Phạm lỗi khi giao cầu là gì

Giao cầu là 1 trong những phần dễ gặp lỗi nhất trong thi đấu cầu lông với những người mới tập đánh hoặc đánh chơi chơi vì không hiểu luật giao đại, thậm chí những bạn đánh lâu năm nhưng không thi đấu vẫn có thể gặp những lỗi không đúng khi giao cầu. Vậy giao cầu đúng là sao, các bạn hãy đọc và nắm đầy đủ các luật dưới đây

LUẬT GIAO CẦU

9.1. Trong một quả giao cầu đúng:

  • Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu quả giao cầu [Điều 9.2] sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;
  • Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này;
  • Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu [Điều 9.2] cho đến khi quả cầu được đánh đi.
  • Vợt của người giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu;
  • Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu;
  • Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới;
  • Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi [Điều 9.3];
  • Đường bay của quả cầu sẽ đi theo hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu [có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó]; và
  • Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.

9.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt về phía trước của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.

9.3. Khi đã bắt đầu [Điều 9.2], quả giao cầu được thực hiện khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả giao cầu.

9.4. Người giao cầu sẽ không giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng. Tuy nhiên người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.

9.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phưong.

ĐIỀU 10. GIAO CẦU TRONG THI ĐẤU ĐƠN

10.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

  • Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặ ghi được điểm chẵn trong ván đó.
  • Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.
  • Trình tự trận đấu và vị trí trên sân:
  • Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc [Điều 15].
  • Ghi điểm và giao cầu:
  • Nếu người giao cầu thắng pha cầu [Điều 7.3], người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
  • Nếu người nhận cầu thắng pha cầu [Điều 7.3], người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới.

ĐIỀU 11. GIAO CẦU TRONG THI ĐẤU ĐÔI

11.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

  • Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
  • Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
  • VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
  • VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
  • VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
  • Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.

11.2. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân:
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc [Điều 15].

11.3. Ghi điểm và giao cầu:

  • Nếu bên giao cầu thắng pha cầu [Điều 7.3], họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
  • Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu [Điều 7.3], họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới

11.4. Trình tự giao cầu:
Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:

  • Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải,
  • Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái,
  • Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên,
  • Đến người nhận cầu đầu tiên,
  • Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế…

11.5. Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.

11.6. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.

ĐIỀU 12. LỖI Ô GIAO CẦU

12.1 Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV:

  • Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay
  • Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.

12.2. Nếu một lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa và điểm số hiện có vẫn giữ nguyên.

ĐIỀU 13. LỖI
Sẽ là “Lỗi”:
13.1. Nếu giao cầu không đúng luật [Điều 9.1];

13.2. Nếu khi giao cầu, quả cầu:

  • Bị mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới;
  • Ssau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; hoặc
  • Được đánh bởi đồng đội người giao cầu.

13.3. Nếu trong cuộc, quả cầu:

  • Rơi ở ngoài các đường biên giới hạn của sân [có nghĩa là không ở trên hay không ở trong các đường biên giới hạn đó];
  • Bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới;
  • Không qua lưới;
  • Chạm trần nhà hoặc vách;
  • Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV;
  • Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân;

[ Khi cần thiết do cấu trúc nơi thi đấu, thẩm quyền cầu lông địa phương có thể, dựa vào quyền phủ quyết của Liên đoàn thành viên của mình, áp dụng luật địa phương cho trường hợp cầu chạm chướng ngại vật]

  • Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh;
  • Được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh. Tuy nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới của vợt thì không coi là một “Lỗi”;
  • Được đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc
  • Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phương;

13.4. Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV:

  • Chạm vào lưới, các vật chống đỡ lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo;
  • Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trường hợp người đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh sau điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lưới của phần sân người đánh;
  • Xâm phạm sân của đối phương bên dưới lưới bằng vợt hay thân mình mà làm cho đối phương bị cản trở hay mất tập trung; hoặc
  • Cản trở đối phương, nghĩa là ngăn không cho đối phương thực hiện một cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lưới;
  • Làm đối phương mất tập trung bằng bất cứ hành động nào như la hét hay bằng cử chỉ;

13.5. Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần theo Điều 16.

ĐIỀU 14. GIAO CẦU LẠI

14.1 “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô [nếu không có Trọng tài chính] để ngừng thi đấu.

14.2. Sẽ là “giao cầu lại” nếu:

  • Người giao cầu giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng [Điều 9.5];
  • Trong khi giao cầu, cả người giao cầu và người nhận cầu cùng phạm lỗi;
  • Sau khi quả giao cầu được đánh trả, quả cầu bị:
    [*=1] Mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới, hoặc
    [*=1]Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới;
  • Khi cầu trong cuộc, quả cầu bị tung ra, đế cầu tách rời hoàn toàn khỏi phần còn lại của quả cầu;
  • Theo nhận định của Trọng tài chính, trận đấu bị gián đoạn hoặc một VĐV của bên đối phương bị mất tập trung bởi Huấn luyện viên của bên kia;
  • Nếu một Trọng tài biên không nhìn thấy và Trọng tài chính không thể đưa ra quyết đinh; hoặc
  • Trường hợp bất ngờ không thể lường trước xảy ra.

14.3, Khi một quả “Giao cầu lại” xảy ra, pha đấu từ lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, và VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.

Chủ Đề