Phí thuần trong bảo hiểm là gì

Đây là nội dung mới được bổ sung tại Thông tư 50/2017/TT-BTC

Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017. Thay thế Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012, Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 và Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014.

Theo đó, Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định về hoạt động, chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; hoạt động của đại lý bảo hiểm, đào tạo đại lý bảo hiểm; chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm.

Một trong những điểm mới của Thông tư này là bổ sung quy định các doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ phải đăng ký bản quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểmthuộc nghiệp vụ bảo hiểmxe cơ giới với Bộ Tài chính [Điều 6].

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động phải thực hiện đăng ký trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Về mức chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, cơ bản vẫn như quy định trước đây, tuy nhiên có bổ sung hạn mức chi hoa hồng cho nghiệp vụ bảo hiểmbảo lãnh là 10%. Chi tiết xem tại Điều 5 Thông tư.

Thông tư đồng thời cũng thay mới toàn bộ các biểu mẫu về đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm[từ Phụ lục 1 - 20].

Ngoài ra, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với mức phí bảo hiểm thuần do Bộ Tài chính công bố đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới để xác định phí bảo hiểm. Cụ thể:

- Mức phí bảo hiểm thuần là mức phí đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài; được xác định trên số liệu thống kê của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Mức phí bảo hiểm thuần chưa bao gồm các chi phí sau:

+ Các khoản thuế giá trị gia tăng;

+ Khoản đóng góp từ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm;

+ Các khoản trích lập bắt buộc theo quy định pháp luật;

+ Chi hoa hồng bảo hiểm;

+ Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận dự kiến.

BBT

Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017. Thay thế Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012, Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 và Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014.

xac dinh muc phi bao hiem thuan cua xe co gioi
Ảnh minh họa.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định về hoạt động, chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; hoạt động của đại lý bảo hiểm, đào tạo đại lý bảo hiểm; chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm.

Một trong những điểm mới của Thông tư này là bổ sung quy định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đăng ký bản quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với Bộ Tài chính [Điều 6].

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động phải thực hiện đăng ký trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Về mức chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, cơ bản vẫn như quy định trước đây, tuy nhiên có bổ sung hạn mức chi hoa hồng cho nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh là 10%. Chi tiết xem tại Điều 5 Thông tư.

Thông tư đồng thời cũng thay mới toàn bộ các biểu mẫu về đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm [từ Phụ lục 1 – 20].

Ngoài ra, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với mức phí BH thuần do Bộ Tài chính công bố đối với các sản phẩm BH thuộc nghiệp vụ BH xe cơ giới để xác định phí BH. Cụ thể:

Mức phí BH thuần là mức phí đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua BH, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm BH cơ bản của doanh nghiệp BH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài; được xác định trên số liệu thống kê của doanh nghiệp BH .

Mức phí BH thuần chưa bao gồm các chi phí sau:

  • Các khoản thuế giá trị gia tăng;
  • Khoản đóng góp từ các doanh nghiệp BH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường BH;
  • Các khoản trích lập bắt buộc theo quy định pháp luật;
  • Chi hoa hồng BH;
  • Chi phí khác hoạt động kinh doanh BH, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận dự kiến.

Theo [Đời sống & Pháp luật]

Chủ Đề