Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

Cập nhật: 11:10 - 02/04/2021 | Lần xem: 13675

Bộ Y khuyến cáo cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm vi-rút viêm gan B và phòng ung thư gan là tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là thời gian vàng để phòng bệnh.

Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

Chích ngừa vắcxin viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ sau sinh để phòng các chứng bệnh viêm gan B, ung thư gan, xơ gan về sau

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh?

- Viêm gan siêu vi B (VGSVB) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, là tác nhân đứng thứ hai gây ung thư sau thuốc lá và là nguyên nhân của 80% các trường hợp ung thư gan nguyên phát.

- Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ người nhiễm virus VGB cao của thế giới (10- 20%).

- Đường lây truyền VGSVB: do bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của người mang virus viêm gan B, tiêm chích hoặc quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Ở các quốc gia thuộc nhóm nhiễm virus VGB cao thì đường lây truyền từ mẹ sang thai nhi là đường lây chủ yếu nhất.

- Thai nhi có nguy cơ nhiễm virus VGB là 30-40% nếu thai phụ mang virus VGB. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang thai của bà mẹ trong giai đoạn virus đang hoạt động (HBeAg dương tính) sẽ tăng rất cao (85-90%). Lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể diễn ra từ trong tử cung, lúc sanh hoặc sau sanh. Hiệu quả bảo vệ đối với trẻ sơ sinh được tiêm ngừa VGB là 95% chứng tỏ rằng hầu hết các trường hợp lây truyền xảy ra tại thời điểm sanh hoặc ngay trước khi sanh.

- Trẻ em cũng có thể bị nhiễm virus VGB do bị lây nhiễm từ mẹ hoặc khi da, niêm mạc của trẻ bị tổn thương mà tiếp xúc với bạn bè, người thân hoặc vật dụng có mang virus VGB.

- Nhiễm virus VGB ở độ tuổi càng sớm thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan càng cao. ở trẻ em, Sau khi nhiễm virus VGB cấp sẽ có > 90% trẻ em diễn tiến sang mạn tính trong khi đó ở người lớn thì chỉ có < 5% người lớn diễn tiến sang mạn tính. Có 5-10% người nhiễm virus VGB mạn tính bị ung thư gan, > 30% bị viêm gan B mạn tính diễn tiến đến xơ gan.

- Những lý do nêu trên chính là cơ sở khoa học cho việc cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh VGB cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Vắc xin sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra sức đề kháng lại chống siêu vi VGB, bảo vệ trẻ không bị bệnh nếu trẻ có tình cờ nhiễm nó trong suốt cuộc đời.

Trong những trường hợp nào thì việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh sẽ được hoãn tiêm?

Trẻ sẽ được hoãn tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh trong các trường hợp:

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

- Trẻ sốt ≥ 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5oC (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch, trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị thuốc corticoid (uống, tiêm).

- Trẻ có cân nặng < 2000g.

Ngoài tiêm vắc-xin lúc mới sinh ra, trẻ cần được tiêm thêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B ở những thời điểm nào khác?

Ngoài tiêm vắc-xin phòng VGSVB lúc mới sinh, trẻ cần tiêm thêm 3 mũi vào các thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi. Đây là lịch được quy định theo thông tư số 38/2017/TT-BYT.

Những điều cần phải lưu ý khi cho trè tiêm vắc-xin trong vòng 24 giờ sau sinh, đặc biệt là việc theo dõi những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra?

- Trẻ phải được khám sàng lọc xác định tình trạng sức khỏe đủ điều kiện tiêm.

- Theo dõi những phản ứng sau tiêm: mỗi cơ thể tiếp xúc với vắc-xin sẽ có phản ứng theo cách riêng của mình. Đa số trẻ gặp phản ứng nhẹ sau tiêm vắc-xin, một số ít trẻ quấy khóc hoặc sốt, sưng đau tại chỗ tiêm.

- Người theo dõi trẻ phải là người lớn.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay, đừng vì những tin đồn thất thiệt về vắc-xin mà chúng ta không cho trẻ đi tiêm.

Sàng lọc sơ sinh là một xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến trí tuệ, tinh thần và sự phát triển thể chất của bé yêu. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là một bước không thể nào thiếu đảm bảo bé yêu được phát triển khỏe mạnh và bình thường.

1. Sàng lọc sơ sinh là gì?

Sàng lọc sơ sinh (SLSS) là thực hiện xét nghiệm cho trẻ sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về di truyền, nội tiết, rối loạn chuyển hóa… Những bệnh lý này, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tâm thần cũng như chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.

► Việt Nam đã thực hiện chương trình sàng lọc sơ sinh 3 bệnh lý có tỷ lệ cao ở các nước Châu Á:

  • Thiếu men G6PD
  • Suy giáp bẩm sinh
  • Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh

► 2 bệnh có thể xảy ra ở trẻ:

  • Phenylketone niệu
  • Nhiễm Galactose máu

2. Lợi ích của việc khám sàng lọc sơ sinh?

Đa số nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn trẻ sơ sinh nên rất khó phát hiện và chẩn đoán về bệnh lý.

Khi đã có dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm chi tiết thì có thể đã muộn. Đặc biệt đối với những bệnh lý liên quan đến các chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Nếu bệnh lý được phát hiện sớm và điều trị ngay trong vòng 2 tuần đầu sau sinh thì khả năng phục hồi, phát triển bình thường rất cao.

Do đó sàng lọc trẻ sơ sinh ngay từ đầu là rất quan trọng, giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý nội tiết, rối loạn chuyển hóa, nội tiết và các bệnh lý di truyền, tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất tâm thần của trẻ.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển về thần kinh, thể chất, đồng thời giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Xét nghiệm máu gót chân giúp phát hiện một số bệnh ít gặp nhưng lại nguy hiểm đối với sức khỏe của bé yêu. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng và giải pháp điều trị kịp thời, giúp giảm thiếu tối đa những biến chứng gây khuyết tật hoặc tử vong ở trẻ.

Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

Ngoài ra Bố mẹ còn có thể đo thính lực, nhĩ lượng và phản xạ cơ bàn đạp, giúp đánh giá được sức nghe của trẻ cũng như phát hiện khả năng tổn thương ở tai giữa. Nếu kết quả không đạt sau lần đo thứ 2 (cách lần thứ nhất từ 10 - 30 ngày), bác sĩ sẽ lên phương án khắc phục ngay lập tức.

3. Thời gian và cách thực hiện sàng lọc sơ sinh?

  • Trẻ sau sinh từ 48 - 120 tiếng sẽ được lấy 2-3 giọt máu ở gót chân để xét nghiệm.
  • Kết quả sẽ có trong vòng 7 ngày sau.
  • Trường hợp kết quả bất thường, cha mẹ trẻ sẽ được mời tư vấn.

4. Sàng lọc sơ sinh - phát hiện 5 căn bệnh nguy hiểm cho con.

Bước xét nghiệm sàng lọc đơn giản này sẽ giúp bố mẹ biết được bé có mắc phải 5 căn bệnh nguy hiểm này không: thiếu men GPD; suy giáp bẩm sinh; tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose, bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanine (Phenylketonuria).

4.1 Suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là bệnh lý xảy ra do tuyến giáp của trẻ không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng nội tiết cần thiết cho cơ thể.

Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

Phát hiện sớm và can thiệp sớm, nhất là trong 02 tuần đầu sau sinh, có thể giúp trẻ tránh được những bất thường trong phát triển thể chất và trí thông minh.

4.2 Thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là một bệnh lý di truyền và liên quan đến nhiễm sắc thể X. Khi thiếu G6PD, hồng cầu sẽ bị phá hủy do các chất oxy hóa trong thức ăn hoặc thuốc, gây ra tình trạng tán huyết dẫn đến vàng da, thiếu máu.

Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

SLSS sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Từ đó, gia đình sẽ được tư vấn để tránh các loại thực phẩm hay thuốc có thể gây tình trạng tán huyết cho trẻ.

4.3 Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh

Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh lý do rối loạn hoạt động của tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh.

Sinh xong bao nhiêu tiếng thì lây máu cho bé năm 2024

Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp nặng, gây hiện tượng “nam hóa” ở bé gái và dậy thì sớm sau này. Phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn và ít ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

4.4 Phenylketone

Phenylketone niệu là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể số 12, bệnh gây ra do thiếu men Phenylalanine Hydroxylase (PAH). Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và thần kinh.

4.5 Nhiễm Galactose

Nhiễm Galactose máu là bệnh rối loạn di truyền chuyển hóa đường đơn Galactose, tích tụ Galactose nồng độ cao trong máu. Bệnh gây tiêu chảy, nôn mửa, co giật, hạ đường huyết, tổn thương tế bào gan. Sàng lọc sớm giúp kiểm soát lượng Lactose, Galactose trong thực đơn của trẻ, tránh các biến chứng có thể gây tử vong.

Sau sinh bao lâu thì lấy máu gót chân cho bé?

Để làm sàng lọc sau sinh, đối với các bé sau sinh trong vòng 72 giờ sẽ được nhân viên y tế lấy 1-2 giọt máu gót chân của trẻ. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau khoảng 2 đến 30 ngày, tùy theo lựa chọn sàng lọc. Trường hợp bệnh nhân có kết quả dương tính sẽ được điều trị trong vòng 15 ngày đầu sau sinh.

Xét nghiệm gót chân bao giờ có kết quả?

Thông thường, xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện trong khoảng từ 48-72 giờ sau sinh. Tuy nhiên, bé vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này trong vòng 1 tuần sau sinh nhưng mẹ vẫn nên cho bé làm sớm nhất có thể để sớm có kết quả và có biện pháp điều trị phù hợp nếu bé mắc bệnh.

Kỹ thuật lấy máu mao mạch để sàng lọc sau sinh thông thường được thực hiện trong khoảng thời gian sau sinh bao lâu?

Tốt nhất từ 48 – 72 giờ tuổi hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh.. Thời gian lấy máu thích hợp sẽ khác nhau ở các bé phụ thuộc vào việc bé sinh đủ tháng hay không. Trường hợp trẻ sinh non, thiếu cân sẽ được làm trong vòng 20 ngày sau sinh. Trẻ được truyền máu sau sinh sẽ xét nghiệm sau 3 tháng.

Xét nghiệm Guthrie là gì?

Xét nghiệm PKU: Guthrie test là thử nghiệm vùng phát hiện chứng đái ra chất phenylxeton (gặp ở 1/13.000 trẻ mới sinh).