Shark việt nam là ai

Shark Việt hiện là Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông [Intracom Group]. Ông bắt đầu được biết đến nhiều khi tham gia dàn “cá mập” trong Shark Tank Việt Nam mùa 2.

“Khẩu vị” của Shark Việt là những công ty, doanh nhân khởi nghiệp có các yếu tố dũng cảm, kiên trì và cầu thị.

Triết lý kinh doanh của ông là “”Được phục vụ là hạnh phúc”.

Ông tên thật là Nguyễn Thanh Việt.

Ông sinh năm 1963.

Ông sinh ra tại Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Ông tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi.

Ông sinh ra ở một làng quê nghèo của vùng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh- mảnh đất miền Trung quá khắc nghiệt với gió Lào cháy da bỏng thịt, bão lũ và ngập lụt triền miên. Tuổi thơ ông gói gọn trong hai chữ: “Nghèo” và “Khổ”.

•Bất động sản •Vật liệu xây dựng •Đầu tư tài chính •Dược liệu thiên nhiên •Đầu tư y tế – dịch vụ chăm sóc sức khỏe

•Năng lượng

Tốt nghiệp cấp 3, shark Nguyễn Thanh Việt quyết định chọn trường Đại học Thủy Lợi là nơi bắt đầu hành trình xây dựng tương lai của mình.

Năm 1985, ông tốt nghiệp đại học, sau đó công tác tại công ty Sông Đà 16 năm, kinh qua các chức vụ lãnh đạo từ giám đốc xí nghiệp, đến giám đốc công ty…

Năm 2001, một người bạn thuyết phục ông về Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội [Handico].

Năm 2002, ông tách ra thành lập công ty Đầu tư hạ tầng và Giao thông [Intracom]. Đến năm 2006, công ty tiến hành cổ phần hóa. Đây là bước ngoặt trong chặng đường phát triển sự nghiệp của ông cũng như công ty.

Công ty Đầu tư hạ tầng và Giao thông [Intracom], kinh doanh theo hướng đa ngành, từ xây dựng, thủy điện, bất động sản đến y tế,…Điểm đặc biệt trong phương thức hoạt động của Intracom chính là văn hóa “Từ bi – Trí tuệ” xây dựng trên nền tảng Phật giáo: Cuộc sống cũng như kinh doanh, con người không khinh ghét, không cạnh tranh thiếu lành mạnh mà che chở, tạo giá trị cho nhau để cùng đạt được mục đích là no ấm hạnh phúc.

Ông Nguyễn Thanh Việt đã từng chia sẻ với báo chí như sau: “Khi anh rót nước anh phải biết anh đang rót nước, khi uống nước phải biết mình đang uống nước…. tóm lại, khi làm bất cứ việc gì chúng ta phải gửi tâm mình vào trong đó. Thế nên, sản phẩm của Intracom cũng với tinh thần như vậy, tất cả phải gửi tâm vào trong đó, đó là cả tình yêu, niềm tin của Intracom tạo ra sản phẩm, từng ngôi nhà và đưa đến cho khách hàng, cho mọi người”. 

“Intracom không nặng sự thành bại hơn thua, mà coi trọng việc cán bộ công nhân viên của mình có gửi tâm vào công việc hay không? Anh không gửi tâm mình vào đó thì làm sao sản phẩm tốt được”. 

“Mục tiêu phấn đấu của tôi không phải là nhiều tiền, nhiều dự án, giúp được nhiều người vì “nhiều” cũng chỉ là hữu hạn mà mục tiêu cuối cùng của tôi là quên mình đi. Làm được điều đó rất khó,  phải thực tập, tu tập từng ngày và dù con đường ấy nhiều gian nan nhưng tôi luôn tâm niệm đó là lẽ sống”.

Nhờ những phương châm này, đến nay Intracom đã phát triển với hơn 1.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Với sự phấn đấu không ngừng học hỏi cộng với ý chí kiên cường của Shark Việt, thì thương hiệu Intracom của Shark Nguyễn Thanh Việt gắn liền với các công trình lớn của đất nước như: Dự án thủy điện Nậm Pung, dự án thủy điện Tà Lơi 2 và 3, dự án thủy điện Cẩm Thủy 1,….

Đặc biệt là Dự án bất động sản căn hộ chung cư và bệnh viện Phương Đông nhưng mục tiêu mà Shark Nguyễn Thanh Việt muốn hướng đến chính là sự hài lòng của khách hàng, không vì lợi nhuận của cá nhân mà đánh mất lòng tin của quý khách hàng đối với công ty Intracom.

Shark Việt xây dựng và phát triển kinh doanh gắn liền với Phật giáo. Phật giáo đánh giá cao việc cống hiến cho cộng đồng đem lại hạnh phúc cho người khác. Đó cũng là mục tiêu mà ông cũng như tập thể Intracom luôn hướng đến.

Ông chia sẻ: Tôi theo Thiền phái. Khi anh rót nước anh phải biết anh đang rót nước, khi uống nước phải biết mình đang uống nước…. tóm lại, khi làm bất cứ việc gì chúng ta phải gửi tâm mình vào trong đó. Thế nên, sản phẩm của Intracom cũng với tinh thần như vậy, tất cả phải gửi tâm vào trong đó, đó là cả tình yêu, niềm tin của Intracom tạo ra sản phẩm, từng ngôi nhà và đưa đến cho khách hàng, cho mọi người.

Cùng với tinh thần đó Intracom luôn ý thức việc hoàn thiện sản phẩm, để hạn chế thấp nhất lỗi có thể xảy ra. Nếu có lỗi thì lập tức sửa ngay không chờ đến khách hàng phải yêu cầu.

Ở Intracom luôn có một tinh thần và là kim chỉ nam cho cán bộ công nhân viên rằng: “Chúng tôi rất hạnh phúc với công việc được phục vụ mọi người và luôn luôn mong các bạn được hạnh phúc”.

“Sản phẩm Việt Nam đến đâu thì biên giới Việt Nam đến đấy.”

“Tiền thì không có nghĩa lí gì, nhưng mà nhiều tiền thì rất là có nghĩa lí và người nào nói tiền không có nghĩa lí gì là đang nói tiền của người khác, không phải của mình.”

“Người giúp việc cho mình, ngày mai có thể trở thành đối thủ của mình.”

“Cả cuộc đời tôi chả có vùng nào an toàn cả. Mình phải chấp nhận tất cả không an toàn thì mình mới an toàn.”

“Bí quyết tôi đầu tư vào startup: Chữ tín là số 1, nếu không có chữ tín thì không làm với ai được.”

“Chúng ta thường thích làm tướng khi còn chưa làm quân. Phải lăn lộn đã, đi làm bầm dập đã, khi nào trên người đủ thương tích rồi hãy làm chủ.”

“Đồng nghiệp mới là người cùng nghiệp chứ chưa chắc con cái đã là người cùng nghiệp với mình, vì thế đừng áp đặt.”

“Thực ra văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa người lãnh đạo. Cách tốt nhất để thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay lãnh đạo.”

Khởi nghiệp khi còn học đại học năm thứ hai, Shark Nguyễn Hòa Bình là át chủ bài của Tập đoàn NextTech. Ông không chỉ được biết đến với vai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam 2019 mà còn được coi là “tri kỷ” của các Startup Việt với hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

Shark Bình tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình. Ông sinh năm 1981 và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn NextTech – một tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng,…

Ông tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam 2019 trong vai trò là nhà đầu tư. Cái tên Shark Bình cũng ra đời từ đây.

Chân dung Shark Nguyễn Hòa Bình

Là một người đam mê với công nghệ. Ông bắt đầu tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ khi còn học cấp 3. Năm 2001, khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ [thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội], ông Bình đã bắt đầu khởi nghiệp. Ông thành lập ra công ty PeaceSoft – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khi đó, ông Bình vừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng, chèo lái PeaceSoft.

Trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công, ông Bình có chia sẻ về những khó khăn khi thành lập và phát triển công ty PeaceSoft . Ông tiết lộ, gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi “code dạo” cứ ráo mồ hôi là hết tiền, những khi ốm đau không làm được là đói.

Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập NextTech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chién lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay [Mỹ] chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Đây được cho là thời điểm cực thịnh của Peacesoft bởi theo ông Bình: eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang “khát hàng ngoại”. Ebay.vn đã “chắp cánh” cho người Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, Peacesoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại điện tử kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này dường như là một cú giáng trí mạng đối với Peacesoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam. Đang từ đỉnh cao đứng trên vai người khổng lồ, Shark Bình như rơi xuống vực thẳm khi PeaceSoft dần mất thị trường vào tay các “ông lớn”khác. Thậm chí, ông Bình còn có nguy cơ mất luôn sự nghiệp hơn 10 năm xây dựng.

“Trên mặt đất, khi chợ không có khách thì vẫn còn bất động sản. Nhưng với chợ trên mạng thì chỉ còn một cái tên miền vô giá trị. Chưa kể, thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ‘ông lớn’, vậy còn có chỗ cho PeaceSoft?”, ông Bình đặt câu hỏi.

Sau cuộc “ly hôn” với eBay, ông Bình đã lao vào mày mò trong không gian số và dần nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống.

Ông cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với các đối thủ đến từ nước ngoài, song, trong môi trường truyền thống, Peacesoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ. “Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?” – ông Bình đặt câu hỏi. Một tầm nhìn mới về một thị trường ngách rộng lớn được ông Bình nhìn ra và đây chính là một lối thoát mới cho Peacesoft.

Ông Bình đã thuyết phục mọi người chuyển hướng kinh doanh từ “thương mại điện tử” sang phát triển “điện tử hóa thương mại”. Tầm nhìn mới được xây dựng và Tập đoàn NextTech cũng ra đời từ đó.

Sau khi ra đời, NextTech liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo… và mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác như Mỹ, Indonesia, Singapore,…

Hướng đi của NextTech sẽ là các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa hoạt động. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể dựa trên các thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thêm khách hàng và chia sẻ các giá trị gia tăng.

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lại của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Mặc dù mới tham gia Shark Tank Việt Nam năm 2019 nhưng Shark Bình đã để lại ấn tượng đặc biệt với các Startup cùng khán giả truyền hình. Ông được mệnh danh là vị Shark “phũ nhất chương trình bởi những phát ngôn thẳng thắn, “như tát nước vào mặt” startup.

Shark Bình gây chú ý khi liên tục đưa ra những nhận xét gay gắt cho startup, nhất là về sự “trên trời” của các vị CEO trong việc định hướng kinh doanh. Người ta nói, những phát ngôn của ông Bình chẳng khác nào dội thẳng một một gáo nước lạnh vào mặt các vị founder và CEO của các startup. Thậm chí, có nhiều người còn không giữ được bình tĩnh và suýt rơi nước mắt khi nghe Shark Bình nhận xét.

Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của founder Lê Nguyễn Khánh Trình trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, tập 6 phát sóng tối 28.8 vừa qua. Tại đây, Startup đã gọi vốn 5 triệu USD cho 10% cổ phần công ty chuyên xuất khẩu khung xếp đa năng tự lực. Tự định giá startup 50 triệu USD dù mới xuất khẩu được khoảng 1.000 đơn hàng, không chỉ Shark Bình, mà các Shark còn lại đều từ chối đầu tư, do starup này đã định giá công ty quá cao so với thực tế. Đặc biệt, Shark Bình không hề kiêng nể khi nhận xét Startup rằng “Em đang bị ngáo giá, điên rồ”.

Startup bị Shark Bình mắng là “ngáo giá”. Ảnh: Cafebiz

Nhiều ý kiến cho rằng, Shark Bình đã quá phũ phàng với các Startup. Trả lời về ý kiến này, Shark Bình đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng, sở dĩ ông đưa ra nhận xét thẳng thắn như vậy là dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp đầy gian nan, ông rất yêu startup và không muốn startup vấp ngã. Cụ thể, ông Bình viết:

“Qua Show này mình “sáng tác” câu ăn theo “Shark Tank mồ hôi rơi, thương trường bớt đổ lệ”, vì Startup có bị mắng bị chê [một cách vô tư và hợp lý] thì mới tỉnh ra và trở nên thực tế mà tránh thất bại được. Vì vậy hãy coi Shark Tank như một “thao trường” về kinh doanh, ở đó có các vị “sỹ quan huấn luyện” nghiêm khắc chửi mắng rất gắt nhưng “thương lính như con” giống trên phim vậy.”

Với kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 20 năm và từng kinh qua những thời điểm khó găn nhất, Shark Bình khẳng định, ông thấu cảm sự cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn khởi nghiệp của các startup Việt. Đó cũng là một lí do quan trọng khiến ông sáng lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100. Ông mong muốn sẽ là người đồng hành và trở thành tri kỷ với các startup trên con đường đi đến thành công.

Xem thêm

SHARK LINH LÀ AI? XEM CHI TIẾT TIỂU SỬ SHARK THÁI VÂN LINH SHARK PHÚ LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK PHÚ SHARK KHOA LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK KHOA SHARK TAM LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK PHẠM VĂN TAM SHARK THUỶ LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK THUỶ SHARK VIỆT LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK NGUYỄN THANH VIỆT SHARK DŨNG LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK NGUYỄN MẠNH DŨNG SHARK HỒNG ANH LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK ĐẶNG HỒNG ANH SHARK VƯƠNG LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK TRẦN ANH VƯƠNG SHARK PHI LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK TRƯƠNG LÝ HOÀNG PHI SHARK LOUIS NGUYỄN LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK LOUIS NGUYỄN SHARK LIÊN LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK ĐỖ THỊ KIM LIÊN SHARK BÌNH LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK BÌNH SHARK HƯNG LÀ AI? TIỂU SỬ SHARK PHẠM THANH HƯNG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN :

NHẬN KÍ GỬI MUA- BÁN – CHO THUÊ , THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT, CĂN HỘ –NHÀ PHỐ BIỆT THỰ –SHOP HOUSE – DUPLEX – SKY VILLA , CELADON CITY – GAMUDA CITY, GAMUDA LAND,  TOPAZ PRECINCT, RUBY PRECINCT, EMERALD PRECINCT, DIAMOND ALNATA,  DIAMOND ALNATA PLUS, DIAMOND BRILLIANT, DIAMOND CENTURY, GAMUDA GARDENS, CÔNG VIÊN YÊN SỞ , LEPARC BY GAMUDA, THE ZEN RESIDENCE, THE ONE RESIDENCE, THE TWO RESIDENCE , THE ONE CENTRAL, THE TWO CENTRAL, THE THREE CENTRAL, IRIS HOMES, CAMELIA HOMES, LILY HOMES, MANSIONS VILLA, JASMINE HOMES, DAHLIA HOMES, AZALEA HOMES, CANATION VILLA

Video liên quan

Chủ Đề