Phát triển con người là gì

Mục lục

  • 1 Quan điểm phát triển con người
  • 2 Cách tính HDI [mới]
  • 3 Chỉ số HDI năm 2015
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Quan điểm phát triển con ngườiSửa đổi

Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.

Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó [có nghĩa là sự tự do]. Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.

Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:

  1. Con người là trung tâm của sự phát triển.
  2. Người dân là mục tiêu của phát triển.
  3. Việc nâng cao vị thế của người dân[bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến].
  4. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch,màu da...
  5. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...

Cách tính HDI [mới]Sửa đổi

HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

  1. Sức khỏe [LEI]: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.
  2. Tri thức [EI]: Được đo bằng số năm đi học bình quân [MYSI] và số năm đi học kỳ vọng [EYSI].
  3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người [II].

Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: [cách tính này được UNDP áp dụng từ năm 2010]

  • Chỉ số tuổi thọ trung bình [LEI] được đo bằng tuổi thọ trung bình của một quốc gia.
L E I = LE − 20 85 − 20 {\displaystyle LEI={\frac {{\textrm {LE}}-20}{85-20}}}
  • Chỉ số học vấn [EI] là trung bình cộng của chỉ số đi học bình quân và chỉ số đi học kỳ vọng.

E I = MYSI + EYSI 2 {\displaystyle EI={\frac {{\textrm {MYSI}}+{\textrm {EYSI}}}{2}}}

Trong đó:

  • Chỉ số năm đi học bình quân [MYSI] được tính là: M Y S I = MYS 15 {\displaystyle MYSI={\frac {\textrm {MYS}}{15}}}
  • Chỉ số năm đi học kỳ vọng [EYSI] được tính là: E Y S I = EYS 18 {\displaystyle EYSI={\frac {\textrm {EYS}}{18}}}
Chỉ số thu nhập [II]

I I = ln ⁡ [ GNI/ng ] − ln ⁡ [ 100 ] ln ⁡ [ 75.000 ] − ln ⁡ [ 100 ] {\displaystyle II={\frac {\ln[{\textrm {GNI/ng}}]-\ln[100]}{\ln[75.000]-\ln[100]}}}

Từ 3 chỉ số trên, ta có công thức tính chỉ số HDI như sau:

HDI = LEI ⋅ EI ⋅ II 3 . {\displaystyle {\textrm {HDI}}={\sqrt[{3}]{{\textrm {LEI}}\cdot {\textrm {EI}}\cdot {\textrm {II}}}}.}

LE: Tuổi thọ trung bình

MYS: Số năm đi học bình quân [số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra trong giáo dục chính quy]

EYS: Số năm đi học kỳ vọng [số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi]

GNI/ng: Tổng sản lượng quốc gia bình quân đầu người được tính theo sức mua tương đương quy ra đôla Mỹ.

Phát triển con người là gì:

Như phát triển con người được gọi là quá trình mà một xã hội, từ sự phát triển kinh tế, nâng cao một cách toàn diện các điều kiện sống của các thành viên.

Theo nghĩa này, phát triển con người có nghĩa là không chỉ các cá nhân có đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, mà còn có quyền truy cập vào các hệ thống giáo dục và y tế, mức độ an ninh cá nhân đầy đủ, tự do chính trị và văn hóa đầy đủ, do đó chẳng hạn như khả năng nuôi dưỡng lợi ích của họ và phát triển tiềm năng sản xuất và sáng tạo của họ, trong số những thứ khác.

Do đó, chính xác một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển con người là tạo điều kiện phù hợp để mọi người tận hưởng nhiều cơ hội [việc làm, giáo dục, phát triển sản xuất], ngoài việc có thể sống một cuộc sống mà họ coi trọng, phù hợp với họ kỳ vọng và khả năng.

Theo cách này, phát triển con người cũng có nghĩa là chất lượng cuộc sống, tham gia tích cực vào các quyết định ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta, cơ hội phát triển năng lực của chúng ta đến mức tối đa và tôn trọng quyền con người và phẩm giá của cuộc sống.

