Phát triển trẻ sơ sinh

Các hoạt động phát triển nhận thức giúp trẻ củng cố khả năng suy nghĩ, giao tiếp và phân tích. Sự phát triển nhận thức của trẻ thường xảy ra khi chúng tương tác, tò mò, chạm và cảm nhận mọi thứ từ môi trường xung quanh như cách cha mẹ nói chuyện, chơi đùa, âu yếm hay tương tác cũng một phần giúp trẻ sơ sinh bắt đầu hiểu ngôn ngữ và phát triển các mối quan hệ yêu thương và tin tưởng. 

Bài viết này AVAKids sẽ mang đến những hoạt động thú vị mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức theo từng độ tuổi phù hợp.

Những hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh. Nguồn từ afamilycdc

Mỗi em bé có những cột mốc phát triển khác nhau tùy vào độ tuổi mà cha mẹ có thể cho trẻ học tập và rèn luyện các hoạt động nhận thức phù hợp. 

1Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh 0 đến 3 tháng 

Khi trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi, trẻ có thể nhìn thấy các vật thể cách đó khoảng 30.48cm. Đồng thời trẻ bắt đầu nhạy cảm với âm thanh ở gần, cử động mắt quan sát khi đồ vật di chuyển, nhận biết những người quen từ xa, khóc hoặc quấy khóc khi buồn chán hoặc muốn giao tiếp và phản ứng giật mình khi nghe tiếng động lớn bằng cách ưỡn lưng, đá chân và khua tay. 

Trong tháng thứ 3, trẻ sơ sinh có thể nhận ra vú mẹ hoặc bình sữa khi đến giờ bú và học cách theo dõi các đồ vật đang chuyển động bằng cách xoay đầu nghiêng sang trái hoặc phải. Dưới đây là một số hoạt động phát triển nhận thức phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi. 

Đọc sách cho trẻ nghe

Đọc sách giúp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Điều này, giúp trẻ nhận biết được giọng nói và âm thanh. Đồng thời màu sắc và hình ảnh trong cuốn sách cũng giúp trẻ tăng khả năng quan sát và phát triển nhận thức. 

Đọc sách giúp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Nguồn từ motikids

Nói chuyện với trẻ

Ở giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi, trẻ có thể nghe và cảm nhận được những gì cha mẹ nói. Không những thế, trẻ sẽ phản ứng bằng cách mỉm cười hay thủ thỉ, tạo ra tiếng động và chăm chú lắng nghe. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé để giúp con phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. 

Treo các đồ vật chuyển động trên cũi của trẻ 

Cha mẹ có thể treo những đồ vật chuyển động hay lục lạc trên cũi cho trẻ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ đưa tay ra lấy trong thời gian nằm sấp, phát triển về cử động chân và tay. 

Hát cho trẻ nghe 

Việc cha mẹ thường xuyên hát cho trẻ nghe có rất nhiều lợi ích. Nó giúp phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đồng thời với cách này, cha mẹ cũng đang giúp trẻ làm quen với những từ mới, nhịp điệu và cải thiện kỹ năng nghe. Tất cả những điều này đều giúp phát triển nhận thức cho trẻ. 

Việc cha mẹ thường xuyên hát cho trẻ nghe có rất nhiều lợi ích. Nguồn từ indianexpress

2Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng

Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi bắt đầu phát triển nhận thức về khám phá bản thân. Trẻ có thể giao tiếp, bày tỏ cảm xúc vui hay buồn, tương tác với bố mẹ trong giờ ăn và với tay lấy đồ chơi và các đồ vật khác. 

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác và lấy những thứ xung quanh. Vì thế, cha mẹ hãy giúp trẻ phát triển nhận thức ở giai đoạn này bằng những hoạt động sau. 

Khuyến khích trẻ chơi đồ chơi

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi bắt đầu hiểu được những hành động của chúng có dẫn đến phản ứng của những người xung quanh. Vì thế mà trẻ học cách vứt bỏ đồ chơi một cách có chủ đích và sau đó quan sát phản ứng của cha mẹ. Hiểu được trường hợp này cha mẹ hãy nhẹ nhàng và khơi gợi sự hấp dẫn của những món đồ chơi mà trẻ đã vứt bỏ. Nhằm tạo sự tò mò và thú vị để trẻ tiếp tục chơi lại món đồ chơi đó. 

Cha mẹ hãy nhẹ nhàng và khơi gợi sự hấp dẫn của những món đồ chơi để khuyến khích trẻ chơi.

Cha mẹ hãy đưa cho trẻ những loại đồ chơi như: một chiếc hộp nhỏ, quả bóng có kích thước khác nhau, thìa, cốc nhựa…và lưu ý những đồ chơi này phải đảm bảo an toàn và tránh gây nguy hiểm nghẹt thở. 

Cung cấp đồ chơi tương tác 

Khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về mối quan hệ giữa hành động và kết quả. Đây chính là thời điểm thích hợp để các bậc phụ huynh giới thiệu với trẻ về những đồ chơi tương tác phù hợp như xếp hình, khối xây dựng, búp bê, gấu bông… 

Những đồ chơi tương tác này giúp trẻ có thể nhìn thấy được kết quả sau khi chơi, như một tòa lâu đài được xây dựng lên từ những khối hay tình cảm gắn bó giữa trẻ và gấu bông…Điều này cũng giúp trẻ xây dựng và củng cố sự tự tin.

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi có kết cấu khác nhau 

Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu dùng tay để cầm nắm và lấy đồ chơi nhiều hơn. Cha mẹ hãy làm tăng khả năng cảm nhận đồ vật của trẻ bằng cách cho trẻ chạm vào len, nhung và vải nhung ở dạng bóng hay mềm khác nhau. 

Cha mẹ hãy cho trẻ chạm vào các loại đồ chơi có kết cấu khác nhau để tăng cảm nhận. Nguồn từ storyblok

Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ chơi với các loại đồ chơi có kết cấu và hình dáng khác nhau. Để từ đó có thể dễ dàng thấu hiểu về tính cách và sở thích riêng biệt của trẻ. 

Bài viết liên quan: Tất tần tật về lợi ích và các hoạt động chơi tự lập ở trẻ

3Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh 6-12 tháng

Từ 6 đến 12 tháng tuổi, khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng. Trẻ có thể cầm nắm, vận chuyển đồ vật bằng 2 tay, lật trang sách hay tìm kiếm đồ vật mà cha mẹ che giấu. Dưới đây là một số hoạt động mà cha mẹ có thể giúp tăng cường khả năng nhận thức cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi.

Xếp hình

Đây là trò chơi rất phù hợp với trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi. Cha mẹ có thể sử dụng cốc hoặc các dạng hình khối khác nhau và dạy trẻ cách xếp. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham gia vào trò chơi xếp hình này cùng với trẻ. Xếp hình vừa giúp trẻ tăng khả năng phản ứng vừa giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh. 

Trò chơi xếp hình rất phù hợp với trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Trò chơi giấu đồ vật và ú oà

Với trò chơi giấu đồ vật, cha mẹ có thể cho trẻ nhìn thấy đồ vật, sau đó cất giấu nó ở một vị trí trong một khoảng thời gian, cho đến khi trẻ tìm được nó. Trò chơi giấu đồ vật và ú oà là những trò chơi hay để trẻ phát triển sự chú ý và hình thành trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. 

Đồ chơi được đựng trong hộp

Khi trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng cầm, nắm và vận động. Cha mẹ có thể cho trẻ làm quen với những món đồ chơi được đựng trong hộp. Nếu muốn chơi, trẻ phải thực hiện một số thao tác như với lấy đồ vật và lật ngược toàn bộ hộp đựng để đồ chơi rơi ra ngoài. 

Hãy tạo thói quen này hàng ngày và cho phép trẻ độc lập lựa chọn đồ chơi mà chúng muốn. Trẻ lớn hơn có thể nhận thức được những món đồ chơi yêu thích của mình như xe đồ chơi hay búp bê…

Đồ chơi được đựng trong hộp có thể giúp cho trẻ phát triển kỹ năng cầm và nắm. Nguồn từ freepik

Bài viết liên quan: Khi nào trẻ có thể chơi ghép hình?

4Ý chính

Cha mẹ nên lựa chọn các hoạt động phù hợp với độ tuổi vì nó rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. 

Các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tuổi có thể giúp tăng khả năng phản ứng với âm thanh và tiếp cận với những thứ mà chúng yêu thích.

Các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ từ 6 đến 12 tháng có thể nâng cao khả năng tìm kiếm các đồ vật bị che giấu và hiểu các chỉ dẫn đơn giản. 

Xem thêm:

  • 7 thói quen giúp tăng tình cảm giữa cha mẹ và con
  • Bố mẹ đừng quên học cách giữ an toàn cho bé trong mọi tình huống
  • Bí quyết tập luyện trẻ ngồi bô từ chuẩn bị cho đến kỹ năng

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển nhận thức một cách nhanh chóng trong những năm đầu đời. Thế nên, cha mẹ hãy thường xuyên quan sát và theo dõi từng cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Bài viết này cũng là những gợi ý về các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ ở từng giai đoạn. AVAKids hy vọng các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ phát triển.

Thanh Lam tổng hợp từ Mom Juntion

Nguồn tham khảo:

1. Infancy Cognitive Development //www.gracepointwellnes.org/461-child-development-parenting-infants-0-2/article/10112-infancy-cognitive-development.

2. Infants [0-1 year of age] //www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/infants.html

3. Cognitive Milestones //helpmegrowmn.org/HMG/DevelopMilestone/CognitiveMilestones/index.html

4. The Benefits of Reading to Babies //health.clevelandclinic.org/the-benefits-of-reading-to-babies/

5. Your baby\'s developmental milestone at 2 months //www.unicef.org/parenting/child-development/your-babys-developmental-milestones-2-months

6. 10 Ways Babies Learn When We Sing to Them //www.naeyc.org/our-work/families/10-ways-babies-learn-sing-to-them

Chủ Đề