Quyền và nghĩa vụ trong gia đình là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Cáccon tronggia đình có quyền, nghĩa vụ gì?
  • 2. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn ?
  • 3. Làm sao để ly hôn và con cái được chia tài sản ?
  • 4. Giải quyết tranh chấp về tài sản, con cái khi ly hôn ?
  • 4.1. Về tài sản chung là căn hộ chung cư:
  • 4.2. Về khoản nợ vay tín chấp chưa trả hết
  • 4.3. Về quyền trực tiếp nuôi con chung
  • 5. Tư vấn về việc thăm nom con cái sau ly hôn ?

1. Cáccon tronggia đình có quyền, nghĩa vụ gì?

Chào luật sư! Cháu muốn hỏi luật sư một chuyện như thế này. Cháu năm nay 24 tuổi, mới tốt nghiệp đại học và có mong muốn được làm việc ở thành phố nhưng bố cháu không đồng ý và ép mẹ cháu lên thành phố đưa cháu về. Cháu cũng hiểu ý mẹ là tôn trọng sự lựa chọn của cháu nhưng bố cháu thì không chấp nhận việc cháu sống xa nhà. Bố cháu tính độc đoán và rất nóng tính, bố muốn cháu về lấy vợ nhưng cháu không thích con bé trong làng đấy nhưng bố cháu cứ ép và bảo hai gia đình đã hẹn ước từ xưa.

Vì chuyện này mà từ khi cháu lên cấp ba bọn bạn cứ trêu và cháu không có người yêu, đến bây giờ cũng vậy. Thật sự cháu bây giờ rất hoang mang vì bố cháu bảo nếu cháu không về thì từ cháu và cháu sẽ không nhận được một quyền lợi gì nữa. Bố mẹ cháu có mình cháu là con trai còn hai chị gái đã lấy chồng hết, bố cháu chuyển lời lên bảo nếu không về quê lấy vợ và làm việc cho doanh nghiệp của bố thì bố sẽ từ cháu, không cho cháu một tài sản gì hết. Bắt cháu bồi thường toàn bộ số tiền từ ngày đi học đại học và buộc cháu trả lại cho ông chiếc SH 150i mới mua hồi cháu học năm 3 đại học.

Vậy bây giờ cháu phải làm sao, mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu muốn biết việc làm của bố cháu là ép cháu lấy người mà cháu không yêu có được không? ép cháu không được sống và làm việc nơi khác, ép cháu làm việc cho doanh nghiệp do bố làm chủ thì có đúng không ?

Cháu giờ đang làm nhiếp ảnh cho một studio chuyên về ảnh thời trang và người mẫu chứ cháu không thích nghề kinh doanh của bố.

Cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Trong câu chuyện mà bạn chia sẻ không chỉ riêng bạn mà rất nhiều các bạn trẻ khác bị bố mẹ ép buộc lấy vợ, làm việc, sống theo mong muốn của bố mẹ. Nhưng thực tế không mấy người trẻ nghe lời bố mẹ nhất là nghe lời chuyện vợ con theo sắp đặt của bố mẹ. Còn nữa là việc làm, một công việc có thu nhập luôn là lựa chọn và định hướng của bố mẹ nhưng những gì mà con cái muốn ở một công việc không chỉ là thu nhập mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.

Việc bạn có lựa chọn riêng cho công việc cũng như cuộc sống của mình thì bố mẹ bạn sẽ không có quyền can thiệp theo quy định pháp luật nhưng ở góc độ là gia đình, là bố mẹ và con cái thì bạn cũng không nên gay gắt quá vì nếu không thể thực hiện như lời yêu cầu của bố mẹ vào thời điểm này thì bạn cũng nên nói chuyện và thỏa thuận lại với bố mẹ về công việc, hôn nhân như thế nào cho phù hợpj. Nếu mọi chuyện không thể nói chuyện được thì bạn cứ thực hiện những gì mà bạn mong muốn như hôn nhân, công việc, nơi cư trú miễn sao bạn không vi phạm pháp luật là được. Đồng thời bạn phải đảm bảo rằng không vi phạm nghĩa vụ của con cái với bố mẹ.