Các phát triển con người vượt xa mức thu nhập hoặc tài sản của nền kinh tế được coi là như vậy. Thay vào đó, nó tập trung vào sự giàu có của tài nguyên quan trọng nhất của một quốc gia: vốn nhân lực .

Các phát triển con người là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ do đề nghị của Liên Hợp Quốc [UN]. Theo nghĩa này, cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các chính sách và nỗ lực trên toàn thế giới về vấn đề phát triển con người chính xác là Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP], cũng định kỳ trình bày Báo cáo thường niên về Phát triển con người . Báo cáo này trình bày dữ liệu thống kê tính toán, theo các chỉ số khác nhau, mức độ phát triển của con người trái ngược với mức độ nghèo đói đa chiều trên toàn thế giới.

Xem thêm:

  • Phát triển. Chỉ số phát triển con người [HDI]. Phát triển xã hội.

Con người và phát triển con người

09:15 SA @ Thứ Sáu - 07 Tháng Giêng, 2011

Khoa học về con người ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu với hệ vấn đề phức hợp: con người từ đâu tới, con người đi đâu và về đâu, các tổ chức xã hội của con người, các mối quan hệ cá nhân - xã hội, quan hệ con người - văn hoá, quan hệ con người - môi sinh, các hoạt động sống, bản chất của con người, tính toàn vẹn sinh vật - lịch sử - xã hội của con người, nguồn lực con người, vấn đề nhân cách và sự phát triển con người bền vững, toàn diện, v.v..

Cuốn sách “Con người và phát triển con người” là những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề này của PGS., TS. Hồ Sĩ Quý.

Phần một: Một số vấn đề lý luận về con người và phát triển con người.Chương I: Khoa học về con ngườitrình bày vắn tắt dự báo của K. Marx về một khoa học thống nhất về con người; tìm hiểu sơ lược về sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, những thành tựu chủ yếu đã đạt được và sự tác động trực tiếp của chúng đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển con người; sự tiến triển của các khoa học về con người với xu hướng nghiên cứu phức hợp - liên ngành; các giai đoạn hình thành và phát triển của khoa học nhân học.

Chương II: Con người và phát triển con người trong quan niệm của chủ nghĩa Marx xem xét định nghĩa kinh điển về con người, tư tưởng về quan hệ con người với tự nhiên, tư tưởng về tiến bộ xã hội và phát triển con người. Chương III: Nghiên cứu con người trước nhu cầu của sự phát triển nêu và luận giải một số vấn đề quan trọng như: mức độ sâu sắc trong nhận thức của phương Đông và phương Tây về con người; sự hiểu biết còn hạn chế về bản thân của loài người; nghiên cứu con người trong điều kiện toàn cầu hoá và kinh tế thị trường; nghiên cứu con người qua lăng kính giá trị quan; nghiên cứu con người Việt Nam với tính cách là một nhiệm vụ cấp bách do nhu cầu của bản thân khoa học, do sự phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu vực, của thế giới và của nhân loại.

Phần hai: Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người.Chương IV: Con người là trung tâm phân tích cách hiểu bản thể luận và cách hiểu nhận thức luận về Anthropocentrism- mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới và quan điểm con người là trung tâm của UNDP. Chương V: Những hướng chủ yếu trong nghiên cứu con người đề cập đến một số hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây: nghiên cứu lý luận và phương pháp luận [nghiên cứu lý luận và phương pháp luận tổng quát về con người dưới lăng kính của khoa học hiện đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước, nghiên cứu một số lý luận và phương pháp luận chuyên biệt, nghiên cứu nhân học, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là phương pháp luận nghiên cứu con người]; nghiên cứu sự phát triển con người; nghiên cứu nguồn lực con người; nghiên cứu quan hệ văn hoá và con người; nghiên cứu về quan hệ con người và môi sinh; nghiên cứu con người Việt Nam; nghiên cứu nhân cách và giá trị; nghiên cứu tiềm năng, tài năng và danh nhân; nghiên cứu cộng đồng và cá nhân có số phận đặc biệt.Chương VI: Nghiên cứu phức hợp về con ngườitrình bày các phần nội dung: 1] Diogene chế nhạo Platon và đốt đuốc giữa ban ngày đi tìm con người; 2] Hình tượng con người bị nát vụn thành những mẩu nhỏ; 3] M. Scheler và tư tưởng về sự nối kết các tri thức về con người; và 4] Tư duy phức hợp về con người. Chương VII: Nghiên cứu định lượng về con người: vấn đề chỉ số hạnh phúc tìm hiểu khái niệm hạnh phúc và vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc; chỉ số hạnh phúc [HPI] theo Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tinh.

