Quy định về khoảng cách dòng trong văn bản

Theo đó, phần mở đầu của văn bản bao gồm Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, địa danh, ngày, tháng, năm ban hành, tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.

Phần nội dung [bản văn] được trình bày bằng chữ in thường [được dàn đều cả hai lề], kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm [1 default tab]; khoảng cách giữa các đoạn văn [paragraph] đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng [line spacing] chọn tối thiểu từ cách dòng đơn [single line spacing] hoặc từ 15pt [exactly line spacing] trở lên.

Phần kết thúc của văn bản gồm chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành; nơi nhận văn bản.

Tùy theo nội dung văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng hoặc hẹp có thể lựa chọn một trong các cách bố cục: Phần, chương, mục, điều, khoản hoặc ít cấp cấu trúc hơn nhưng phải có tiêu đề [là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều].

Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục phải đảm bảo nguyên tắc: Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể; quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục; quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài; quy định phổ biến được trình  bày trước quy định đặc thù...

Phần mở đầu của văn bản bao gồm Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, địa danh, ngày, tháng, năm ban hành, tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.

Phần nội dung [bản văn] được trình bày bằng chữ in thường [được dàn đều cả hai lề], kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm [1 default tab]; khoảng cách giữa các đoạn văn [paragraph] đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng [line spacing] chọn tối thiểu từ cách dòng đơn [single line spacing] hoặc từ 15pt [exactly line spacing] trở lên.

Phần kết thúc của văn bản gồm chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành; nơi nhận văn bản.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; từ ngữ được sử dụng phải là từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục; không sử dụng từ ngữ nước ngoài; văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết; cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2012 và thay thế các quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005.

Hiện nay việc sử dụng Microsoft Word để soạn thảo các văn bản, giấy tờ, đơn từ… là việc làm thường xuyên của mọi người. Nhưng để có một văn bản đẹp, đúng chuẩn thì nhiều người còn khó khăn trong việc chỉnh sửa.

Vậy làm sao để trình bày một văn bản, đơn từ.. trong Word đẹp, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thông thường thì các văn bản thông thường sử dụng khổ giấy A4, khoảng cách lề trên và lề dưới là 2.5 cm, trái 3cm và phải 2cm, các kiểu chữ thông dụng như: Times New Roman [Unicode], .VnTime [TCVN]… , kích cỡ chữ trung bình khoảng 13pt, khoảng cách giãn dòng 1.5 lines.

Chọn khổ giấy

Chọn Page Layout -> Size -> A4.

Căn lề cho văn bản

Quy định về tiêu chuẩn định lề trong văn bản [đối với khổ A4 210mm x 297mm].

Lề trên: cách mép trên từ 20 -25 mm.

Lề dưới: cách mép dưới từ 20 -25 mm.

Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm.

Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.

Bước 1: Đầu tiên các bạn cần thay đổi đơn vị trong Word từ inch sang centimet, chọn File -> Options.

Trong Word Options các bạn chọn Advanced, tại phần Display các bạn chọn đơn vị đo là Centimeters trong mục Show measurements in units of và nhấn OK.

Bước 2: Tiếp theo các bạn chọn thẻ Page Layout -> Margins -> Custom Margins để thiết lập thông số căn lề cho văn bản Word.

Trong hộp thoại Page Setup, tại thẻ Margins, các bạn nhập thông số trong phần Margins:

- Top: căn lề trên.

- Bottom: căn lề dưới.

- Left: căn lề trái.

- Right: căn lề phải.

Sau đó các bạn nhấn OK để hoàn tất.

Giãn dòng cho văn bản

Bước 1: Các bạn chọn [bôi đen] đoạn văn bản cần giãn dòng và nhấn chuột phải chọn Paragraph.

Bước 2: Trong hộp thoại Paragraph các bạn chọn thẻ Indents and Spacing, các bạn chọn khoảng cách với đoạn trước [Before], khoảng cách với đoạn sau [After] và khoảng cách dòng trong phần Line spacing thường là 1.5 lines. Sau khi thiết lập xong các bạn nhấn OK.

Hoặc các bạn có thể chỉnh giãn dòng nhanh bằng cách bôi đen đoạn văn bản cần giãn dòng. Trong thẻ Home trên thanh Ribbon, các bạn tìm đến phần Paragraph và chọn biểu tượng Line and Paragraph Spacing. Xuất hiện các khoảng cách giãn dòng các bạn chọn 1.5.

Sử dụng Align để căn chỉnh

Các bạn chọn [bôi đen] đoạn văn bản cần chỉnh align, trong thẻ Home phần Paragraph các bạn chọn chế độ Align cần căn chỉnh. Có 4 lựa chọn:

- Align Text Left: chỉnh sát lề trái [hoặc tổ hợp phím Ctrl + L].

- Center: chỉnh giữa dòng [hoặc tổ hợp phím Ctrl + E].

- Align Text Right: chỉnh sát lề phải [hoặc tổ hợp phím Ctrl + R].

- Justify: chỉnh đều hai bên của dòng [hoặc tổ hợp phím Ctrl + J].

Ví dụ:

- Các bạn chọn Align Text Right [chỉnh sát lề phải] các bạn sẽ được:

- Chọn Center [chỉnh giữa dòng]:

- Chọn Justify [chỉnh đều hai bên của dòng] các bạn được:

Như vậy với một số thao tác được trình bày trong bài viết, các bạn đã có thể trình bày văn bản, tài liệu Word đẹp, đúng chuẩn cơ bản nhất của Word. Chúc các bạn thành công!

  • Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành thì việc trình bày nội dung văn bản hành chính được thực hiện như sau:

    1. Thể thức

    a] Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.

    Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:

    - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;

    - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật;

    - Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;

    - Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;

    - Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông [không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết]. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;

    - Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;

    - Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản [đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh], ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó;

    - Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy định viết hoa trong văn bản hành chính.

    b] Bố cục của văn bản

    Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định, cụ thể:

    - Nghị quyết [cá biệt]: theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;

    - Quyết định [cá biệt]: theo điều, khoản, điểm; các quy chế [quy định] ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;

    - Chỉ thị [cá biệt]: theo khoản, điểm;

    - Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm.

    Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều thì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.

    2. Kỹ thuật trình bày

    Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6.

    Phần nội dung [bản văn] được trình bày bằng chữ in thường [được dàn đều cả hai lề], kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 [phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ]; khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm [1 default tab]; khoảng cách giữa các đoạn văn [paragraph] đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng [line spacing] chọn tối thiểu từ cách dòng đơn [single line spacing] hoặc từ 15pt [exactly line spacing] trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng [1,5 lines].

    Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.

    Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:

    - Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề [tên] của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

    - Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả - rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;

    - Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng, đậm;

    - Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng;

    - Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng.

    Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì trình bày như sau:

    - Phần [nếu có]: Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

    - Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

    - Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn [13-14], kiểu chữ đứng, đậm;

    - Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

    Trên đây là nội dung quy định về việc trình bày nội dung văn bản hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BNV.

    Trân trọng!

  • Video liên quan

    Chủ Đề