Sắc thọ tưởng hành thức nghĩa là gì

Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn [Sắc là sắc thân vật lý; thọ là cảm giác; tưởng là tri giác, hành là các trạng thái tâm lý; thức là ý thức, nhận thức – có chức năng thu gom hoặc xử lý các tình huống, các đối tượng]. Ngũ uẩn là gì.

Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn [Sắc là sắc thân vật lý; thọ là cảm giác; tưởng là tri giác, hành là các trạng thái tâm lý; thức là ý thức, nhận thức

Rūpa [Sắc].

Sắc như thực sắc [chưa chế biến – paramattha]

Hiểu sắc là yếu tố thuần vật chất, là sắc thân tứ đại thì sắc thân ấy là tổng hợp của những đặc tính luôn luôn biến động, thay đổi. Ngũ uẩn là gì

Cái thân sắc của mỗi chúng sanh từ lúc sinh ra đến lúc già yếu, tử vong nó thay đổi, biến động từng giây khắc một. Rồi những tế bào cơ thể, máu huyết nó sinh diệt trùng trùng; nhờ vậy tế bào mới thay thế tế bào cũ, máu mới thay thế máu cũ. Cái đứng yên, cái không thay đổi không bao giờ tìm thấy.

Cô đọng về sắc này, ta có

  • 5 sắc thuộc thân, ngũ căn: Nhãn căn [mắt], nhĩ căn [tai], tỷ căn [mũi], thiệt căn [lưỡi], thân căn [thân].

Mỗi căn như vậy đều có phù trần căn và tịnh sắc căn. Phù trần căn là phần sắc thô tháo bên ngoài; tịnh sắc căn là phần sắc vi tế ở bên trong, tức là phần thần kinh nhạy bén, nó có chức năng mang thông tin truyền báo lên trung khu thần kinh não bộ. Ngũ uẩn là gì

7 sắc đối tượng

  • 7 sắc đối tượng: Đây là những sắc làm đối tượng cho ngũ căn mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.
  • Mắt thấy mọi vật [mọi sắc tướng, mọi cảnh quan, vũ trụ vạn hữu – sắc đối tượng].
  • Tai nghe mọi âm thanh [âm thanh cũng là vật chất nên gọi là sắc đối tượng].
    • Mũi ngửi hương [hương cũng là vật chất – sắc đối tượng].
    • Lưỡi nếm vị [vị cũng là vật chất – sắc đối tượng].
    • Thân xúc chạm đất, lửa, gió [sắc đối tượng].

Thân chỉ xúc chạm

Thân chỉ xúc chạm, sờ đụng được cái gì thô ráp, cứng [đất], cái gì nóng, lạnh [lửa], cái gì rung động, chuyển động [gió]. Còn nước có tính chất làm liên kết, dính liền các sắc chất, sắc tố thì thân không xúc chạm được.

Do vậy, thân xúc có ba đối tượng: Đất, lửa, gió thuộc thô sắc, còn nước thuộc tế sắc. Như vậy ngũ căn có bảy sắc đối tượng: Sắc, thanh, hương, vị, đất, lửa, gió. Ngũ uẩn là gì

Khảo sát 12 sắc

Khảo sát 12 sắc ấy thì sắc nào cũng thay đổi, dịch biến, vô thường, vô tự tính, không, vô ngã. Dù Đức Phật, chư vị thánh nhân hay phàm phu đều có 12 sắc ấy, giống nhau, không sai, không khác. Cho nên đấy là sắc như thực sắc, sắc khi chưa tập khởi, sắc của thế giới chưa bị khái niệm, những nhận thức, lý trí hay tình cảm chủ quan của con người xen vào.

Sắc uẩn [thuộc khái niệm, đã chế biến – paññatti].

Trong 12 sắc ấy thì chúng luôn là sắc như thực, nhưng nếu 5 sắc căn bị chấp thủ là “ta”; và 7 sắc đối tượng bị chấp thủ là “của ta” thì đã biến chúng thành sắc uẩn rồi! Một số ví dụ cụ thể: Ngũ uẩn là gì

Sắc như thực

+ Khi mắt ta nhìn một bông hoa, ta không bao giờ nhìn bông hoa như là bông hoa [sắc như thực], mà luôn chất chồng vào cái hoa ấy không biết bao nhiêu là khái niệm: Hoa đỏ, hoa vàng, hoa này đẹp, hoa kia xấu, hoa này có giá trị, hoa kia không có giá trị. Chính những khái niệm đỏ, vàng, đẹp, xấu, có giá trị, không có giá trị đã phủ chụp, đã chồng chất lên cái hoa thực nên gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc uẩn.

Sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc

+ Khi tai nghe âm thanh, ta không bao giờ nghe âm thanh như chỉ là âm thanh [sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc] mà luôn chất chồng lên cái âm thanh ấy, nào cao, nào thấp, nào trầm, nào bổng, nào réo rắc, nào thê lương. Chính những khái niệm chủ quan, do tình cảm hay lý trí này chế biến, đẻ ra nó đã phủ chụp, chồng chất lên cái âm thanh thực nên được gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc [thanh] uẩn.

Sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc

+ Mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm đều tương tự như trên; nghĩa là nếu ta không được thấy rõ như thực mà để cho tình cảm, lý trí của mình xen vào thì đều bị biến thành sắc uẩn, nói theo thuật ngữ Duy Thức là do “biến kế sở chấp” mà thành uẩn.

Sắc uẩn có thể đoạn tận:

Sắc uẩn nó không có ở trong thế giới thực, thế giới tự nhiên, mà chỉ có trong tình cảm và lý trí chủ quan của người mê, khởi sanh chấp trước mà thành.

Ví dụ.

Ví dụ. Hôm qua tôi cãi nhau với một người nên đưa đến giận tức nhau. Sáng nay, người ấy muốn đến gặp tôi để xin lỗi. Nhưng vừa nhìn thấy người ấy thì hình ảnh, khuôn mặt của người ấy từ ngày hôm qua hiện ra nên tôi đùng đùng nổi giận. Ồ, hóa ra, là mình đã lấy cái khuôn mặt [sắc] của anh ta từ ngày hôm qua để chồng lên khuôn mặt của anh ta sáng hôm nay [sắc uẩn] nên đâm ra giận ghét.

[sắc]

Vậy thì rõ ràng mình giận ghét cái không thật có, vì hôm qua đã qua rồi, còn hôm nay, con người anh ta, khuôn mặt [sắc] anh ta đang mới mẻ hiện tiền thì mình không thấy! Như vậy, nếu hiện quán, minh sát, trở lại với “thực tại đang là” thì sắc uẩn kia liền chấm dứt, chấm dứt luôn cả sân si giận ghét.

Sắc uẩn [Rūpakkhanda]

1- Sắc uẩn [Rūpakkhanda]: chỉ thân và sáu giác quan [hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý], do Tứ đại [ đất, nước, gió, lửa] tạo thành. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.

Vedanā [Thọ]

Thọ là nhận lãnh, là thu nạp, là cảm giác.

  • Khi nói 2 thọ là thọ khổ, thọ lạc.
  • Khi nói 3 thọ là thọ khổ, thọ lạc, thọ xả.
  • Khi nói 5 thọ là thọ khổ, lạc, xả, ưu, hỷ.
  • Khi nói 6 thọ là 6 thọ đi ngang qua 6 căn nhãn thọ, nhĩ thọ… Tuy rất nhiều thọ nhưng chúng ta chỉ cần khảo sát 3 thọ khổ, lạc, xả vì ưu chỉ là khổ trong tâm, và hỷ chính là lạc trong tâm, có tính chất tương tợ nhau.

Khổ thọ [dukkhavedanā].

Là những cảm giác thực xẩy ra ở nơi thân, được gọi là thọ bình thường, thuần túy; nghĩa là cảm giác thực khi chịu sự tác động từ thế giới ngoại trần sắc thanh hương vị xúc hay các định luật của vạn hữu. Ta có thể quan sát:

Khổ uẩn

+ Khi nhìn ánh nắng chói chang thì cảm thấy nhức mắt; khi nghe âm thanh quá lớn thì lùng bùng lỗ tai; khi trời rét quá thì da nghe buốt lạnh. Bậc giải thoát không phải là diệt cái khổ thọ bình thường, thuần Túy này. Đây chính là cảm giác thực. Những cảm thọ như đau, nhức, ngứa, nóng, tê, lạnh đều là cảm thọ bình thường, thuần Túy, chưa qua sự chế biến của sở thích, thói quen hoặc tình cảm chủ quan của ta [paramattha chưa bị chế biến bởi paññatti] nên nó chỉ là thọ khổ như thực, chưa biến thành thọ khổ uẩn.

Lạc thọ [sukhavedanā].

Những cảm giác dễ chịu, vừa lòng, thích thú, khoan khoái đều được gọi là lạc thọ, đều là những cảm giác thực, bình thường, thuần Túy. Ta hãy quan sát.

+ Ăn một món ăn hợp khẩu vị, cảm thấy ngon. Ngửi mùi thơm của trầm cảm thấy dễ chịu. Phàm phu hay thánh nhân đều có chung một lạc thọ giống nhau như thế. Tuy nhiên, là phàm phu, là chúng sanh thường không sống được với cảm thọ như thực ấy mà biến chúng thành một loại đau khổ khác.

Xả thọ [upekkhāvedanā].

Xả thọ là lúc không có khổ thọ và lạc thọ; nó cũng là một cảm giác thực, bình thường, thuần Túy.

Trong đời sống thường nhật, ai cũng có trạng thái tâm với xả thọ này. Đấy là lúc thân không có cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc thích thú, dễ chịu. Tuy nhiên, lúc có xả thọ, ta không chịu đựng được lâu, sẽ cảm thấy buồn chán, trống không, vô vị. Thế rồi, ta muốn đi tìm cảm giác khác, chạy tìm các đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc khác; rồi lại rơi vào tròng khổ, lạc khác nữa.

Vậy, cả ba cảm thọ khổ, lạc, xả trên, nếu chưa bị tình cảm hoặc lý trí chủ quan của chúng ta xen vào thì nó chưa biến thành uẩn.

Thọ uẩn [thuộc khái niệm, đã chế biến – paññatti]

Khổ thọ uẩn hay khổ khổ [dukkhadukkhavedanā].

Từ khổ thọ bình thường, thuần Túy ở trên, phát sanh tâm lý chủ quan làm gia tăng cảm giác khổ thêm một tầng nữa gọi là khổ khổ.

Khổ thọ uẩn

Chính tâm sân [phi hữu ái – vibhavataṇhā] tác động [là do ta bực bội, không chịu đựng nổi nên phát sanh tâm sân] nên khổ thọ thuần Túy bị biến đổi, bị tư và hành chi phối, phải nhận chịu cái khổ thâm sâu hơn. Nói cách khác, khổ thuần Túy chỉ ở nơi thân, khổ do sân chi phối là khổ ở nơi tâm. Khổ ở nơi thân là do sự tác động tự nhiên của căn trần thức. Khổ ở nơi tâm là do “tư và hành” chi phối. Nó chỉ là ảo giác, không thực, nhưng có khả năng bóp méo toàn bộ tâm sinh lý của con người. Đây chính là khổ khổ, là khổ thọ uẩn.

Lạc thọ uẩn hay lạc hoại khổ [vipariṇāma-dukkha]

Khi lạc thọ thuần Túy phát sanh như 3.1.2, do tâm tham [hữu ái – bhavataṇhā] xen vào làm cho lạc thọ thuần Túy bị biến đổi mà thành thọ uẩn

  • Khi lạc đang tồn tại thì sợ lạc biến mất.
  • Khi lạc tồn tại quá lâu thì sinh chán nản, chán chường.
  • Khi lạc biến mất thì sinh ra nuối tiếc, sầu muộn.

Lo sợ, chán chường, nuối tiếc, chính là nỗi khổ mới, tức là sự khổ do lạc biến đổi, đổi khác; đây mới chính là hoại khổ hay lạc thọ uẩn.

Xả thọ [upekkhāvedanā]

Lúc không có khổ thọ và lạc thọ tức là xả thọ, chúng ta thường không giữ nó được lâu, chạy đi tìm kiếm những đối tượng ưa thích khác. Chính trạng thái tâm lăng xăng tìm kiếm, lăng xăng tạo tác này tạo nên cái khổ gọi là hành khổ [saṅkhāradukkha]. Sự thúc động ấy là do tâm si hay dục ái chi phối, chạy đi tìm kiếm những đối tượng ưa thích, rồi lại rơi vào trường hợp của khổ, lạc ở trên để tạo nên những uẩn khác.

Thọ uẩn có thể đoạn tận:

Quan sát tất cả các thọ khổ, lạc, xả, hỷ, ưu ở trên, ta thấy chúng đều có những cảm thọ bình thường, thuần túy nhưng khi chúng có sự tham dự của bãn ngã, ví như tôi đau, tôi nhức, tôi vui, tôi buồn [ta và của ta] thì tất thảy chúng đều biến thành thọ uẩn. Lấy tuệ minh sát nhìn ngắm thì chúng vốn là không, không thực có, chỉ do ta tự chế biến đẻ ra mà thôi.

Khách quan như thế nào

Khi ta thương một người thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười cả sự đi, đứng gì của người ấy cũng dịu dàng, thân thương cả. Trái lại, đấy là người mà ta ghét thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười, đi, đứng gì của người ấy cũng khiến ta khó chịu, bực bội cả. Như vậy, chính tình cảm chủ quan của ta, đã biến cảm thọ như thực thành dịu dàng, thân thương [lạc] hay khó chịu, bực bội [khổ]. Ngũ uẩn là gì

Vậy, cái mà ta tự chồng lên cảm thọ thực ấy để biến chúng thành lạc hay khổ chính là uẩn, là thọ uẩn. Có câu ngạn ngữ: “Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo”; hoặc của cụ Tiên Điền: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” giúp ta thấy rõ cái uẩn ấy, nó phủ chụp lên thực tại khách quan như thế nào!

Thọ uẩn [vedanākkhanda]

2- Thọ uẩn [vedanākkhanda], tức là toàn bộ các cảm giác, cảm xúc trong thân tâm. Cảm giác dễ chịu, thoải mái được gọi là LẠC THỌ. Cảm giác khó chịu, bức xúc gọi là KHỔ THỌ. Cảm giác không dễ chịu, không khó chịu, thường thường gọi là THỌ KHÔNG KHỔ KHÔNG LẠC.

Tưởng [Saññā]

Saññā được hiểu là tri giác, tức là nhận biết tổng quát hình tướng, hình ảnh, âm thanh, mùi vị [ngũ trần – sắc đối tượng] và xác định được nó là cái gì [nhận thức ban đầu].

Tưởng như thực, hiện tưởng [chưa chế biến, paramattha].

Nếu saññā được lái bởi như lý tác ý [yoniso-manasikāra] thì tri giác ấy là đúng, là hiện tưởng, tức là tưởng đúng đối tượng “như- nó-đang-là”, đang xảy ra, đang vận hành, đang diễn tiến. Ví dụ: Khi nghe tiếng chim, ta lắng nghe trọn vẹn tiếng chim ấy đừng để cho bất cứ “tưởng” gì xen vào cả. Đấy được gọi là hiện tưởng được dẫn dắt bởi như lý tác ý[khởi tâm, hướng tâm đúng với sự thực].

Tưởng uẩn [thuộc khái niệm, đã chế biến – paññatti]

Nếu saññā được lái bởi phi như lý tác ý [ayoniso-manasikāra] thì tri giác này bị biến đổi và trở nên sai lầm.

Bị ký ức, hồi tưởng xen vào, để cho hình ảnh, âm thanh, mùi vị… quá khứ chồng lên hình ảnh, âm thanh, mùi vị hiện tại làm cho “tri giác đang là” bị biến đổi.

Bị tưởng tượng xen vào làm sai lạc đối tượng, biến đối tượng như thực thành đối tượng khác. Ví dụ:

  • Thấy sợi dây tưởng là con rắn rồi sợ hãi con rắn do mình tưởng tượng ra. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh
  • Thấy bóng cây lay động tưởng là con ma, sợ hãi bỏ chạy. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh.
  • Nghe tiếng súng nổ tưởng là tiếng pháo rồi nghĩ đến một đám cưới đông vui. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh.

Như vậy chỉ có hiện tưởng là đúng, là thực khi được lái bởi như lý tác ý. Còn các tưởng [saññā] khác đều sai lạc, đều do ta chế biến, đẻ ra; các tưởng chồng chất ấy mới gọi là tưởng uẩn. Ngũ uẩn là gì

Tưởng uẩn có thể đoạn tận:

Quan sát những chồng chất [uẩn], che đậy [ấm]ở trên, ta thấy con rắn, bóng ma, tiếng pháo nổ, chúng đều không thực có trong thế giới tự-nhiên-đang-là. Chúng vốn là không, không có, nhưng chính uẩn đã biến chúng thành có để sinh ra vui, buồn, khổ, lạc!

Vậy muốn đoạn tận tưởng uẩn, ta chỉ cần trở lại với hiện tưởng, tức là tưởng như thực thì các uẩn đều “tiêu ma”!

3- Tưởng uẩn [Saññākkhanhdha]: là những bóng dáng ẩn ẩn, hiện hiện trong tâm, đó là những bóng dáng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp [pháp trong trường hợp này là thọ, tưởng, hành] là nhóm tế bào não hoạt động khi ngủ là chủ yếu, nó hoạt động tạo nên cái biết trong mơ và sự hình dung, tưởng tượng.

Hành [Saṅkhāra]

Có những saṅkhāra khác nhau:

+ Saṅkhāra được dịch là hữu vi, hàm chỉ các pháp được kết hợp, được cấu tạo, được làm nên. Thế giới vật chất từ hạt cát đến sơn hà nhật nguyệt, sum la vạn tượng được kết hợp bởi các yếu tố, đơn vị vật chất đều được gọi là hữu vi.

Loại hữu vi này bị chi phối bởi những định luật tự nhiên của vũ trụ nên chúng vô thường, vô ngã, nhưng “không có khổ”.

Saṅkhāra

+ Saṅkhāra được dịch là hành, là tạo tác các nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động làm nên thức tái sanh vào tứ ác đạo, người bất hạnh, người hữu phúc, trời Dục giới, trời Sắc giới và trời Vô sắc giới. Saṅkhāra này được dùng trong thập nhị duyên khởi: Vô minh, hành, thức…

Tất cả hành là vô thường

Chính saṅkhāra, hành này do tâm lý, tình cảm, sở thích, quan niệm chủ quan của mình chế biến, đẻ ra nên gọi là hành uẩn. Và chính saṅkhāra – hành uẩn nầy này mới vô thường, vô ngã, kèm thêm khổ. Nó biến đổi từ thương ra ghét, từ ghét ra hận rồi tạo ra các nghiệp.

– Sabbe saṅkhāra aniccāti [tất cả hành là vô thường].

– Sabbe saṅkhārādukkhāti [tất cả hành là khổ].

– Sabbe dhammāanattāti [tất cả pháp đều vô ngã]. Pháp hữu vi, pháp vô vi đều vô ngã. Pháp vô vi không phải là pháp cấu tạo, kết hợp; cũng không phải là pháp do mình đẻ ra, chế biến ra – nên pháp vô vi là vô ngã nhưng không vô thường và không khổ. Ví dụ Niết- bàn là pháp vô vi.

Hành là gọi 50 trạng thái tâm lý do “tư” điều động, dẫn dắt.

Hành là gọi 50 trạng thái tâm lý do “tư” điều động, dẫn dắt.

  • Nếu tâm thiện, “tư” quy tụ các tâm sở thiện như tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si…
    • Nếu tâm bất thiện, “tư” quy tụ các tâm sở bất thiện như si, vô tàm, vô quý, trạo cử…
  • Nếu ý nghiệp bất động, “tư” quy tụ các thiền chi như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.
    • Đến đạo,quả, Niết-bàn, “tư tâm sở” dần dần mất tác dụng, và được “tuệ tâm sở” thay thế.

Do tư tâm sở chi phối mà hành biến thành hành uẩn. Được tuệ tâm sở thay thế thì tất cả đều thanh lương, trong sáng; các trạng thái tâm lý đều trở thành cái dụng của tâm và trí để sống cao đẹp, thanh bình và giải thoát giữa cuộc đời.

Hành uẩn [khandhasaṅkhāra]:

+ Nếu sắc, thọ, tưởng đều nguyên sơ, trong sáng thì saṅkhāra chỉ là định luật hữu vi cấu tạo, kết hợp tự nhiên dù vật chất hay tinh thần; nhưng khi chúng bị biến thành sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn thì hành uẩn đồng thời khởi sanh do tư chi phối, điều động. Ngũ uẩn là gì

+ Nói cách khác, do tư chủ động điều hành, tập hợp các tâm sở tương ưng để tạo tác nên được gọi là “tập hợp tạo tác” [saṅkhāra], thiện hay ác, ba cõi sáu đường đều do nó cả.

Hành uẩn có thể đoạn tận:

Khi hành uẩn biểu hiện ra ngoài qua thân, khẩu thì ta dùng ngữ, nghiệp mạng để đối trị. Khi hành uẩn khởi động trong tâm thì đối trị bằng tấn, niệm, định. Khi hành uẩn đã lắng dịu, hoạt động vi tế hơn qua thân tâm, lúc đó cần phải có trí tuệ [paññā]hoặc chánh kiến [sammā diṭṭhi]và chánh tư duy [sammā saṅkappa]cùng hợp tác sẽ hóa giải và đoạn tận được sự tạo tác của hành uẩn Ngũ uẩn là gì.

Hành uẩn [Saṅkhārakkhandha]:

4- Hành uẩn [Saṅkhārakkhandha]: Hành là ý hành, đó là hành trong ngũ uẩn. Ý hành này là những lời nói trong tâm. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.

Thức [Viññāṇa]

Là nhận thức, nhận biết đối tượng. Thức[viññāṇa]là tên gọi khác của tâm [citta]hay ý [mana]

Thức như thực [chưa chế biến – paramattha]

  • Lúc sự nhận biết ban đầu ấy còn trong sáng, chưa bị kinh nghiệm, thành kiến, bản ngã xen vào thì thức ấy là thức như thực. Nó nắm bắt đối tượng nguyên trạng do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trao qua mà chưa xử lý.
  • Thức bao hàm tất cả tâm sở, nó đóng vai trò quán xuyến tất cả tâm sở, chi phối sắc, thọ, tưởng, hành.
  • Ngũ căn tiêp nhận đối tượng là một biểu hiện đơn giản nhất của thức – ngũ thức.
  • Thức còn thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng đó là sao chép kinh nghiệm để đưa vào lưu trữ ở kho tiềm thức.

Thức uẩn [đã chế biến- paññatti]

Nếu thức bị sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì thức ấy sẽ biến thành thức uẩn

Thức uẩn có thể đoạn tận:

  • Thật ra chỉ cần trả thức lại cho thức là đoạn trừ được thức uẩn, nói đúng hơn là đoạn tận uẩn của thức [rối ren, chất chồng của thức] chứ không phải đoạn tận thức. Nếu thức không bị các uẩn chi phối nghĩa là do như lý tác ý dẫn dắt thì thức ấy biến thành kiến, văn, giác, tri như thực; là thành chánh tri kiến, là như thực tri kiến [yathābhūta ñāṇadassana].

Chủ Đề