Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 tuần 27

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 27

Download [11.94 KB]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. b-  Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm

2. c- Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân

3. a- Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

4. c- Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a] xuất khẩu – xơ dừa – sáo trúc – suất ăn – xáo trộn

b] Đặt dấu như sau:

Không một tấm hình, không một địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ

Anh là chiến sĩ giải phóng quân

Câu 2.

Những câu cầu khiến cần gạch chân là:

a]

  • [1]- Xin ông thả cháu ra!
  • [2]- Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con
  • [3]- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào
  • [4]- Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.

b]

  • [1]- Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào
  • [4]- Nào, bố con ta đi về

Câu 3.

a] VD:

Cách đặt câu khiến

Đặt câu

[1] Có một trong các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải…

Thu đừng quát mắng các em nhỏ như thế!

[2] Có một trong các từ:lên, đi, thôi, nào..

 Minh hát lại bài “Inh lả ơi” cho cả lớp nghe đi!

[3] Có một trong các từ: đề nghị, xin, mong…

 Xin các bạn trật tự để nghe lớp trưởng phổ biến kế hoạch đi cắm trại


b] Khoanh tròn vào câu:  [1] – Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!

c] Đặt câu lần lượ như sau:

  • [1] Hoa cho tớ mượn cái thước kẻ với
  • [2] Hè này, mẹ cho con tham gia lớp học võ do trường tổ chức, mẹ nhé!
  • [3] Chúng em mời cô giáo đến dự liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp em ạ

Câu 4:

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ. Giữa vùng trời bao la, đám lá xanh rờn, hoa phượng tự tin, kiêu hãnh vươn mình kheo sắc đỏ làm cho muôn loài ghen tị vì thua hương kém sắc.Nắng càng chói chang, phượng càng rực rỡ. Một đóa phượng gồm nhiều bông hoa kết thành, mỗi bông đều có từ 4-5 cánh trông như cánh bướm,dịu dàng ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong. Mỗi đóa hoa là một đốm lửa đỏ rực, cả cây phượng làm bừng sáng cả một góc sân khoảng trời, nhìn từ xa trông cây như đang bốc cháy. Những chú ong chăm chỉ bay đến từng bông hoa hút mật, cùng với những chú ve tạo nên bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.

Đề bài

Câu 1: Đọc lại bài Dù sao thì trái đất vẫn quay và cho biết lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?

Câu 2: Ý nghĩa bài văn Dù sao thì trái đất vẫn quay?

A. Ca ngợi lòng dũng cảm của nhà thơ dám đấu tranh chống lại tên vua hung hăng, độc ác

B. Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

C. Ca ngợi vị anh hùng cái thế đã đánh đuổi được bọn phản loạn

D. Cho thấy cuộc sống lầm than của người dân dưới thời phong kiến

Câu 3: Trong truyện Con sẻ vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

A. Vì hành động không tiếc thân mình lao xuống bảo vệ con là hành động rất đáng khâm phục khiến nhiều người cảm động

B. Vì tác giả cảm thấy con sẻ này rất ngang bướng và ương ạnh

C. Vì tác giả cảm thấy chú chó của mình thật tuyệt

D. Vì con sẻ già rất thông minh và dũng cảm

Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện Con sẻ?

A. Chê trách hành động độc ác của con sói

B. Chê trách hành động vô tâm của người chủ vì không sớm ngăn cản con chó

C. Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già

D. Ca ngợi sự trung thành của con chó

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?

a] Công sưởng

b] Sông ngòi

c] Cuộc sống

d] Sác định

Câu 6: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào viết sai chính tả?

a] Hoãng hốt

b] Rác thải

c] Thừa thải

d] Khen thưởng

Câu 7: Câu khiến [câu cầu khiến] thường được kết thúc bằng dấu câu nào?

A. dấu hỏi

B. dấu chấm than hoặc dấu chấm

C. dấu hỏi hoặc dấu ngã

D. dấu ngã

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?

A. Trời nắng quá!

B. Hôm nay, trời rất nắng.

C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

D. Trời có nắng lắng không?

Câu 9: Em hãy nối những tình huống ở cột A với câu khiến phù hợp ở cột B

1. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

a. Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

2. Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

b. Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

3. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Câu 10: Viết bài văn tả một cây hoa

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đàybảo vệ chân lí khoa học.

Câu 2:

Ý nghĩa bài văn Dù sao thì trái đất vẫn quay:

Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ  bé: Vì hành động không tiếc thân mình lao xuống bảo vệ con là hành động rất đáng khâm phục khiến nhiều người cảm động

Đáp án đúng: A.

Câu 4:

Ý nghĩa của câu chuyện Con sẻ: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già

Đáp án đúng: C.

Câu 5:

Các trường hợp viết đúng chính tả là:

- Sông ngòi

- Cuộc sống

Sửa lại một số trường hợp sai chính tả: công sưởng -> công xưởng, sác định -> xác định

Câu 6:

Những trường hợp viết sai chính tả là:

- Hoãng hốt

- Thừa thải

Sửa lỗi sai: hoãng hốt -> hoảng hốt, thừa thải -> thừu thãi

Câu 7:

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than [!] hoặc dấu chấm.

Đáp án đúng: B. dấu chấm than hoặc dấu chấm

Câu 8:

Trời nắng quá! – Câu cảm, bày tỏ cảm xúc trước sự việc trời rất nắng.

Hôm nay, trời rất nắng. – Câu trần thuật, thông báo một sự việc là hôm nay trời rất nắng

Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng! – Câu cầu khiến, đưa ra yêu cầu cho con là con nên mang ô để tránh nắng

Trời có nắng lắm không? – câu hỏi, hỏi về tình hình thời tiết

Vậy nên câu cầu khiến là câu “Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

Đáp án đúng: C.

Câu 9:

1 – b: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút - Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

2 – a: Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. - Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

3 – c: Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. - Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Câu 10:

Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề