Sinh trưởng là gì phát dục là gì

- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các bộ phận trong cơ thể

VD: Thể trọng lợn con từ 5 kg tăng lên 8kg

- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể

VD: Gà trống biết gáy

Câu hỏi: Sự phát dục ở vật nuôi là gì?

Trả lời:

- Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

- Ví dụ:

+ Gà trống biết gáy.

+Gà mái bắt đầu đẻ trứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài Sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi nhé

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi

Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và sự phát dục xen kẽ nhau.

1. Sự sinh trưởng làsự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.

2. Sự phát dục là sựthay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

Những biến đổi của cơ thể vật nuôi

Sự sinh trưởng

Sự phát dục

- Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. X
- Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg. X
- Gà trống biết gáy. X
- Gà mái bắt đầu đẻ trứng. X
- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. X

II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi

a] Sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo giai đoạn.

b] Khối lượng của hợp tử lợn là 0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là không đồng đều.

c] Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo chu kì.

d] Quá trình sống của lợn phải trải qua các giai đoạn: bào thai⇒ Lợn sơ sinh⇒ Lợn nhỡ ⇒ Lợn trưởng thành.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục giai đoạn theo giai đoạn.

III. Đáp án bài tập trong sách giáo khoa

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ trên và chọn xem các ví dụ sau minh họa cho đặc điểm nào?

a] Sự tăng cân của ngan theo tuổi [ví dụ ở phần I].

b] Khối lượng của hợp tử lợn là 0.4 mg, lúc đẻ ra nặng 0.8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

c] Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

d] Quá trình sống của lợn trả qua các giai đoạn:

Bào thai → lợn sơ sinh → lợn nhỡ → lợn trưởng thành.

Trả lời:

- a, b đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không đồng đều.

- c đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo chu kì.

- d đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo giai đoạn

Câu 1: Em cho biết các đăc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi ?

Trả lời:

- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể.

Ví dụ: Khi mới sinh con bò nặng 4kg nhưng sau đó 3 tuần, con bò con tăng cân nặng lên 2kg

- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Ví dụ: Gà mái bắt đầu đẻ trứng.

Câu 2: Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi ?

Trả lời:

- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi:

+ Các đặc điểm về di truyền

+ Đặc điểm về ngoại cảnh, môi trường bên ngoài: điều kiện chăm sóc, thức ăn, khí hậu.

Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi – Câu 1 trang 67 SGK Công nghệ 10. Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ.

Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ.

–  Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng [thay đổi số lượng] và phát dục [thay đổi về chất lượng].

– Cơ chế của sự sinh trưởng là tế bào mới được sinh thêm từ tế bào phân sinh. Ví dụ tế bào sinh xương sinh ra tế bào xương, mặt khác tế bào có quá trình tích lũy và lớn lên, làm cho các cơ quan lớn lên, dài ra và nặng thêm.

– Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi, bắt đầu từ lúc hình thành phôi thai đã phân hoá để tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan của con vật. Tiếp theo là quá trình hoàn thiện cấu tạo thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lí.

Quảng cáo

Ví dụ:

Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ [dạ dày nghé]. Từ lúc mới sinh ra cho tới thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ là quá trình sinh trưởng.

Trả lời:

–  Sinh trưởng là quá trình phát triển, gia tăng các tế bào trong của cơ thể vật nuôi. Cụ thể như có sự thay đổi lớn về kích thước, khối lượng, cấu trúc… trong từng cơ quan, bộ phận. Phát dục là sự phân hóa các tế bào, phát triển theo xu hướng về chất. Nó thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh hơn.

– Sinh trưởng là cơ thế tích lũy các tế bào mới, là sự biến đổi tất cả theo chiều hướng đi lên. Ví dụ như một cá thể sẽ có nhiều giai đoạn sinh trưởng, cá thể đó từ nhỏ cho đến lớn. Có sự thay đổi về kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc mỗi ngày.