Phần ba: Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Chương VIII: Vấn đề nhân tố con người trong quá trình đổi mới: xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghiên cứu đổi mới nhận thức lý luận về con người, về vai trò nhân tố con người; vị trí của vấn đề con người trong sự phát triển: con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương IX: Phát triển con người Việt Nam: một số vấn đề thực tiễn tìm hiểu về bộ công cụ các chỉ số phát triển con người [HDI] và chỉ số nghèo khả năng phát triển con người [HPI].

Sách dày 290 trang, [Nhà xuất bản Giáo dục, 2007] của PGS., TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Viện KHXH Việt Nam, Giảng viên kiêm nhiệm Khoa Triết học, trường Đại học KHXH&NV Quốc gia, với những nghiên cứu mang tính triết học chuyên sâu, vừa trải dài theo chiều lịch sử, vừa cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về vấn đề con người và phát triển con người, là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu quý báu cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các sinh viên, học viên cao học, các nghiên cứu sinh và bạn đọc quan tâm tìm hiểu.

Xin trân trọng giới thiệu!

Mục lục

Lời giới thiệu

Phần 1. Một số vấn đề Lý luận về con người và phát triển con người
Chương 1. Khoa học về con người
1.1. Dự báo của C. Mác về một khoa học thống nhất về con người
1.2. Khoa học hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu và phát triển con người
1.3. Sự tiến triển của các khoa học về con người
1.4. Nhân học
1.5. Kết luận

Chương 2. Con người và phát triển con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác
2.1. Định nghĩa kinh điển về con người
2.2. Tư tưởng về quan hệ con người với tự nhiên
2.3. Tư tưởng về tiến bộ xã hội và phát triển con người
2.4. Kết kuận

Chương 3. Nghiên cứu con người trước nhu cầu của sự phát triển
3.1. Không thể nói phương Đông hay phương Tây nhận thức về con người sâu sắc hơn
3.2. Loài người biết về mình còn quá ít
3.3. Nghiên cứu con người trong điều kiện toàn cầu hoá và kinh tế thị trường
3.4. Nghiên cứu con người qua lăng kính giá trị quan
3.5. Nghiên cứu con người Việt Nam - nhiệm vụ cấp bách
3.6. Kết luận

Phần 2. Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người

Chương 4. Con người là trung tâm
4.1. Anthropocentrism - mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới: cách hiểu bản thể luận và cách hiểu nhận thức luận
4.2. Quan điểm con người là trung tâm của UNDP
4.3. Kết luận

Chương 5. Những hướng chủ yếu trong nghiên cứu con người
5.1. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận
5.2. Nghiên cứu sự phát triển con người
5.3. Nghiên cứu nguồn lực con người
5.4. Nghiên cứu quan hệ văn hóa và con người
5.5. Nghiên cứu quan hệ con người và môi sinh
5.6. Nghiên cứu con người Việt Nam Con người và phát triển con người
5.7. Nghiên cứu nhân cách và giá trị
5.8. Nghiên cứu tiềm năng, tài năng và danh nhân
5.9. Nghiên cứu cộng đồng và cá nhân có số phận đặc biệt
5.10. Kết luận

