Lời giải

- Vẽ đường thẳng x + 2y = 4.

+ Với x = 0 ⇒ y = 2. Đường thẳng đi qua điểm [0; 2].

+ Với y = 0 ⇒ x = 4. Đường thẳng đi qua điểm [4; 0].

Đường x + 2y = 4 là đường thẳng đi qua điểm [0; 2] và [4; 0].

- Vẽ đường thẳng x – y = 1

+ Với x = 0 ⇒ y = -1. Đường thẳng đi qua điểm [0; -1].

+ Với y = 0 ⇒ x = 1. Đường thẳng đi qua điểm [1; 0].

Đường x – y = 1 là đường thẳng đi qua điểm [0 ; -1] và [1 ; 0].

- Giao điểm của hai đường thẳng là điểm A có tọa độ là [2; 1].

- Ta có A[2; 1] cùng thuộc hai đường thẳng nên nó là nghiệm của cả hai phương trình đã cho.

Gợi ý Giải bài tập sách giáo khoa phương trình bậc nhất hai ẩn toán học 9, toán 9 đại số lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh nhất

Video liên quan

Chủ Đề