Căn cứ theo Điều 70 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thì bạn có nghĩa vụ cũng như quyền lợi như sau:

"Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình."

Vậy nên việc bạn được bố mẹ nuôi ăn học, phát triển bản thân là quyền của bạn được như thế nên bố bảo bạn trả lại số tiền ăn học hồi đại học là không đúng với quy định pháp luật. Còn cái xe máy SH thì nếu bố bạn bắt bạn trả lại thì bạn phải trả nếu chiếc xe đấy không phải là quà tặng hay cho bạn theo thỏa thuận. Tức là xe mà bố mẹ cho bạn thì bạn không phải trả theo quy định pháp luật dân sự, đã cho rồi không được đòi lại.

Trong quy định theo Điều 70 thì bạn có quyền lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú theo ý muốn của bạn nên bố mẹ không có quyền can thiệp điều này. Nhưng một điều quan trọng hơn cả quy định pháp luật là tình cảm gia đình, tình cảm thiêng liêng của mối quan hệ máu mủ nên bạn cũng nên suy nghĩ cho thấu đáo, vì chuyện gia đình tình cảm mới quan trọng và cần lấy tình cảm để giải quyết chuyện tình cảm chứ không nên vội vàng lấy pháp luật ra làm căn cứ để giải quyết. Chúc bạn có lựa chọn đúng đắn và chúc gia đình bạn hạnh phúc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn ?

Chào công ty Luật Minh Khuê, xin hỏi: Vợ chồng em ly hôn cách đây 2 năm, theo thỏa thuận em [là mẹ] trực tiếp chăm sóc 2 con. Con lớn của em năm nay 7 tuổi, con nhỏ 4 tuôi. Cả 2 cháu từ khi sinh ra [bé lớn] có ở nhà nội khoảng 1 năm, bé nhỏ vừa sinh ra là chồng ngoại tình và em là nuôi trực tiếp trông bé mà không có nhận được bất cứ khoản tiền nào ?

Rất mong luật sư giải thích giúp em để em có thể làm đúng nhất về việc tao điều kiện thăm con như thế nào là đúng pháp luật.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo như trình bày của chị thì anh chị đã thuận tình ly hôn được hai năm, con chung cho chị nuôi. Bây giờ, anh chồng chị muốn nuôi con thì phải xét theo căn cứ ở trên là anh chị phải có thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc chị không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; thoả mãn được một trong hai điều kiện này thì anh chồng chị mới có quyền yêu cầu toà án cho anh ấy nuôi con.

- Căn cứ vào Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình thì:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Vậy nếu anh chồng chị có nhứng hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị có thể yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm con của người đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửiqua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Làm sao để ly hôn và con cái được chia tài sản ?

Cháu xin chào cô [chú] luật sư công ty luật Minh Khuê. Gia đình cháu có một vấn đề như sau: nhà cháu có 2 chị em gái [em gái cháu nghỉ học từ lớp 8 không có việc làm ổn định], bố cháu làm thợ xây, mẹ cháu thì giờ có tuổi 2 năm nay cũng không đi làm được, bố mẹ cháu đã lùm xùm hơn 4 năm trước rồi mãi không ly hôn được. Bố hay về nhà kiếm chuyện đuổi vợ con đi.

Bố cháu có người phụ nữ khác nhưng vẫn đi về ngủ ở nhà chứ không sống chung với người kia [về bố ngủ ở nhà chính chứ bố mẹ cháu lâu rồi không còn muốn nhìn mặt nhau nữa] đã mấy lần mẹ cháu nộp đơn ly hôn lên công an huyện nhưng tòa mời thì bố không lên, có lần bố giấu luôn giấy mời của mẹ. Đợt Tết 2015 thì bố muốn ly hôn với điều kiện chia đôi tài sản [không chia phần con] nên mẹ không chịu. Chuyện dài cháu xin kể sơ như vậy cô [chú] có thể tư vấn dùm con là mẹ con phải làm sao để ly hôn và con cái được chia tài sản ạ?

Cháu xin cảm ơn cô [chú]. Mong được cô [chú] hồi âm sớm ạ.

>> Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân gia đình: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:

"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a] Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b] Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c] Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d] Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."

Theo điều luật trên, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tức là không bắt buộc phải chia cho các con. Mặc dù vậy, hai bên có thể thỏa thuận cho toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con. Việc tặng cho phải lập thành hợp đồng tặng cho có công chứng chứng thực. Ngoài ra, việc chia tài sản được xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

4. Giải quyết tranh chấp về tài sản, con cái khi ly hôn ?

Tôi đã mua 1 căn hộ chung cư trị giá 1tỷ 400 triệu vào tháng 7 năm 2017,trong đó vay của ngân hàng 1 tỷ thời hạn vay 20 năm,ngoài ra tôi còn đứng tên vay tín chấp của ngân hàng 1 khoản 140 triệu đồng trong 3 năm,mới trả được 1 năm. Vậy ly hôn thì căn hộ giải quyết thế nào nếu vợ chồng tôi tranh chấp ?

Tôi và chồng tôi không tìm được tiếng nói chung nên sẽ không tự thoả thuận được,sẽ phải nhờ toà giải quyết: chúng tôi có 3 con chung,1 cháu trai 23 tuổi,1 cháu gái 13 tuổi, và 1 cháu gái 5 tuổi.

Mong luật sư tư vấn cho tôi.

Luật sư trả lời:

4.1. Về tài sản chung là căn hộ chung cư:

Pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận chia tài sản của hai bên vợ chồng, tuy nhiên, trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc chia tài sản sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc: chia đôi.

Và nguyên tắc: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật.

Trong trường hợp của bạn, tài sản tranh chấp là một căn chung cư, nên chia bằng hiện vật là khó, nên Tòa án có thể áp dụng cách thức chia tài sản theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Để đảm bảo việc chia tài sản được công bằng, khách quan thì Tòa án sẽ căn cứ vào bốn yếu tố sau để chia tài sản:

1.Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, khi chia tài sản trong trường hợp có tranh chấp thì các bên sẽ phải nộp án phí tương đương với phần giá trị tài sản được chia, tài sản chung vợ chồng được định giá là 1 tỷ 400 triệu đồng, nếu nộp án phí sẽ là: 36 triệu đồng và 3% của 900 triệu , tương đương 37 triệu 676 nghìn đồng, tiền án phí khá lớn, bạn cần cân nhắc về việc tranh chấp tài sản.

4.2. Về khoản nợ vay tín chấp chưa trả hết

Về nguyên tắc, trường hợp những khoản nợ mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập thì sẽ do vợ chồng cùng phải trả, các khoản nợ cũng được chia đôi cho hai vợ chồng cùng có nghĩa vụ trả nợ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn có nói bạn đứng tên vay một khoản vay tín chấp, đối với vay tín chấp thì không có việc thế chấp tài sản vì thế khi chồng bạn không muốn trả nợ thì cũng không có căn cứ buộc phải trả. Nếu như bạn muốn việc trả nợ là cả hai vợ chồng đều cùng phải có nghĩa vụ thì bạn cần chứng minh về mục đích vay tiền là để sử dụng vào mục đích chung của gia đình như: dùng để mua nhà, dùng để tiêu dùng nhu cầu gia đình...

4.3. Về quyền trực tiếp nuôi con chung

Đối với hai cháu lớn, vì đã đủ 7 tuổi nên áp dụng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, tòa sẽ giải quyết theo nguyện vọng của con.

Đối với cháu 5 tuổi, nếu hai bạn thỏa thuận được về người nuôi con thì Tòa sẽ quyết định theo thỏa thuận của hai cha mẹ, trường hợp hai bạn không thỏa thuận được và yêu cầu Tòa tự giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con và điều kiện, khả năng chăm sóc của cha mẹ để giao con cho một người nuôi.

Những điều kiện mà Tòa xem xét cho người được trực tiếp nuôi con gồm có:

- Khả năng về kinh tế của cha mẹ

- Khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ

- Môi trường sống, hoàn cảnh gia đình của mỗi bên...