Chương 6. Nghiên cứu phức hợp về con người
6.1. Diogene chế nhạo Platon và đốt đuốc giữa ban ngày đi tìm con người
6.2. Hình tượng con người bị nát vụn thành những mẩu nhỏ
6.3. M. Scheler và tư tưởng về sự nối kết các tri thức về con người
6.4. Tư duy phức hợp về con người
6.5. Kết luận

Chương 7. Nghiên cứu định lượng về con người: vấn đề chỉ số hạnh phúc
7.1. Khái niệm hạnh phúc và vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc
7.2. Chỉ số Hạnh phúc [HPI] theo Báo cáo Chỉ số Hạnh phúc hành tinh
7.3. Kết luận

Phần 3. Xây dựng con người việt nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương 8. Vấn đề nhân tố con người trong quá trình đổi mới: xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
8.1. Đổi mới nhận thức lý luận về con người, về vai trò nhân tố con người
8.2. Vị trí của vấn đề con người trong sự phát triển: con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
8.3. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8.4. Kết luận

Chương 9. Phát triển con người Việt Nam: một số vấn đề thực tiễn
9.1. Về bộ công cụ các chỉ số phát triển con người [HDI]
9.2. Chỉ số nghèo khả năng phát triển con người [HPI]
9.3. Điều bị che khuất
9.4. Kết luận

Tài liệu tham khảo



Lời giới thiệu

Trong những năm qua, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức biên soạn và đưa vào giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh một số bài giảng, giáo trình. Những tài liệu này đã phần nào đã khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” ở một số môn học và thực sự giúp ích cho người học nắm bắt nội dung môn học đầy đủ và
sâu sắc hơn.

Trong quá trình đổi mới nội dung môn học và nhất là từ khi Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trương chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, Khoa chúng tôi đã kịp thời động viên, huy động đội ngũ cán bộ giảng viên của mình biên soạn bài giảng, giáo trình cho các môn học đã có và mới để đưa vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh sự nỗ lực của Khoa Triết học, chúng tôi cũng phải dựa vào và đã nhận được sự cộng tác tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà sư phạm ở các cơ quan ngoài nhà trường.

Một trong số những nhà khoa học đó là PGS. TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Giảng viên kiêm nhiệm Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [Theo Quyết định số 2985 QĐ/XHNV-TC ngày 27/12/2005 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn].

PGS. Hồ Sĩ Quý là một trong những chuyên gia có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu về con người, văn hoá, văn minh, giá trị và tiến bộ xã hội... Trong khoảng thời gian 6-7 năm học gần đây [từ năm 2001] PGS. Hồ Sĩ Quý đã liên tục giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng - chủ nghĩa duy vật lịch sử, học viên cao học và nghiên cứu sinh những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình trong những lĩnh vực trên. Nội dung giảng dạy mang tính triết học chuyên sâu, vừa trải dài theo chiều lịch sử, vừa cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới, đ-ợc đông đảo người học và giảng viên khoa Triết học đánh giá cao.

Trong quá trình giảng dạy PGS. Hồ Sĩ Quý đã đồng thời biên soạn cuốn giáo trình mang tên Con người và phát triển con người. Từng phần tài liệu trên đã được người đọc sử dụng trong nhiều khoá học. Hiện nay tác giả đã hoàn thiện lần cuối Con người và phát triển con người bản thảo giáo trình trên theo hướng phù hợp hơn với mục đích, nội dung, yêu cầu của môn học số 68 cùng tên nêu trên [trong khung chương trình đào tạo cử nhân triết học - chuyển đổi sang tín chỉ].

Chúng tôi đã cho lấy ý kiến nhận xét phản biện của các nhà khoa học khác về giáo trình.

Trên cơ sở những phản hồi rất tích cực từ phía người học những năm qua và ý kiến ủng hộ của các phản biện, chúng tôi nhất trí đề nghị tác giả trên danh nghĩa của Khoa cho xuất bản giáo trình này làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu.

Xin cám ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản giáo trình này.

Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học
TS. Nguyễn Vũ Hảo

Nguồn:Chungta.com

LinkedInPinterestCập nhật lúc:09:16 SA @ 07/01/2011

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề