Rùa tai đỏ tô bao nhiêu?

Theo khảo sát của một nhóm sinh viên Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, có hàng chục ngôi chùa ở TP như chùa Quan Âm - quận 5; chùa Ngọc Hoàng - quận 1; chùa Giác Huệ - quận 7... đang lưu giữ rùa tai đỏ do người dân mang đến phóng sinh.

 

Tại chùa Một Cột ở quận Thủ Đức - TPHCM, lực lượng kiểm lâm vớt rùa quý nhưng gặp toàn rùa tai đỏ

 

Sát thủ

Theo ghi nhận của chúng tôi,  tại chùa Một Cột - quận Thủ Đức; chùa Ngọc Hoàng - quận 1, số  rùa tai đỏ lên đến cả ngàn con. “Mỗi khi thả thức ăn xuống hồ, đàn rùa tai đỏ  xông tới đớp xé, không một loài rùa nào khác đủ sức cướp miếng ăn trước miệng rùa tai đỏ” - một nhà sư ở chùa Một Cột nói.

Chính bản chất ăn tạp và hung dữ đang giúp rùa tai đỏ sinh sản nhanh và trở thành nỗi khiếp sợ của những loài rùa khác. Vì vậy, từ một loài rùa  ở nước ngoài, hiện nay, rùa tai đỏ đang áp đảo các loài rùa quý khác ở các ngôi chùa của TP.

Sinh viên Lê Mai Thanh Trâm, Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP, hiện là thực tập viên của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã [WAR], cho biết trong đợt khảo sát tình trạng phân bố rùa ở các ngôi chùa, đã chứng kiến cảnh phật tử đem rùa tai đỏ đến đây cúng rồi phóng sinh ra sông. Chi cục Kiểm lâm TP cũng xác nhận chuyện nhà chùa mang rùa tai đỏ ra sông phóng sinh vì hồ nuôi đã quá dày đặc “hung thần tai đỏ”.

Đa số rùa phóng sinh do các phật tử mua từ những người bán rong hoặc các tiệm bán cá cảnh kèm rùa. Hiện nay, giá một con rùa tai đỏ dưới 300 g khoảng 30.000 đồng.

Đặc biệt trong những ngày rằm, trước những ngôi chùa lớn, số lượng rùa tai đỏ bày bán khá nhiều, một “sát thủ tai đỏ” nặng 1,5 kg được bán với giá 400.000 đồng. 

 

Nhu cầu phóng sinh rùa của người dân đang biến những ngôi chùa ở TPHCM trở thành điểm thu hút rùa tai đỏ từ khắp các tỉnh, thành đổ về và vô tình “sát thủ tai đỏ” từ chùa sẽ tràn ra dòng sông, kênh rạch của TP!

Giết thì thương, vương thì họa

Mới đây, chùa Một Cột tình nguyện hiến tặng rùa trong ao nuôi của mình cho Chi cục Kiểm lâm TP đem thả về tự nhiên. Tuy nhiên, trong số hàng ngàn cá thể rùa, lực lượng kiểm lâm chỉ vớt được khoảng 20 con. Số còn lại chi cục “từ chối” vì là rùa tai đỏ!

Sở dĩ chi cục từ chối vì từng xảy ra chuyện dở khóc dở cười trong việc xử lý rùa của chùa Quan Âm. Lần đó, chùa Quan Âm bàn giao cho chi cục toàn bộ số rùa với yêu cầu phải thả tất cả về tự nhiên, không được “sát sanh” con nào.

 Khi phân loại, chi cục phát hiện trong số  rùa nhận được có khoảng 150 “sát thủ tai đỏ”. Đáng ra, tất cả số rùa tai đỏ phải đem tiêu hủy để không có cơ hội sinh sản. Tuy nhiên, do lời hứa với người quản chùa mà Chi cục Kiểm lâm phải thả “sát thủ” vào một hồ nuôi riêng. Hiện nay, chưa biết xử lý số rùa này ra sao.

Rút kinh nghiệm, Chi cục Kiểm lâm không “cõng” rùa tai đỏ từ chùa về nữa. Tuy nhiên, việc để chúng tại chùa cũng không phải là một lựa chọn phù hợp.

Thứ nhất, do nhà chùa không phân biệt loại rùa nguy hiểm này với các cá thể rùa khác nên thả chúng sống cùng nhau trong một ao nuôi. Vì vậy, những loại rùa quý của VN như rùa răng, rùa đất lớn, rùa hộp lưng đen... sẽ bị rùa tai đỏ tranh giành thức ăn dẫn đến suy kiệt rồi chết.

Trên đường Trần Hưng Đạo [thành phố Huế], nhiều người "vô tư" đến các điểm bán chim, cá cảnh tìm mua rùa tai đỏ. Anh Vũ Văn Vinh, 24 tuổi cho biết: “Nghe giới thiệu loại rùa này rất dễ nuôi nên mình mua về nuôi chơi trong nhà”.

Phóng toRùa tai đỏ được bán trên đường Trần Hưng Đạo [TP Huế] kèm theo thức ăn bổ dưỡng - Ảnh: Lê Đình

Cũng tại đây, chứng tôi thấy rất nhiều các bà, các chị đến mua rùa tai đỏ để phóng sinh vào dịp Lễ hội điện Hòn Chén cũng như mùa Vu Lan sắp tới. Mệ Hồ Thị Thái [68 tuổi] thật thà: “Tui có biết nó độc hại chi mô, thấy rùa là tụi tui mua thả thôi”.

Các chủ quầy hàng cho biết loại rùa này được nhập theo các xe hàng từ TP.HCM ra Huế, bán lẻ với giá từ 35.000 - 80.000 đồng/con. Kết quả, loài rùa tai đỏ đang được "vỗ béo" và phát tán mạnh vào thiên nhiên Thừa Thiên - Huế.

Phóng toTrước khi phóng sinh, rùa tai đỏ nơi đây được bồi dưỡng khá thịnh soạn với thức ăn chuyên nuôi cá kiểng thả ê hề xung quanh - Ảnh: Lê Đình

Tại Hà Nội, nhiều cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám, Chợ Đồng Xuân cũng công khai bán rùa tai đỏ.

Theo một số tiểu thương buôn bán động vật cảnh tại chợ Đồng Xuân, do nhu cầu mua rùa phóng sinh gần đây cũng như chuẩn bị cho rằm tháng 7 sắp tới nhiều nên họ đã nhập vào để bán. Loại rùa này được các đầu mối bán buôn đem từ rừng xuống tận chợ, cửa hàng để đổ.

Phóng toRùa tai đỏ được bày bán trên phố Hoàng Hoa Thám - Ảnh: Phạm Phương

Nếu bán lẻ, giá mỗi con rùa dao động trong khoảng 25.000 - 40.000 đồng [loại từ 0,5 kg trở xuống]. Với loại khoảng 1 kg trở lên, giá bán là 200.000 đ/kg.

Còn theo chủ một cửa hàng tại địa chỉ 727 Hoàng Hoa Thám, do Nhà nước cấm bán loại rùa vàng nên họ bán rùa tai đỏ để đáp ứng thú vui nuôi rùa của nhiều người. Do loại rùa này nhiều, giá mỗi lại rẻ nên dễ bán.

Điều đặc biệt là những người bán rùa ở đây không biết hoặc không quan tâm đến sự nguy hại của loài rùa này.

------------------------------------

Thu gom rùa tai đỏ tại núi CấmVĩnh Long: phải tái xuất hết hàng chục tấn rùa tai đỏ Việt Nam: Sinh vật lạ xâm lấn sông nướcCó nên nuôi rùa tai đỏ ?

Chủ Đề