– Phát dục là khi một cá thể sẵn sàng để bắt đầu sinh sản. Lúc này các bộ phận sinh dục đã hoàn thiện và bắt đầu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Giống như con người vậy, phải trải qua giai đoạn dậy thì, có kinh nguyệt lúc này mới có thể mang thai và sinh em bé.

Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?

Trả lời:

Nên xem:   Khắc phục tình trạng gà bị hen khẹc

Ở mỗi con vật sẽ có đặc điểm sinh trưởng và phát dục khác nhau. Quan trọng nhất là phải tuân thủ theo quy chuẩn, giới hạn riêng của nó.

Điển hình với các loại gia cầm, gia súc như gà vịt, trâu bò… chúng luôn luôn đi theo 3 quy luật tự nhiên:

– Thứ nhất sinh trưởng theo từng thời điểm, cột mốc

– Thứ hai sinh trưởng không có sự thống nhất

– Thứ ba sinh trưởng phát triển theo một chu kì nhất định.

Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn cho nhà nông


Vì sao cần phải biết các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Trả lời:

 Không nắm chắc quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi cũng giống như “cầm dao đằng lưỡi”. Cho dù người nuôi có cơ sở chăn nuôi hiện đại, nguồn thức ăn dồi dào hay chọn được giống tốt đi chăng nữa thì cũng công cốc. Bởi năng suất của vật nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm:

– Yêu cầu về con giống

– Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

– Quy chuẩn về chuồng trại

– Chế độ thức ăn hợp lý

– Cách phòng, chữa bệnh

– Thời điểm bắt cặp, giao phối

– Thời gian xuất chuồng, giết thịt…

Phải biết quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, bà con mới biết cách chăn nuôi đạt hiệu quả, mang lại năng suất, lợi nhuận cao.

Nên xem:   TRANG TRẠI BỒ CÂU SÁNG TẠO

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Trả lời

Có 3 yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến việc sinh trưởng, phát dục của động vật.

– Thứ nhất là tính di truyền

Con bố và mẹ đẹp, khỏe mạnh, gen tốt, phần lớn khi sinh sản sẽ cho ra những đứa con đạt chuẩn. Do đó, khi chọn giống, người nuôi nên chú ý cẩn trọng giai đoạn này.

Ví dụ như khi chọn trâu cày, 4 chân phải to, cơ thể khỏe, chắc chắn. Với bò lấy sữa thì bầu vú tròn căng, hay chim trĩ đỏ lông phải đều, đẹp mượt mà…

 – Thứ hai môi trường sống

Đây là yếu tố ngoại cảnh có tác động lớn đến sự sinh trưởng, phát dục của con vật. Cũng giống như con người vậy, nếu sống trong môi trường chứa nhiều chất độc hại sẽ bị vô sinh hoặc mắc phải bệnh ung thư. Khi chăn chuôi, chăm sóc vật nuôi, bà con cần tạo môi trường sống thuận lợi để mang lại hiệu quả như ý muốn. Ví dụ như đảm bảo nguồn nước, thức ăn sạch, độ ẩm chuồng trại hợp lý, không được nóng hoặc lạnh quá. Nơi ở phải thoáng, mát mẻ, ít gió…

Thứ ba, đó là nguồn thức ăn

Ông bà ta có câu “có thực mới vực được đạo”. Ăn không đủ no, thiếu chất, nước không đủ uống thì làm sao vật nuôi sinh trưởng tốt được. Cũng chính vì lí do đó mà vật nuôi ở những hộ gia đình nhỏ lẻ sẽ thua xa các vật nuôi sống trong các trang trại nuôi theo dây chuyền hiện đại. Nếu con vật phải sống ở môi trường đói, rét khắc nghiệt, thiếu thốn về thức ăn thì quá trình sinh trưởng và phát dục sẽ bị trì hoãn lại. Giả sử, nếu sinh trưởng và phát dục thì cũng không mang lại năng suất, hiệu quả đạt tiêu chuẩn.

Video liên quan

Chủ Đề