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

5. Tư vấn về việc thăm nom con cái sau ly hôn ?

Kính gửi Cty Luật Minh Khuê, Hiện nay em đang có gặp vấn đề về tranh chấp nuôi/chăm sóc con sau khi ly hôn, kính xin luật sư tu vấn 1 số điểm: - Vợ chồng em sống ở HCM. - Em và vợ đã ly hôn được gần 1 năm. Đã có 2 con trai [con lớn 9 tuổi; con nhỏ 3 tuổi] - Sau ly hôn vợ chồng em không có tranh chấp gì về tài sản. - Vợ chồng em thoả thuận vợ là người nuôi con trực tiếp [sống ở nhà bà ngoại], vì em công tác ở xa.

Em công tác ở Vũng Tàu. Mỗi tháng em cấp dưỡng để nuôi con là 10 triệu/tháng. Chủ nhật hàng tuần em đều về thăm con. Nhà vợ vẫn đối xử bình thường với em. Con cái vẫn vui chơi với e bình thường. Tuy nhiên từ lúc vợ chồng ly hôn, vợ em không cho phép e dẫn 2 con về quê nội để thăm [quê nội ở Vũng Tàu]. Nhân dịp đang nghỉ hè, em muốn đưa 2 con về thăm bà nội 1-2 ngày nhưng vợ cũng không cho và không nói rõ lý do vì sao. Sắp tới công ty em đang công tác có tổ chức đi Phan Thiết cho gia đình và con đi cùng. Em cũng xin phép dẫn đứa lớn [9 tuổi] đi cùng với em nhưng vợ vẫn không đồng ý.

- Có 1 vấn đề là vợ em ăn chay trường, và cũng bắt con em [đứa nhỏ] ăn chay trường từ năm 2 tuổi. Thoạt đầu e cũng ngăn cản vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, nhưng vẫn ko thay đổi được, nên dần dần cũng ko nói đến nữa. Vào ngày 1/6 vừa rồi, em có về thăm con và dẫn 2 đứa ra nhà văn hoá chơi trò chơi. Sau khi chơi xong e có mua cá viên chiên cho đứa lớn ăn. Đứa nhỏ cũng khóc đòi ăn nên em có cho con ăn 1 viên. Vài ngày sau đứa nhỏ nó bị bệnh ho, viêm họng, sổ mũi...vợ em lại cho rằng do em dẫn nó đi chơi, cho nó ăn bậy nên nó mới đổ bệnh như vậy. Kể từ hôm đó, cô ấy nói cấm em ko được dẫn con em đi đâu nữa, kể cả đứa lớn, em chỉ được phép về thăm con không được dẫn đi con ra khỏi nhà.

Qua phần trình bày của em như trên, em xin hỏi luật sư vài câu hỏi:

1. Dù vợ e có quyền là người trực tiếp nuôi và chăm sóc con, em là người cấp dưỡng, nhưng cô ấy ko cho phép e dẫn con về thăm bà nội là đúng pháp luật hay ko? Nếu cô ấy vẫn không thay đổi suy nghĩ thì em có thể khiếu nại, khiếu kiện ở đâu?

2. Việc giờ đây cô ấy chỉ cho phép e về thăm con, nhưng cấm em dẫn con đi ra ngoài chơi, ăn uống bình thường, cấm e dẫn con đi chơi với công ty như vậy có hợp với luật lệ ko? Em có thể khởi kiện vấn đề này được ko?

Kính mong luật sư giải đáp và tư vấn sớm giúp em. Em xin cám ơn.

Trả lời:

Về quyền thăm nom con cái sau ly hôn, điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tại khoản 3 như sau:

"3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng chăm sóc con thì vợ bạn không thể cấm được. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có quyền đưa con về bên nội chơi vì việc đưa con về nhà nội hoặc đi chơi xa không được coi là hành động cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con bạn. Pháp Luật hôn nhân gia đình không liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc. Tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc đi đâu đó là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ và vợ bạn không có quyền ngăn cấm người cha thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình, trừ khi vợ bạn có chứng cứ rõ ràng việc bạn đưa con đi ra ngoài là cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của bạn thì khi đó vợ bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bạn.

Trong trường hợp vợ bạn vẫn không thay đổi suy nghĩ và không đưa ra được chứng cứ chứng minh việc thăm nom con của bạn ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.

Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con khi việc thăm nom đó không gây cản trở việc nuôi dưỡng, chăm sóc. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án. Nhưng nếu vợ bạn không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận thì bạn được quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề